Dinh dưỡng bà bầu

Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú

Trang chủGiới thiệuLiên hệ
  • Chuẩn bị mang thai
    • Dinh dưỡng trước khi mang thai
    • Sức khỏe trước khi mang thai
    • Hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS
  • Cẩm nang mang thai
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Bệnh khi mang thai
  • Cho con bú
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Chăm sóc trẻ sơ sinh
    • Chăm sóc sau sinh
  • Góc của bố
    • Sức khỏe của bố
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Bố chăm sóc mẹ và con
  • Tư vấn hỏi đáp
  • Góc chia sẻ mẹ bầu
  • Video bác sĩ tư vấn
    • Video tư vấn trước khi mang thai
    • Cho mẹ mang thai
    • Cho mẹ sau sinh
Tin tiêu điểm
  • Sản phẩm PM Procare
  • Sản phẩm PM Procare diamond

Liên hệ: 0964.666.152

  • canxi-cho-me-2
  • banner-procare
  • banner-procare-diamond

Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ: Nhanh lành vết mổ, sữa đổ ào ào

0 lượt xem

Viết bình luận

Mẹ đã biết ăn gì, kiêng gì để nhanh hồi phục vết thương tăng cường lượng sữa sau khi sinh mổ chưa? Nếu mẹ vẫn còn đau đầu vì không biết ăn gì sau sinh mổ thì có thể tham khảo thông tin về chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ dưới đây. Bài viết sau sẽ giúp mẹ biết được các dưỡng chất sản phụ cần bổ sung, chế độ dinh dưỡng phù hợp giai đoạn mới sinh mổ và các món ăn tốt cho cả mẹ và em bé vừa ra đời.

Ăn gì sau sinh mổ để nhanh lành vết thương? (Ảnh minh họa)

Sinh mổ đồng nghĩa người mẹ đó phải chịu thiệt thòi hơn những mẹ sinh thường. Chẳng phải tự nhiên mà người ta nói sinh mổ làm tổn hại 3 năm tuổi thọ, người mẹ được chỉ định sinh mổ sẽ phải trải qua một cuộc phẫu thuật kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Đến khi hồi phục thời gian cũng lâu hơn, vì vết mổ dài hơn rất nhiều so với vết rạch ở tầng sinh môn khi sinh thường. Sẽ phải mất hơn 1 tuần để vết thương đóng vảy dần, 2-3 tháng để tạo sẹo, trong một năm đầu cảm giác đau ở vết mổ vẫn có thể thỉnh thoảng xuất hiện trong khi sinh thường chỉ cần 1 tháng để hồi phục.

Vất vả là như thế cho nên chế độ dinh dưỡng cho mẹ sinh mổ rất cần được chú trọng. Có 3 điều quan trọng mà chế độ dinh dưỡng cho mẹ sinh mổ phải đáp ứng được, bao gồm:

  • Đầy đủ dưỡng chất để cơ thể hồi phục sức khỏe. Thực đơn sau khi sinh mổ cần đáp ứng đủ chất dinh dưỡng để vết thương mau lành lại, tránh các loại có thể ảnh hưởng xấu đến vết mổ.
  • Hỗ trợ chức năng tiêu hóa tốt hơn. Sau khi mổ, mẹ thường phải tránh đi lại nhiều, ít vận động cùng tác động trong quá trình mổ (thuốc, mất nước, vết mổ) khiến hệ tiêu hóa vận hành kém hơn. Do đó, cần có thực phẩm giàu nước, rau xanh, các loại bổ sung lợi khuẩn để kích thích đường tiêu hóa.
  • Gọi sữa “nhanh” về. Đối với các mẹ sinh mổ, cần phải đợi ít nhất 2 tiếng trong phòng hồi sức sau đó mới có thể cho con bú. Đôi khi ảnh hưởng của thuốc gây tê, thuốc kháng sinh và cảm giác đau đớn ở vết mổ khiến sữa về chậm hơn. Chế độ ăn giàu thực phẩm lợi sữa sẽ là giải pháp an toàn nhất lúc này.

