Trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trước khi mang thai giúp cho chị em phụ nữ có thể chủ động chăm sóc sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Ở bài viết này dinhduongbabau.net chia sẻ đến bạn đọc những điều cần biết trước khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Nội dung chính
Những điều cần biết trước khi mang thai
1. Thời điểm dễ thụ thai nhất
Ngày nay, phụ nữ có xu hướng làm mẹ muộn hơn vì còn quan tâm nhiều hơn đến công việc mà quên đi độ tuổi lý tưởng nhất để làm mẹ là từ 24 đến 28 tuổi.
Bên cạnh đó, thời điểm dễ thụ thai nhất là quan hệ vào đúng thời điểm rụng trứng. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn đều đặn khoảng 28 đến 30 ngày thì thời điểm quan hệ lý tưởng là từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 18 của chu kỳ sẽ có khả năng thụ thai cao hơn.
2. Khám sức khỏe trước khi mang thai
Cả vợ và chồng đều nên thăm khám trước khi mang thai
Khám sức khỏe trước khi mang thai là việc làm rất quan trọng. Thăm khám trước khi mang thai sẽ giúp các cặp vợ chồng phát hiện ra những bất thường trong cơ thể để khắc phục kịp thời và quyết định nhiều đến sự khỏe mạnh của thai nhi trong thời kỳ mang thai sắp tới. Do đó các cặp vợ chồng nên đến các trung tâm y tế để được thăm khám cẩn thận. Nếu có vấn đề gì trong sức khỏe, bác sĩ sẽ tư vấn để điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ hỏi về những thông tin về lối sống, chế độ ăn uống, tiền sử sức khỏe của bạn và gia đình, các loại thuốc đang sử dụng và đã từng mang thai trước đó chưa. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng, lối sống sinh hoạt hợp lý trong giai đoạn chuẩn bị mang thai này.
3. Tiêm phòng trước khi mang thai
Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường, do đó nguy cơ nhiễm bệnh cũng vì vậy mà tăng lên. Một số bệnh chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu thông thường, nhưng số khác lại có thể gây những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bản thân bố mẹ và em bé trong bụng. Vì vậy, tiêm phòng trước khi mang thai là cách tốt nhất để bảo vệ em bé khỏi những nguy hiểm không đáng có này. Một số vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai là: viêm gan B, Rubella, thủy đậu, sởi, quai bị, cúm, uốn ván…
4. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý trước khi mang thai
Dinh dưỡng hợp lý trước khi mang thai không chỉ giúp cho cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp cho việc thụ thai trở lên dễ dàng hơn. Dưới đây là 5 dưỡng chất các mẹ cần bổ sung trước khi mang thai:
1. Axit folic
Axit folic là dưỡng chất quan trọng với sự phát triển của ống thần kinh, hộp sọ và cột sống của thai nhi. Trong quá trình mang thai nếu cơ thể bị thiếu axit folic có thể gây khiếm khuyết ống thần kinh mà biểu hiện là nứt đốt sống, vô sọ, thoát vị não… và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu… của trẻ em. Những bộ phận này được hình thành ngay những tuần đầu của thai kỳ nên nếu để đến khi có thai mới bổ sung axit folic là muộn. Do đó trước khi thụ thai 3 tháng, các mẹ đã cần bổ sung dưỡng chất này.
Một số thực phẩm giàu axit folic là: rau chân vịt, súp lơ xanh, cải làn, cải bắp, đỗ đen, đỗ đỏ, đỗ tương… Tuy nhiên, nguồn bổ sung acid folic tốt nhất vẫn là từ các viên uống tổng hợp chứa acid folic vì cơ thể có khả năng hấp thu acid folic tốt nhất ở dạng này. Lượng acid folic bổ sung mỗi ngày cho phụ nữ mang thai từ 400mcg-600mcg.
2. Sắt
Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, đặc biệt khi mang thai thiếu máu sẽ làm gia tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng của thai kỳ. Làm tăng nguy cơ sảy thai đồng thời làm tăng tỉ lệ tử vong cho cả mẹ và bé.
Đối với thai nhi, thiếu máu do thiếu sắt có thể gây suy dinh dưỡng bào thai, trẻ dễ bị sinh non, nhẹ cân, chậm phát triển.
Trước khi mang thai chị em có thể bổ sung sắt trong bữa ăn hàng ngày các mẹ nên chú ý ăn nhiều thực phẩm như gan, tim, lòng đỏ trứng, các loại thịt có màu đỏ, các loại đậu, đỗ, rau xanh, bí ngô, nho… Đây là những thực phẩm giàu sắt và rất tốt cho cơ thể. Lượng sắt bổ sung mỗi ngày cho cơ thể khoảng 30mg.
