3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh của thai nhi sau này. Chế độ ăn uống, mọi hoạt động đều tác động trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu cần hết sức chú ý để con yêu được phát triển toàn diện. Dưới đây, dinhduongbabau.net chia sẻ đến các mẹ những điểu cần biết khi mang thai 3 tháng đầu.
Nội dung chính
- 1 Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
- 1.1 Bổ sung dinh dưỡng tốt cho mẹ và bé
- 1.2 Dưỡng chất cần bổ sung cho bà bầu 3 tháng đầu
- 1.3 – Axit folic:
- 1.4 – Sắt:
- 1.5 – Canxi:
- 1.6 – Protein ( chất đạm) :
- 1.7 – Vitamin D:
- 1.8 – Vitamin C:
- 1.9 Siêu âm thai định kỳ
- 1.10 Vận động, nghỉ ngơi hợp lý
- 1.11 Đối phó với những cơn nghén
- 1.12 Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng kín
- 1.13 Tránh xa tress
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Bổ sung dinh dưỡng tốt cho mẹ và bé
Dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng và đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu các tế bào phôi đang phân hóa cũng như bắt đầu hình thành các chức năng cơ bản của cơ thể. Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu chất đạm, chất sắt, canxi, chất xơ, các loại vitamin… Mẹ bầu cần thay đổi thực đơn linh hoạt nhưng vẫn cung cấp đầy đủ các loại dưỡng chất để tránh nhàm chán và giúp mẹ ngon miệng hơn.
Trong 3 tháng đầu mẹ bầu được khuyên nên ăn nhiều rau và cải bó xôi bởi nó có chứa nhiều choline giúp hình thành các dây thần kinh ghi nhớ và học tập ở bào thai. Ngoài ra nó còn có olate, vitamin A và C, cũng như canxi, sắt, magiê, kali và vitamin B6.
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
Dưỡng chất cần bổ sung cho bà bầu 3 tháng đầu
– Axit folic:
Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 rất cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào và sự hình thành của tế bào máu, giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh liên quan đến não và tủy sống của thai nhi. Chính vì thế ngay từ khi có ý định mang thai, các bác sĩ đã khuyên các mẹ nên chú ý bổ sung thêm axit folic cho cơ thể, Mỗi ngày mẹ nên chú ý thêm khoảng 400 mcg axit trong thực đơn của mình.
– Sắt:
Để không bị thiếu máu khi mang thai, bạn nên bổ sung thêm nhiều thực phảm chứa sắt để tăng cường hồng cầu cho cơ thể. Ngoài ra, sắt cũng góp phần giảm thiểu triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi thường gặp khi mang thai.
– Canxi:
Là khoáng chất không thể thiếu để hỗ trợ cho sự phát triển về xương của mẹ bầu khi mang thai và cả em bé trong bụng. Nếu không được cung cấp đủ canxi cần tiết, rất có thể tai nhi sẽ lấy canxi từ mẹ và làm mẹ có nguy cơ thiếu canxi và loãng xương sau sinh.
– Protein ( chất đạm) :
Mỗi ngày, mẹ nên chú ý bổ sung cho cơ thể khoảng 57g protein để đảm bảo bé cưng có thể phát triển hoàn thiện tế bào não, đồng thời giúp tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển tốt trong suốt thai kỳ.
– Vitamin D:
Từ khi hình thành phôi thai, bé đã cần phát triển hệ xương, do đó, mẹ bầu cần tăng cường vitamin D để cơ thể hấp thu canxi tốt nhất, bạn có thể bổ sung vitamin D từ thực phẩm hoặc sưởi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi tối ưu. Lưu ý chọn nắng sớm buổi sáng, để ánh nắng chiếu trực tiếp lên cơ thể là tốt nhất.
– Vitamin C:
Đây là chất chống oxy hóa rất hiệu quả, giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, đồng thời hỗ trợ sự phát triển của cơ và mạch máu cho bào thai.