Nội dung chính

  • 1 Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ – Thay đổi dần lượng và loại thức ăn phù hợp
    • 1.1 Những điều cần lưu ý về dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ:
  • 2 Những thực phẩm nên bổ sung sau sinh mổ
    • 2.1 Nhóm thực phẩm giàu protein – Tái tạo tế bào
    • 2.2 Nhóm thực phẩm chứa Vitamin A – Ngăn ngừa nhiễm trùng
    • 2.3 Nhóm thực phẩm chứa Vitamin E – Giảm thâm sẹo mổ
    • 2.4 Nhóm thực phẩm chứa Vitamin C – Đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương
    • 2.5 Kẽm – Tham gia quá trình tổng hợp protein và collagen
  • 3 Những thực phẩm nên kiêng ăn sau khi sinh mổ
  • 4 Các gợi ý món ăn bổ dưỡng cho mẹ sau khi sinh giúp vết thương sớm lành, nhiều sữa cho con
    • 4.1 Món mặn
    • 4.2 Các loại cháo
    • 4.3 Món canh
    • 4.4 Các món rau luộc hàng ngày
    • 4.5 Hoa quả
    • 4.6 Nước uống
    • 4.7 Tráng miệng

Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ – Thay đổi dần lượng và loại thức ăn phù hợp

Vừa mới sinh mổ, ruột đang còn chịu ảnh hưởng bị giảm vận động tiêu hóa. Nếu mẹ ăn thức ăn đặc sớm sẽ tăng áp lực lên hoạt động đường ruột gây ra đầy hơi, khó tiêu, tích tụ lâu ngày có thể dẫn tới táo bón và đầy khí trong ruột. Vì thế nếu mẹ muốn ăn cần đợi ít nhất 6 tiếng sau khi mổ để chức năng ruột phục hồi, nếu mẹ cảm thấy đói quá thì chỉ nên ăn nhẹ súp, cháo trắng để tăng nhu động ruột, dễ tiêu hóa, thúc đẩy “xì hơi” cũng như bài tiết dễ dàng hơn.

Ngày thứ 1-2 sau khi sinh, mẹ có thể ăn các thức ăn dễ tiêu hóa nhưng không nên có nhiều dầu mỡ. Đến ngày thứ 3-4 có thể ăn thêm ít canh. Thường sau một tuần thì các mẹ có thể dùng các món ăn bình thường, có thể bổ sung dần các loại protein như thịt, cá… vào các bữa ăn hàng ngày. Mẹ lưu ý là thời gian này mình vẫn ít vận động, nếu bổ sung nhiều dinh dưỡng có thể bị táo bón nên hãy thêm vào thực đơn các loại rau xanh tính mát như bí đao, rau ngót, mướp, rau mồng tơi để phòng ngừa tình trạng này nhé.

Những điều cần lưu ý về dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ:

  • Mẹ không nên ăn quá no trong một bữa, nên chia thành 5 bữa mỗi ngày, 3 bữa chính và 2 bữa phụ để cơ thể tiêu hóa tốt hơn.
  • Sức ăn mỗi người là khác nhau, mẹ có thể điều chỉnh lượng tiêu thụ để phù hợp với mình nhưng cần đảm bảo đủ các dưỡng chất cần thiết được đề cập ở dưới đây.
  • Thịt cá cần nấu chín kĩ để loại bỏ vi khuẩn, giun sán gây hại. Rau củ chỉ nên nấu chín tới để giữ vitamin, hoa quả thì nên rửa sạch, ngâm nước muối và gọt vỏ trước khi ăn.
  • Uống đủ 1,5-2 lít nước để hạn chế tình trạng viêm đường tiết niệu thường gặp ở phụ nữ sau sinh và kích thích tiết sữa.

Những thực phẩm nên bổ sung sau sinh mổ

Các mẹ có thể tham khảo danh sách sác nhóm chất cần thiết cần có trong chế độ dinh dưỡng sau sinh mổ để đáp ứng được quá trình hồi phục sức khỏe cơ thể mẹ và tạo nguồn sữa dồi dào đủ chất cho con.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ đầy đủ chất giúp vết mổ nhanh lành sẹo và có nhiều sữa cho con hơn (Ảnh minh họa)

Nhóm thực phẩm giàu protein – Tái tạo tế bào

Protein giúp tái tạo tế bào và mô hư hại và làm lành vết thương. Bổ sung protein giúp cơ thể hồi phục lại sau quá trình sinh mổ nhanh hơn. Khi cơ thể lành lại, mẹ bớt đau hơn việc tiết sữa cũng dễ dàng hơn. Các nguồn protein mẹ có thể sử dụng như thịt lợn, thịt gà, trứng, sữa cùng các chế phẩm. Mẹ nên chọn thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da. Hoặc các loại protein thực vật như đậu, các loại hạt, sữa thực vật.

