Dinh dưỡng bà bầu

Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú

Trang chủGiới thiệuLiên hệ
  • Chuẩn bị mang thai
    • Dinh dưỡng trước khi mang thai
    • Sức khỏe trước khi mang thai
    • Hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS
  • Cẩm nang mang thai
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Bệnh khi mang thai
  • Cho con bú
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Chăm sóc trẻ sơ sinh
    • Chăm sóc sau sinh
  • Góc của bố
    • Sức khỏe của bố
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Bố chăm sóc mẹ và con
  • Tư vấn hỏi đáp
  • Góc chia sẻ mẹ bầu
  • Video bác sĩ tư vấn
    • Video tư vấn trước khi mang thai
    • Cho mẹ mang thai
    • Cho mẹ sau sinh
Tin tiêu điểm
  • Sản phẩm PM Procare
  • Sản phẩm PM Procare diamond

Liên hệ: 0964.666.152

  • canxi-cho-me-2
  • banner-procare
  • banner-procare-diamond

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ P.1

0 lượt xem

Viết bình luận

3 tháng đầu khi mang thai là giai đoạn thai nhi hình thành và phát triển những bộ phận cần thiết của cơ thể. Tuy không nhìn thấy bé yêu trực tiếp nhưng thông qua thăm khám, bằng biện pháp siêu âm và những thông tin nho nhỏ của bài viết dưới đây có thể cung cấp một phần nào về hình hài nhỏ bé đang lớn dần trong cơ thể các mẹ:

su phat trien cua thai nhi trong 3 thang dau mang thai

Nội dung chính

  • 1 Tuần 1 đến tuần 5:
  • 2 Tuần 6:
  • 3 Tuần 7 và tuần 8:
  • 4 Tuần 9 và tuần 10:
  • 5 Tuần 11 và tuần 12:

Tuần 1 đến tuần 5:

Từ tuần 1 đến tuần 5, mẹ gần như không nhận thấy bất kỳ thay đổi nào khác ngoài việc mất kinh và một số dấu hiệu thể chất như buồn nôn, thay đổi khẩu vị, mệt mỏi và buồn ngủ… Giai đoạn em bé gọi là phôi kéo dài từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 10 của thai kỳ.

Tuần 6:

Phôi thai: Là tuần có nhiều biến chuyển nhất, mũi, miệng và tai bé bắt đầu hình thành. Phần đầu dường như to quá khổ so với cơ thể và có vài chấm đen nằm đúng vị trí của mắt và mũi sau này. Bé có tim thai, đập khoảng 100 – 160 lần/phút. Bé dài khoảng ¼ inch, tức khoảng 6,35mm.

Mách mẹ bầu: Nếu mẹ bầu bị ốm nghén, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc hoặc dinh dưỡng bổ sung. Thuốc bổ cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể khi mẹ không thể ăn những thức ăn khác dễ dàng.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu 3 tháng đầu

Tuần 7 và tuần 8:

Phôi thai: Em bé đã có khuôn mặt với mũi, miệng và lưỡi. Mí mắt dần hình thành cùng với các ngón tay, ngón chân đã tách ra. Chiếc đuôi nòng nọc teo nhỏ lại, gần như biến mất. Tim và các nội tạng khác đã được hình thành:

Mách mẹ bầu: Khoảng tuần 7, 8 mẹ bầu sẽ có một lần thăm khám và siêu âm quan trọng để xác định tim thai và xem thai đã làm tổ trong tử cung hay chưa.

Tuần 9 và tuần 10:

Phôi thai: Bé đạt đến kích thước một quả quất rồi. Các cơ quan cần thiết cho hoạt động sống như gan, thận, ruột và não đã ở đúng vị trí, sẵn sàng hoạt động mặc dù chúng sẽ vẫn tiếp tục phát triển cho đến cuối thai kỳ. Tay chân bé đã có thể co duỗi. Ở giai đoạn 10 tuần tuổi, phôi có kích thước khoảng 2,54 cm. Phôi vẫn còn quá nhỏ để mẹ bầu có thể cảm nhận được những vận động của bé. Mẹ bầu có thể cảm nhận được những vận động này vào giữa quý thứ 2 của thai kỳ. Bộ phận sinh dục đã hình thành nhưng chưa thể rõ là bé trai hay bé gái.

