Dinh dưỡng bà bầu

Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú

Trang chủGiới thiệuLiên hệ
  • Chuẩn bị mang thai
    • Dinh dưỡng trước khi mang thai
    • Sức khỏe trước khi mang thai
    • Hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS
  • Cẩm nang mang thai
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Bệnh khi mang thai
  • Cho con bú
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Chăm sóc trẻ sơ sinh
    • Chăm sóc sau sinh
  • Góc của bố
    • Sức khỏe của bố
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Bố chăm sóc mẹ và con
  • Tư vấn hỏi đáp
  • Góc chia sẻ mẹ bầu
  • Video bác sĩ tư vấn
    • Video tư vấn trước khi mang thai
    • Cho mẹ mang thai
    • Cho mẹ sau sinh
Tin tiêu điểm
  • Sản phẩm PM Procare
  • Sản phẩm PM Procare diamond

Liên hệ: 0964.666.152

  • canxi-cho-me-2
  • banner-procare
  • banner-procare-diamond

Lời khuyên bổ ích về những hoạt động thể chất trong thai kỳ

0 lượt xem

Viết bình luận

Việc giữ gìn sức khỏe và bảo vệ thai nhi trong suốt 9 tháng 10 ngày là một việc không hề đơn giản. Để đảm bảo an toàn trong suốt thai kỳ, bà bầu hãy lưu ý và thực hiện những hoạt động thể chất một cách khoa học theo hướng dẫn dưới đây nhé:

lam viec khi mang thai

Nội dung chính

  • 1 1, Sinh hoạt tình dục
  • 2 2, Tập thể dục trong thai kỳ
  • 3 3, Làm việc trong thai kỳ
    • 3.1 Trong quá trình làm việc, các bà bầu nên:
    • 3.2 Không nên:
  • 4 4, Làm việc nhà trong thai kỳ

1, Sinh hoạt tình dục

Trong thời gian mang thai, việc sinh hoạt tình dục cần phải lưu ý như sau: Riêng những người có tiền sử sảy thai sinh non thì nên tránh giao hợp trong 3 tháng đầu và những tháng cuối.

  • Việc sinh hoạt vợ chồng vẫn có thể duy trì bình thường. Tuy nhiên các động tác tình dục cần phù hợp để tránh được những chấn thương, sang chấn ảnh hưởng đến thai và tử cung, dẫn đến sảy thai vỡ ối non, sinh non…
  • Quan hệ tình dục với tư thế thích hợp của người chồng. Nên tránh tư thế truyền thống (nam trên, nữ dưới), nhất là ở những tháng cuối của thai kỳ, vì tư thế này dễ gây chèn ép lên buồng tử cung, có thể làm vỡ ối sớm…
  • Nếu bà bầu có dấu hiệu động thai, thai ra huyết, dọa sảy thai, dọa đẻ non thì không nên quan hệ tình dục.
  • Nếu bà bầu đã từng sảy thai hoặc đẻ non ở lần thai nghén trước thì nên kiêng hẳn trong 3 tháng đầu và tháng cuối trước khi sinh.
  • Người chồng phải đảm bảo vệ sinh sẽ và không có các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục. Nếu không, cần sử dụng bao cao su để tránh viêm nhiễm cho vợ và bảo vệ cho con.
  • Quan hệ tình dục nên do người phụ nữ hoàn toàn quyết định. Nếu người vợ muốn thì hãy quan hệ tình dục, còn không muốn thì đừng cố chiều chồng.