Nhóm thực phẩm chứa Vitamin A – Ngăn ngừa nhiễm trùng

Vitamin A có tác dụng như một chất chống oxy hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch. Một số thực phẩm giàu vitamin A như các loại trái cây rau quả có màu vàng (cà rốt, khoai lang, bí đỏ, xoài, dưa đỏ, mơ); các loại rau màu xanh đậm (cải xoăn, rau bina), thực phẩm khác như củ cải, trứng đậu, cá hồi, cá ngừ.

Nhóm thực phẩm chứa Vitamin E – Giảm thâm sẹo mổ

Có tác dụng hỗ trợ quá trình làm lành vết thương, làm mờ sẹo. Vitamin E có nhiều trong hạt hướng dương, hạnh nhân, quả phỉ, lạc, các loại dầu thực vật, rau bina, nông cải xanh, mầm lúa mì,…

Nhóm thực phẩm chứa Vitamin C – Đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương

Bổ sung vitamin C sau sinh giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Trẻ sơ sinh vốn đang có hệ miễn dịch non kém, khi vitamin C đi vào sữa mẹ giúp trẻ bú sữa mẹ tăng thêm sức đề kháng. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm ớt chuông, bông cải xanh, trái cây họ cam quýt, dâu tây, cà chua, dưa hấu, bắp cải, súp lơ, khoai tây, rau bina, đậu hà lan.

Kẽm – Tham gia quá trình tổng hợp protein và collagen

Kẽm giúp các enzyme trong cơ thể thực hiện chức năng, trong đó có nhiều enzyme liên quan quan đến việc làm lành vết mổ, đặc biệt là trong quá trình sản xuất collagen. Kẽm còn hỗ trợ quá trình phân chia tế bảo để cơ thể có thể sử dụng một số loại protein nhất định. Mẹ có thể bổ sung kẽm từ các loại thịt, hải sản, đậu, hạt, sữa, phô mai.

Những thực phẩm nên kiêng ăn sau khi sinh mổ

Bổ sung dinh dưỡng sau khi sinh là điều cần thiết, tuy nhiên đối với những bà mẹ sinh mổ không phải món ăn nào cũng tốt cho thể trạng của mẹ lúc này. Mặt khác dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến CHẤT và LƯỢNG sữa cung cấp cho con. Do đó, ngoài đảm bảo thực đơn cung cấp đủ chất cho mẹ và bé, thì phải lưu ý kiêng một số thực phẩm sau để không ảnh hưởng đến vết mổ và sữa mẹ.

  • Giống như sinh thường, sinh mổ cũng cần kiêng đồ chua, đồ lạnh. Các loại thực phẩm này làm cho mẹ dễ bị lạnh đường huyết.
  • Các loại rau bổ sung chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ, tuy nhiên mẹ không nên ăn rau cải bẹ lúc này (tính mát) vì dễ bị tiểu són.
  • Trong các loại thịt mẹ không nên ăn thịt trâu, thịt bò. Thịt trâu tính hàn, thịt bò thì có thế làm sẹo lồi, sẹo sẫm màu ảnh hưởng đến thẩm mĩ cơ thể.
  • Nên kiêng ăn các loại hải sản trong thời gian này, vì chúng có thể gây ngứa khiến vết thương lâu lành.
  • Thực phẩm phải kiêng ăn sau khi sinh mổ khác như: Xôi nếp, lòng trắng trứng, rau muống, thịt bò… có thể kéo dài thời gian lành vết thương, gây ra sẹo lồi, mủ ở vết thương
  • Mẹ cũng nên tránh các thực phẩm có men vi sinh sống: dưa muối, cà, muối,… làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ và gây các vấn đề về tiêu hóa.
  • Hạn chế các thực phẩm khó tiêu hóa, nhiều mỡ. Sinh mổ cùng với ít vận động sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thời gian đầu mẹ nên ăn các món dễ tiêu.
  • Các loại đồ kích thích như bia rượu, thuốc lá không những không tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến mùi vị sữa.
  • Thực phẩm nhiều gia vị: chua, cay, nóng,… dễ làm vết thương sưng, mưng mủ.
  • Thực phẩm gây nhiều sắc tố đen có thể làm vết sẹo sâu hơn.

