Dọa sảy thai thường gặp ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ và do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Dọa sẩy thai thường bắt đầu với các triệu chứng đau bụng, ra máu… nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến sẩy thai. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị để không sảy ra hậu quả đáng tiếc.
Nội dung chính
Dọa sảy thai là gì?
Dọa sảy thai là giai đoạn mở đầu cho sự xuất hiện của hiện tượng sảy thai. Dọa sảy thai tức là thai vẫn còn sống chưa bị bong khỏi niêm mạc tử cung, nếu được điều trị sớm thì có thể giữ lại được con.
Theo y học hiện đại, có thai dưới 3 tháng đau bụng ra máu, hoặc có thai từ 4-6 tháng bị đau bụng chuyển dạ, cổ tử cung chưa mở được gọi là dọa sảy thai. Nếu có thai trên 6 tháng đau bụng chuyển dạ mà cổ tử cung chưa mở là dọa đẻ non.
Nguyên nhân dọa sẩy thai
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến dọa sảy thai như:
– Trứng đã thụ tinh nhưng bị teo lại, thai trùm.
– Do sự bất thường về nhiễm sắc thể (nhẹ), bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai.
– Bệnh về tử cung (viêm nhiễm cổ tử cung, u tử cung, ung thư cổ tử cung, tử cung co rút khác thường)
– Do thai phụ bị suy nhược, làm việc quá sức, chế độ nghỉ ngơi không hợp lí, ăn uống thiếu dưỡng chất,…
– Ngoài ra còn có thể do mẹ mắc một số bệnh như: sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết.
– Do thai nhi không phát triển được cũng là nguyên nhân của hiện tượng này.
Dấu hiệu dọa sẩy thai
Dấu hiệu dọa sẩy thai thường là những cơn đau tức hoặc đau âm ỉ từng cơn ở bụng dưới và mỏi ở vùng thắt lưng, có thể có dịch màu hồng nhạt hoặc vài giọt máu chảy ra ở âm đạo.
Có một số trường hợp thai phụ không hề có bất cứ biểu hiện gì và diện bong rong kín nên máu chưa thoát được ra ngoài nên chỉ phát hiện ra bị bong rau dọa sảy trong lần đi siêu âm thai.
Vì thế thai phụ trong những giai đoạn đầu của thai kỳ cần di chuyển nhẹ nhàng và khám thai theo hẹn của bác sĩ nếu có hiện tượng bất thường cần đi khám ngay.
9 bước ngăn chặn dọa sảy thai
1. Khám thai định kỳ
Ngay từ khi nghi ngờ hay cơ thể xuất hiện những dấu hiệu mang thai thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, siêu âm và hướng dẫn cách chăm sóc thai nhi theo định kỳ. Nếu chính xác là bạn đã có thai thì bạn cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt cho hợp lý, nhất là trong 3 tháng đầu để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Nếu như bản thân có tiền sử sảy thai, sinh non hoặc bất cừ vấn đề gì liên quan đến thai kỳ hoặc đang điều trị bệnh gì thì đừng quên nói với bác sĩ để được tư vấn tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra.
2. Uống thuốc bổ sung
Axit folic là dưỡng chất cực kỳ quan trọng để cho sự phát triển trí não của thai nhi, ngăn ngừa dị tật thai nhi. Chính vì vậy, mẹ bầu đừng quên bổ sung axit folic ngay từ trước hoặc khi bắt đầu mang thai. Các bác sĩ khuyên chị em cần bổ sung khoảng 400mcg – 600mcg axit folic trong tam cá nguyệt đầu để phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh cho bé.
Đồng thời, mẹ bầu cũng nên nhờ bác sĩ tư vấn cho loại thuốc bổ phù hợp liều lượng với từng giai đoạn mang thai.
Xem thêm: Thuốc bổ cho bà bầu 3 tháng đầu
3. Chế độ ăn uống lành mạnh
Khi mới biết mình có thai, bạn cũng không cần phải ép bản thân mình ăn quá nhiều mà hàng ngày mẹ chỉ cần cung cấp đủ chất vào khoảng 300calo/ngày. Nếu mẹ bầu bị ốm nghén trầm trọng, hãy chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày thay vì 3 bữa chính.
Trong thời gian này mẹ cần ăn một số thực phẩm giàu axit folic để ngăn ngừa dị tật thai nhi, ăn nhiều món giàu vitamin E như giá đỗ, cháo cá chép để giảm nguy cơ dọa sảu thai. Đặc biệt, bạn cần nhớ những thực phẩm gây co bóp tử cung dễ dẫn đến sảy thai mà bạn nên tránh như: ngải cứu, đu đủ, dứa, rau ngót, rau răm…
4. Tránh các chất kích thích
Trong thời gian mang thai, bạn cần tránh các chất gây kích thích như rượu, bia, thuốc lá và những thực phẩm không lành mạnh như thịt tái sống, trứng tái, sống, rau quả chưa rửa sạch và chưa được chế biến.
5. Uống nhiều nước
Mỗi ngày mẹ bầu nên uống khoảng 2 – 3 lít nước, việc này sẽ giúp cho chất lỏng dễ dàng di chuyển khắp cơ thể. Đồng thời, uống nhiều nước cũng sẽ làm giảm các triệu chứng nguy hiểm khi mang thai như phù, táo bón và mệt mỏi.
6. Tập luyện thường xuyên
Hãy dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để đi bộ hoặc tập luyện các bài thể dục nhẹ nhàng. Tập luyện thường xuyên sẽ giúp mẹ khỏe mạnh, giữ được tâm trạng tốt và sinh nở dễ dàng hơn vào cuối thai kỳ.
7. Nghỉ ngơi
Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và đi ngủ sớm vào buổi tối. Mẹ bầu nên ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày và dành 30 phút để ngủ trưa.
8. Cẩn thận khi bị ra máu
Rất nhiều mẹ bầu bị ra máu trong 3 tháng đầu với rất nhiều nguyên do. Một số trường hợp không đáng lo, nhưng số khác lại là dấu hiệu nguy hiểm. Vì thế, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra để đảm bảo bé yêu vẫn khỏe mạnh.
9. Đối phó với những triệu chứng thai kỳ
Ốm nghén, ợ hơi, khó tiêu, tâm trạng thất thường và hàng loạt những vấn đề khác ghé thăm mẹ trong thai kỳ vì thế mẹ nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng tác chiến. Trong trường hợp, các triệu chứng trở nên tồi tệ thì mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.