3. Protein và chất béo
Protein: là dưỡng chất quan trọng góp phần nâng cao sức khỏe của người mẹ và tạo nền tảng tốt cho thai nhi hình thành, phát triển. Hơn nữa, protein còn là chất xúc tác hết sức cần thiết giúp cho quá trình thụ thai được diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn. Để bổ sung protein, người mẹ có thể lựa chọn các thực phẩm như: lòng trắng trứng, thịt trắng, cá hồi…
Chất béo tham gia vào cấu tạo của 100% màng tế bào trong cơ thể, chất béo không no là DHA là “gạch xây não” là nguyên liệu quan trọng để hình thành tế bào não bộ và võng mạc thị giác, EPA là gia tăng hoạt động thần kinh, tăng hiệu quả hoạt động của DHA và chống các bệnh lý viêm nhiễm. Các chất béo không no quan trọng hơn và phải bổ sung chủ yếu trong giai đoạn này. Khi bổ sung DHA và EPA, cần lưu ý tỷ lệ lý tưởng DHA/EPA là 4.5/1, và hàm lượng càng cao càng tốt. Một số thực phẩm có lượng DHA, EPA cao và tỷ lệ tối ưu là cá hồi, cá ngừ đại dương, cá chích, cá mồi…
4. Canxi
Canxi là dưỡng chất cần thiết trong việc hình thành xương, răng của trẻ sau này. Thai nhi sẽ hấp thu canxi từ cơ thể mẹ. Nếu cơ thể mẹ không có nhiều canxi, thai nhi sẽ kém phát triển, bị còi xương, thấp bé… Vì vậy, để xương khớp được chắc khỏe và đảm bảo nhu cầu canxi trong thời gian mang bầu, các mẹ cần uống sữa bổ sung và ăn thêm những thực phẩm giàu canxi như sữa tươi, sữa chua, phô mai, bơ, caramel, gạo, bông cải xanh, tôm, cua, cá… vào chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, lượng Canxi hàng ngày cũng chỉ nên bổ sung khoảng 1,000mg khi mang bầu, không nên bổ sung dư thừa vì có thể gây những tác dụng bất lợi như tăng canxi huyết, tăng canxi niệu.
5. Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại trái cây và rau quả tươi. Rau quả tươi giàu vitamin và chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Mặt khác, đây còn là những thực phẩm hữu ích cho những cặp đôi muốn thụ thai nhanh. Tuy nhiên, khi ăn cần lưu ý rửa sạch và khử trùng được là tốt nhất.
Chế độ dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, mà nó cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thụ thai cũng như chất lượng và số lượng tinh trùng của người cha. Do đó, trong các bữa ăn hàng ngày, người cha cần cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: axit folic, kẽm, thực phẩm giàu vitamin C… Đồng thời, cũng nên tránh ăn các loại thức ăn nhanh, đồ chiên xào có nhiều chất béo trong vài tháng trước khi sinh con. Những thực phẩm này dễ gây béo phì, thừa cân và ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của các cặp vợ chồng.
5. Uống thuốc bổ trước khi mang thai
Việc bổ sung bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày chưa chắc đã đủ vì dinh dưỡng có thể bị bớt đi trong quá trình chế biến. Do vậy, bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất thì các mẹ cũng cần bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp trước thời điểm dự định mang thai khoảng 3 tháng. Thuốc bổ PM Procare có công thức đặc biệt được thiết kế dành riêng cho những người trong giai đoạn trước, trong và sau thai kỳ. Đây là sản phẩm điển hình có chứa hầu hết các dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ có thai, bao gồm 11 vitamin, 5 khoáng chất và 2 axit béo thiết yếu Omega-3… Trong đó một viên nén có chứa 400µg axít folic, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là mức đủ để ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh, tỷ lệ DHA/EPA tương đương 4.3/1 phù hợp để bổ sung cho phụ nữ có thai, cho con bú, lượng iod được bổ sung giúp bồi phụ phần thiếu hụt iod có thể có trong bữa ăn. Như vậy, một chế độ ăn cân đối kết hợp với một viên thuốc PM Procare mỗi ngày sẽ giúp cơ thể người mẹ tránh xa bệnh tật và giúp trẻ phát triển toàn diện, thông minh ngay từ trong bụng mẹ.
6. Lối sống lành mạnh chuẩn bị mang thai
- Có chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi đúng giờ giấc
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia có thể gây hại cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
- Luôn vui vẻ, thoải mái, không suy nghĩ tiêu cực gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai
- Khi bắt đầu có kế hoạch mang thai, hãy thận trọng những loại hóa chất đang sử dụng như chì, thủy ngân, thuốc trừ sâu, dung môi hoặc chất phóng xạ.
7. Duy trì cân nặng hợp lý trước khi mang thai
Việc thừa hoặc thiếu cân khi mang thai có thể gây ra một số biến chứng trong quá trình mang thai và sinh nở. Cụ thể là:
- Thừa cân, béo phì có thể dẫn đến tình trạng huyết áp cao, tiền sản giật, sinh non và tiểu đường thai kỳ. Đối với thai nhi, mẹ béo phì khi cũng gây ra hội chứng macrosomia- em bé lớn hơn bình thường, làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, đặc biệt là dị tật ống thần kinh. Nếu có quá nhiều chất béo trong cơ thể mẹ sẽ gây khó khăn hơn cho bác sĩ trong việc theo dõi thai nhi bằng kiểm tra siêu âm và nghe nhịp tim của thai nhi.
- Thiếu cân sẽ làm tăng nguy cơ sinh con bị nhẹ cân hoặc sinh non. Những em bé này có nguy cơ gặp các vấn đề trong quá trình chuyển dạ và có thể bị ảnh hưởng tới sức khỏe và hành vi lâu dài trong suốt cuộc đời.
Vì vậy khi thừa cân chị em cần có chế độ ăn để giảm cân và ngược lại nếu thiếu cần thì cần bổ sung thêm dinh dưỡng để tăng cân giúp bạn có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Để duy trì mức cân nặng hợp lý ổn định, cách tốt nhất là duy trì chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với tập thể dục thường xuyên.
Trên đây là những điều cần biết trước khi mang thai, nó chưa phải là đủ hết tất cả nhưng đây là những điều quan trọng nhất mà chị em cần chú ý. Để tìm hiểu thêm chi tiết về những vấn đề chuẩn bị mang thai, trong quá trình mang thai và sinh con chị em hãy thường xuyên theo dõi trang dinhduongbabau.net chúng tôi luôn cập nhật những thông tin mới và hữu ích đến cho bạn đọc.