Các gợi ý món ăn bổ dưỡng cho mẹ sau khi sinh giúp vết thương sớm lành, nhiều sữa cho con

Món mặn

  • Thịt nạc rim nghệ, gừng
  • Thịt chân giò rim gừng
  • Thịt lợn nạc kho tàu
  • Gà ác tần thuốc bắc (ăn tối đa 2 con/ tuần, gần 2,3 lạng/con)
  • Gà rang nghệ, gừng
  • Đuôi bò hầm thuốc bắc
  • Đậu phụ kho thịt
  • Đậu phụ rán
  • Tôm nõn rang thịt+gừng
  • Cá diếc kho gừng
  • Cá chép hấp thì là, hành
  • Cá quả kho tộ
  • Tôm nõn rim

Các loại cháo

  • Cháo lươn, nước gừng:
  • Cháo thịt lợn xay
  • Cháo gà
  • Cháo trứng
  • Cháo thịt bò băm (sau khi vết mổ lành có thể sử dụng)

Món canh

  • Chân giò nấu đu đủ xanh
  • Canh đu đủ thịt thăn
  • Canh mọc nấu rau củ thập cẩm
  • Canh thì là nấu thịt thăn băm nhỏ
  • Canh khoai tây cà rốt, xương
  • Canh bí xanh, sườn
  • Canh bí đỏ, đậu xanh, sườn
  • Canh rau ngót, thịt nạc
  • Canh đậu đỏ, hạt sen, mộc nhĩ, móng giò
  • Canh hoa thiên lý, thịt nạc
  • Canh trứng: Đậu phụ
  • Canh xương,ngô, nước cơm rượu (lợi sữa). Sau khi ăn nên uống nước gừng
  • Canh rau dền
  • Canh ngải cứu nấu gà
  • Canh mọc, hạt sen, nấm
  • Canh hoa chuối nấu thịt thăn băm
  • Canh đỗ đen nấu móng giò

Mẹ có thể tham khảo thêm CÔNG THỨC nấu 10 món ăn tốt nhất cho bà mẹ sau sinh tại đây: 10 món ăn bổ dưỡng tốt nhất cho bà mẹ sau sinh

Các món rau luộc hàng ngày

Rau: rau lang luộc, su su luộc, bầu luộc, mướp luộc, mướp xào thịt bò, đậu đũa luộc+hành, khoai lang luộc, rau dền luộc.

Hoa quả

Hoa quả: chuối sứ (chín) hấp trong nồi cơm (đã sôi cạn nước), na, hồng xiêm, nho, nhãn, thanh long, bơ, mãng cầu.

Nước uống

  • Nước cam
  • Nước táo
  • Nước ngó sen
  • Nứơc gạo rang và đậu đỏ
  • Nước đậu đen
  • Nước chè vằng
  • Nước Vối
  • Rau má
  • Sữa ông thọ nóng
  • Sữa đậu nành
  • Sinh tố rau ngót

Tráng miệng

  • Chè hạt sen
  • Chè đỗ đen/đỗ xanh
  • Chè ngô
  • Chè mè đen

Các món ăn trên mẹ có kết hợp thay đổi hàng ngày để tạo nên những thực đơn phong phú, ngon miệng, quan trọng nhất là tốt cho sức khỏe của mẹ và đủ sữa cho con. Mẹ cũng cần chú ý các kiêng kỵ trong thực phẩm và làm theo khuyến nghị về chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ để tránh làm ảnh hưởng vết thương nhé.

Nếu mẹ muốn tìm hiểu kĩ hơn về chế độ dinh dưỡng khoa học và các thực phẩm vàng rất tốt cho tuyến sữa có thể đọc thêm bài viết sau: Làm thế nào để mẹ có sữa nhiều, sữa thơm và mát?