tap the duc khi mang thai

2, Tập thể dục trong thai kỳ

Luyện tập thể dục trong thời kỳ mang thai là một biện pháp tích cực để nâng cao sức khỏe của người mẹ chuẩn bị cho việc sinh đẻ dễ dàng và an toàn. Đồng thời thông qua mẹ bồi dưỡng sức khỏe cho thai nhi. Việc luyện tập vận động thể dục khi mang thai sẽ giúp cho mẹ cải thiện tâm sinh lý, phòng chống trầm cảm, xoá bỏ cảm giác khó chịu, streess gây tổn thương lâu dài cho cơ thể, giúp thai nhi phát triển đầy đủ giác quan cải thiện hệ tuần hoàn, bài tiết, hệ hô hấp, nhờ vậy thai nhi có thể khoẻ mạnh vì được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Đi bộ nhanh, chạy xe đạp, bơi lội và leo cầu thang là những bài tập thể dục  tốt nhất cho thai phụ. Bơi lội là hình thức thể dục tốt trước khi sinh, nhất là về cuối giai đoạn thai kỳ khi các cấu trúc nâng đỡ bé trở nên yếu hơn. Tuy nhiên, các bà bầu hãy lắng nghe cơ thể, đừng bắt cơ thể mình tập quá sức khi thấy mệt mỏi, nắm rõ giới hạn và khả năng chịu đựng của mình. Đặc biệt, trong những trường hợp bà bầu bị đau đầu, huyết áp tăng, có tiền sử bệnh tim, sảy thai, sinh non… thì tuyệt đối không được tập thể dục, vì chúng có thể gây biến chứng bất cứ lúc nào. Nếu muốn nâng cao sức khỏe cần thông qua ý kiến của các bác sĩ.

3, Làm việc trong thai kỳ

Trong quá trình làm việc, các bà bầu nên:

  • Làm theo khả năng, vừa sức mình, xen kẽ nghỉ ngơi
  • Ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày. Mỗi ngày nên bố trí một tiếng nghỉ trưa.
  • Trong thời gian làm việc nên xen kẽ nghỉ ngơi giữa giờ.
  • Nếu đang làm việc thấy người mệt mỏi, đau bụng thì xin phép nằm nghỉ để cơ thể thư giãn.
  • Nếu phải thường xuyên đứng, hãy đặt bàn chân lên cao hay đi vòng quanh – di chuyển các cơ sẽ giúp cho chân bớt tê phù và tốt cho sự tuần hoàn của tim mạch. Nếu bạn thường ngồi, 2 giờ một lần hãy đứng dậy và đi lại xung quanh để giảm bớt sự sưng phù của bàn chân và mắt cá chân.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng tránh chuột rút.

Không nên:

  • Làm việc quá sức, đặc biệt là những công việc nặng như: gồng gánh nặng, cày cấy, nhất là những tháng cuối vì có thể dẫn tới đẻ non và sảy thai.
  • Áp lực, căng thẳng và ôm đồm quá nhiều việc.
  • Ngâm mình dưới nước (dễ nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn) hoặc làm việc trên cao (dễ bị tai nạn).
  • Làm ban đêm (nhất là từ tháng thứ bảy).
  • Tiếp xúc với các yếu tố độc hại.
  • Đi xa, tránh xóc xe hay va chạm mạnh.

lam viec nha khi mang thai

4, Làm việc nhà trong thai kỳ

Trong thai kỳ nếu làm việc nhà vừa phải, thích hợp sẽ giúp giảm đau lưng, tăng cường cơ đáy chậu, có lợi cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên các bà bầu cần chú ý:

  • Giảm bớt các hoạt động không cần thiết: Nghỉ ngơi là rất cần thiết cho phụ nữ khi mang thai. Vậy để dành được nhiều thời gian thư giãn trong ngày nghỉ thì bà bầu có thể mua sắm trực tuyến, chia sẻ cùng chồng và người thân, hoặc thuê người dọn dẹp nhà cửa… thay vì tự làm mọi việc.
  • Không được mang vác, xách nhấc đồ nặng: Khi quét dọn, lau chùi nhà cửa, bà bầu phải giữ thẳng lưng, tránh cúi lâu hay vặn người, rướn người.
  • Tránh sử dụng hóa chất tẩy rửa tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, là những điều mẹ bầu nên tuyệt đối không nên làm trong thai kỳ. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân, tình hình phát triển của thai nhi trong bụng cũng bị tác động tiêu cực không kém. Một số sản phẩm cần tránh xa: Thuốc xịt côn trùng, phân bón, sơn tường, mỹ phẩm chứa hóa chất độc hại,…
  • Hạn chế vệ sinh cho vật nuôi trong nhà: Bà bầu có thể bị nhiễm kí sinh trùng hay vi trùng khi tiếp xúc với chó mèo hay dọn dẹp chất thải của chúng. Nguy cơ lớn nhất đối với thai nhi là bệnh Toxoplasmosis, một bệnh nhiễm trùng lây truyền đến thai nhi bởi một loại ký sinh trùng sống trong phân mèo. Nếu mẹ nào cần tiếp xúc với chó mèo, hãy nhớ mang bao tay và rửa tay sau khi xong việc.