Để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất trên, ngoài việc sử dụng chế độ ăn cân đối với nhiều rau xanh, hoa quả tươi, bà bầu nên sử dụng thêm viên uống tổng hợp có đầy đủ dưỡng chất thiết yếu theo tỷ lệ phù hợp như thuốc PM Procare. Nếu như chế độ ăn không được đảm bảo thì thuốc PM Procare Diamond là lựa chọn phù hợp hơn cả vì gia tăng thêm các chất dinh dưỡng thiết yếu thường thiếu khi mang bầu.
Siêu âm thai định kỳ
Siêu âm thai định kỳ sẽ giúp mẹ bầu theo dõi kịp thời sự phát triển của thai nhi và khắc phục kịp thời những bất thường. Trong thời điểm 3 tháng đầu việc siêu âm thai giúp xác định được thai đã đi vào tử cung hay chưa, thai có phát triển bình thường hay không. Mẹ bầu cần chú ý siêu âm thai ở 2 mốc quan trọng này:
- Thai nhi được 6 tuần tuổi: Siêu âm thai giúp bác sĩ thấy được những hoạt động của tim thai, thai nhi có phát triển bình thường hay không
- Siêu âm thai 12 tuần: Đây là thời điểm duy nhất có thể đo được độ mờ da gáy, những bất thường về nhiễm sắc thể: bệnh down, dị dạng tứ chi, thoái vị cơ hoành. Nếu để muộn hơn thì kết quả đo độ mờ da gáy sẽ không được chính xác nữa.
Vận động, nghỉ ngơi hợp lý
Đi bộ nhẹ nhàng giúp mẹ bầu thoải mái hơn. Bên cạnh đó mẹ bầu có thể tập yoga để giúp cơ thể dồi dào khí oxy, làm dịu hệ thần kinh, tăng cường oxy cho bào thai.
Khi mang thai 3 tháng đầu, cơ thể mẹ bầu rất mệt mỏi vì phải vận hành hết công suất để hỗ trợ cho thai nhi. Vì vậy, nghỉ ngơi đúng giờ, đủ giấc sẽ giúp mẹ bầu tăng cường năng lượng cho bé để có một khởi đầu tốt đẹp.
Đối phó với những cơn nghén
Cách hay nhất để chống lại những cơn nghén là chia nhỏ các bữa ăn chính ra thành nhiều bữa ăn nhỏ. Việc ăn uống thường xuyên giúp ổn định được lượng đường trong máu và giảm bớt được tính trạng nghén. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần tránh những đồ ăn nhiều chất béo là cơ thể mất thời gian để tiêu hóa, gia tăng cơn buồn nôn.
Xem thêm: Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai
Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng kín
Khi mang thai, nội tiết trong cơ thể của mẹ bầu có sự thay đổi và gây ra rất nhiều bất lợi cho sức khỏe của các mẹ bầu và đặc biệt là ở vùng kín. Nội tiết tố thay đổi làm mất cân bằng môi trường bên trong âm đạo. Nó sẽ tiêu diệt toàn bộ lợi khuẩn có trong âm đạo và tạo điều kiện cho hại khuẩn, nấm, vi khuẩn sinh sôi gây bệnh. Khi mang thai mẹ bầu thường gặp phải một số bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm âm hộ…
Chính vì vậy, việc giữ vệ sinh sạch sẽ vùng kín sẽ là cách phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả nhất.
Tránh xa tress
Sự thay đổi của hormone progesterone trong cơ thể mẹ bầu để phù hợp hơn với sự phát triển của bào thai trong cơ thể của người mẹ, và đây là nguyên nhân khiến cho mẹ bầu trở nên mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu và đặc biệt là luôn cẳng thẳng. Điều này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé.
Những mẹ bầu thường xuyên bị tress thì rất dễ dẫn tới tính trạng sảy thai, đẻ non, bé sinh ra không được mạnh khỏe và xinh đẹp như những em bé khác.
Trên đây là những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu, chúng tôi tin rằng qua bài viết này mẹ bầu sẽ biết mình nên làm gì và cần phòng tránh những gì khi đang mang thai 3 tháng đầu để mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
Theo Dinhduongbabau.net