Theo Dinhduongbabau.net

BTV Lê Ngần - 28/11/2019
★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ của mẹ bầu
  • Dành cho những bà mẹ đang chuẩn bị mang thai và mang thai
  • Nhật ký viết cho bé Miu và bé Heo con của mẹ
  • Mẹ Việt kể lại hành trình mang thai ở tuổi 30
  • Trăm mối lo của người phụ nữ khi làm mẹ
  • Tâm sự của người mẹ đã từng “khó lòng mà có con”
procare procare

6 Bình luận

  1. Hạnh says

    04/06/2020 at 19:46

    bé nhà e 34 ngày tuổi đại tiện khó. phân ko táo mỗi lần đi là rặn rất mạnh có sao ko vậy

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • Dinh Dưỡng Bà Bầu says

      15/06/2020 at 16:24

      Chào bạn Hạnh,
      Không rõ tần xuất đi ngoài của bé nhà bạn như thế nào ? Nếu phân của bé mềm không bị vón cục, không có máu nhưng mỗi lần bé đi ngoài đều khó khăn và bé phải rặn mạnh, kèm ăn uống kém hay quấy khóc thì khả năng bé đang gặp vấn đề về rối loạn tiêu hóa chức năng.
      Nguyên nhân khiến trẻ khó đi ngoài sau sinh vài tuần đầu là do chưa hoàn thiện bản năng và sự đáp ứng chỉ huy của cơ thể để phối hợp 2 quá trình giãn cơ đáy chậu và co cơ thành bụng đẩy phân ra ngoài. Do đó nếu trẻ ăn ngủ tốt, tăng cân đều thì chưa cần can thiệp gì. Tuy nhiên nếu tình trạng bé khó tiêu kéo dài, kèm quấy khóc nhiều chậm tăng cân, thì bạn nên đưa bé đi thăm khám kiểm tra cụ thể nhằm có hướng khắc phục kịp thời nhé,
      Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

  2. Nguyễn Hồng Mỹ Quyên says

    26/05/2020 at 17:12

    Bé em bị lác sữa ak

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • Dinh Dưỡng Bà Bầu says

      27/05/2020 at 11:48

      Chào bạn Mỹ Quyên,
      Lác sữa hay còn gọi là chàm sữa, đây là một trong những hiện tượng phổ biến ở trẻ dưới 1 tuổi. Lác sữa là một dạng viêm da mãn tính ở trẻ nhỏ, lác sữa bắt đầu sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ ở mặt, hai bên má gây ngứa, khó chịu khiến các bé liên tục gãi, chà,… làm cho vùng da bị tấy đỏ. Nếu không giữ vệ sinh tốt, da bé rất dễ bị nhiễm trùng, khiến việc điều trị sẽ khó khăn hơn, đồng thời sẽ để lại sẹo, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ sau này. Những vết chàm vỡ không bị nhiễm trùng sẽ để lại vảy kết trên mặt da.
      Không rõ bé nhà bạn có những biểu hiện cụ thể như thế nào? Bạn đã cho bé thăm khám kiểm tra chưa? Nếu chưa thì nên đưa bé đến bác sỹ da liễu để thăm khám kiểm tra chính xác nhằm có chỉ định điều trị phù hợp tránh tự ý dùng thuốc hay tắm lá thuốc theo dân gian vì sẽ làm bệnh nặng thêm
      Chúc bạn và bé mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

  3. Hiếu says

    03/05/2020 at 11:22

    Cháu vừa đẻ mổ đc 1 tuần . Mẹ nên ăn những râu gì ạ ?

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • Dinh Dưỡng Bà Bầu says

      04/05/2020 at 17:32

      Chào bạn,
      Sau sinh mổ một tuần thì các bà mẹ có thể ăn uống bình thường. Một số loại rau quả bạn nên ăn như: Rau quả có màu xanh đậm, màu đỏ, cam như rau ngót, rau lang, rau rền, su su , bầu, mướp…. Bên cạnh đó bạn nên chú ý bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng như Protein, vitamin A, E, C. Kẽm.. để đáp ứng được quá trình hồi phục sức khỏe cơ thể mẹ và tạo nguồn sữa dồi dào đủ chất cho con.
      Tuy nhiên sau sinh cơ thể mẹ thiếu nhiều dưỡng chất do đã ưu tiên cung cấp cho con khi mang thai, mất đi một phần trong quá trình sinh nở và hàng ngày mẹ vẫn ưu tiên cung cấp các dưỡng chất để nuôi con thông qua sữa mẹ. Hơn thế nữa, chế độ ăn của mẹ sau sinh thường có nhiều kiêng khem khiến nguy cơ thiếu dưỡng chất tăng cao. Chính vì vậy, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, bạn nên bổ sung thêm thuốc bổ là cần thiết. Thông thường mẹ sau sinh chỉ cần bổ sung thêm thuốc PM Procare (hoặc PM Procare diamond) và viên bổ sung canxi như Magcaldi mỗi ngày là đủ.
      Chúc bạn mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!