Tóm lại, trong thai kỳ, việc nghỉ ngơi và giữ gìn sức khỏe là điều quan trọng nhất. Đây là lúc bà bầu xứng đáng được chăm sóc, tuy nhiên các hoạt động thể chất cũng cần được thực hiện một cách khoa học. Những hoạt động khiến mẹ bầu cảm thấy mệt, khó chịu hay phải dùng quá nhiều sức lực thì mẹ bầu nên nhờ chồng giúp đỡ nhé.

Hồng Ngọc

Theo Dinhduongbabau.net

Dược sĩ Lê Tiến - 12/12/2019
★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ của mẹ bầu
  • Dành cho những bà mẹ đang chuẩn bị mang thai và mang thai
  • Nhật ký viết cho bé Miu và bé Heo con của mẹ
  • Mẹ Việt kể lại hành trình mang thai ở tuổi 30
  • Trăm mối lo của người phụ nữ khi làm mẹ
  • Tâm sự của người mẹ đã từng “khó lòng mà có con”
procare procare

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!

Hỏi đáp – Tư vấn trực tuyến
  • E be nhe can hon so voi tuoi thai
  • Bà bầu khó thở, làm gì để giảm bớt?
  • Bí quyết nhận biết Omega 3 loại nào tốt nhất?
  • Bà bầu nên uống loại sắt nào?
  • Thuốc procare cho bà bầu của nước nào?
  • thuốc procare có tác dụng gì cho phụ nữ có thai

Xem thêm

Bà bầu thông thái
LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE

LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE

Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?

Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Khi nào cần bổ sung Omega-3 cho bà bầu

Khi nào cần bổ sung Omega-3 cho bà bầu

Bà bầu uống DHA vào tháng thứ mấy và vào thời điểm nào trong ngày?

Bà bầu uống DHA vào tháng thứ mấy và vào thời điểm nào trong ngày?

Bài viết mới nhất
  • Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình Dương năm 2022
  • [BÁO SK&ĐS] OMEGA 3 CHO BÀ BẦU – HIỂU ĐỦ ĐỂ CHỌN ĐÚNG
  • Lời khuyên chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai trong mùa dịch
  • Truyền hình trực tuyến: CHĂM SÓC BẢO VỆ PHỤ NỮ MANG THAI TRONG MÙA DỊCH
  • LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Video Clips

Tự tin đảm bảo dinh dưỡng “ĐỦ-ĐÚNG” tốt nhất cho con khi mang thai

  • Video tư vấn: Bổ sung Omega3 cho bà bầu
  • Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh
Dinh dưỡng bà bầu
  • Bà bầu nên ăn gì
  • Cẩm nang mang thai
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Kinh nghiệm mang thai
  • Cần tránh khi mang thai
Bệnh bà bầu thường gặp
  • Bệnh tiền sản giật
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đau đầu khi mang thai
  • Viêm gan B ở bà bầu
  • Ốm nghén khi mang thai
Bà mẹ cho con bú
  • Ăn gì nhiều sữa cho con bú
  • Bí kíp cho con bú đúng cách
  • Kinh nghiệm nuôi con
  • Bệnh thường gặp ở bé sơ sinh
Góc cho con
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tăng sức đề kháng cho con
  • Chế độ ăn dặm
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Kinh nghiệm nuôi con
Cho mẹ trước bầu
  • Dấu hiệu có thai
  • Dấu hiệu mang thai sớm
  • Kiến thức trước khi mang thai
  • Khám trước khi mang thai
  • Thuốc bổ trước khi mang thai
Danh mục
  • Cho mẹ trước bầu
    • Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất
    • Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm
    • Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!
    • 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai
    • Uống thuốc bổ gì trước khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh?
  • Dinh dưỡng bà bầu
    • Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?
    • Cẩm nang mang thai – Kiến thức sơ đẳng bà bầu cần biết
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
    • Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu cần biết
    • 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai
  • Bệnh thường gặp của bà bầu
    • Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
    • Đái tháo đường thai kỳ: Cách phát hiện và điều trị
    • Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị
    • Viêm gan B ở bà bầu
    • Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai
  • Bà mẹ cho con bú
    • Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú
    • Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách
    • Chứng trầm cảm sau sinh
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
  • Góc cho con
    • Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
    • Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con?
    • Hướng dẫn chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ

© Copyright 2015
Trang chủ Procare Procare Diamond
Tư vấn sức khỏe trực tuyến
Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!