Hỏi đáp – Tư vấn trực tuyến
  • E be nhe can hon so voi tuoi thai
  • Bà bầu khó thở, làm gì để giảm bớt?
  • Bí quyết nhận biết Omega 3 loại nào tốt nhất?
  • Bà bầu nên uống loại sắt nào?
  • Thuốc procare cho bà bầu của nước nào?
  • thuốc procare có tác dụng gì cho phụ nữ có thai

Xem thêm

Bà bầu thông thái
Bổ sung canxi cho phụ nữ sau sinh thế nào là chuẩn?

Bổ sung canxi cho phụ nữ sau sinh thế nào là chuẩn?

Phụ nữ sau sinh nên chọn vitamin tổng hợp loại nào thì tốt?

Phụ nữ sau sinh nên chọn vitamin tổng hợp loại nào thì tốt?

Dinh dưỡng sau sinh: Làm sao để mẹ sớm khỏe con có nhiều sữa?

Dinh dưỡng sau sinh: Làm sao để mẹ sớm khỏe con có nhiều sữa?

Ăn gì để tăng chất lượng sữa mẹ?

Ăn gì để tăng chất lượng sữa mẹ?

Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú

Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú

Bài viết mới nhất
  • Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình Dương năm 2022
  • [BÁO SK&ĐS] OMEGA 3 CHO BÀ BẦU – HIỂU ĐỦ ĐỂ CHỌN ĐÚNG
  • Lời khuyên chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai trong mùa dịch
  • Truyền hình trực tuyến: CHĂM SÓC BẢO VỆ PHỤ NỮ MANG THAI TRONG MÙA DỊCH
  • LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Video Clips

Tự tin đảm bảo dinh dưỡng “ĐỦ-ĐÚNG” tốt nhất cho con khi mang thai

  • Video tư vấn: Bổ sung Omega3 cho bà bầu
  • Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh
Dinh dưỡng bà bầu
  • Bà bầu nên ăn gì
  • Cẩm nang mang thai
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Kinh nghiệm mang thai
  • Cần tránh khi mang thai
Bệnh bà bầu thường gặp
  • Bệnh tiền sản giật
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đau đầu khi mang thai
  • Viêm gan B ở bà bầu
  • Ốm nghén khi mang thai
Bà mẹ cho con bú
  • Ăn gì nhiều sữa cho con bú
  • Bí kíp cho con bú đúng cách
  • Kinh nghiệm nuôi con
  • Bệnh thường gặp ở bé sơ sinh
Góc cho con
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tăng sức đề kháng cho con
  • Chế độ ăn dặm
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Kinh nghiệm nuôi con
Cho mẹ trước bầu
  • Dấu hiệu có thai
  • Dấu hiệu mang thai sớm
  • Kiến thức trước khi mang thai
  • Khám trước khi mang thai
  • Thuốc bổ trước khi mang thai
Danh mục
  • Cho mẹ trước bầu
    • Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất
    • Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm
    • Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!
    • 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai
    • Uống thuốc bổ gì trước khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh?
  • Dinh dưỡng bà bầu
    • Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?
    • Cẩm nang mang thai – Kiến thức sơ đẳng bà bầu cần biết
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
    • Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu cần biết
    • 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai
  • Bệnh thường gặp của bà bầu
    • Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
    • Đái tháo đường thai kỳ: Cách phát hiện và điều trị
    • Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị
    • Viêm gan B ở bà bầu
    • Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai
  • Bà mẹ cho con bú
    • Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú
    • Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách
    • Chứng trầm cảm sau sinh
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
  • Góc cho con
    • Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
    • Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con?
    • Hướng dẫn chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ

© Copyright 2015
Trang chủ Procare Procare Diamond
Tư vấn sức khỏe trực tuyến
Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!