Mách mẹ bầu: Giai đoạn này mẹ bầu thường hay khó chịu, buồn nôn vào khoảng cuối giờ chiều hoặc tối, khiến các mẹ đói và không ăn được. Bí quyết là mẹ bầu hãy tranh thủ ăn nhiều hơn một chút vào buổi sáng và trưa. Ăn thêm một bữa nhẹ vào đầu giờ chiều hoặc bất cứ khi nào thấy khỏe.

su phat trien cua thai nhi trong 3 thang dau mang thai 1

Tuần 11 và tuần 12:

Thai nhi: Sau giai đoạn phôi thai là giai đoạn thai, và em bé được gọi là một thai nhi. Thai nhi sẽ lớn rất nhanh về kích thước và cân nặng. Các cơ quan cũng như các phần cơ thể tiếp tục phát triển. Đôi mắt đã hình thành. Các ngón tay, ngón chân đang phát triển, dù chúng vẫn được nối với nhau bằng những màng da và thận cũng bắt đầu làm việc. Đa số các cơ quan nội tạng lúc này đang hoạt động. Cử động của em bé đang trở lên rõ nét hơn vì cơ bắp đang phát triển. Cuối tuần thứ 12, tức là cuối quý 1, thai nhi đã dài gấp 3 lần trước đó, vào khoảng 3,2 cm và nặng khoảng 18g.

Mách mẹ bầu: Giai đoạn này mẹ bầu có thể bị táo bón, hãy ăn nhiều chất xơ và trái cây như chuối và đu đủ, vừa cung cấp năng lượng vừa giúp giảm táo bón. Tuần này cũng là một cột mốc quan trọng của thai kỳ, mẹ bầu cần đi siêu âm để đo độ mờ da gáy, để tầm soát hội chứng Down. Ngoài ra bác sĩ còn cho các mẹ xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu để phát hiện ra các nguy cơ của thai kỳ.

Chú ý: Trong 3 tháng đầu mang thai, các mẹ không nên uống bất kỳ loại thuốc nào nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

Đọc tiếp: 10 dưỡng chất bà bầu cần bổ sung khi mang thai

Tóm lại, 3 tháng đầu thai kỳ, nhất là đối với các mẹ lần đầu mang thai thật lạ lẫm và đầy lo âu. Sự phát triển của em bé cũng mang đến sự thay đổi lớn trong cơ thể mẹ. Nghén, thèm hoặc kén ăn là những trải nghiệm của hầu hết ở các mẹ nhưng không giống nhau ở mỗi người. Vì vậy, trong thời gian này, chế độ ăn uống, lối sống, sinh hoạt của mẹ bầu có thể ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi.

(Theo tài liệu giáo dục được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS.BS Đặng Thị Hà – Trưởng khoa Phụ Sản BV ĐHYD TP.HCM – Cơ sở 2)

Theo Dinhduongbabau.net

BTV Lê Ngần - 28/11/2019
★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ của mẹ bầu
  • Dành cho những bà mẹ đang chuẩn bị mang thai và mang thai
  • Nhật ký viết cho bé Miu và bé Heo con của mẹ
  • Mẹ Việt kể lại hành trình mang thai ở tuổi 30
  • Trăm mối lo của người phụ nữ khi làm mẹ
  • Tâm sự của người mẹ đã từng “khó lòng mà có con”
procare procare

16 Bình luận

  1. bùi tuyên says

    23/05/2020 at 17:29

    Chào bác sĩ, em mới mang thai lần đầu tiên. Em hay cảm thấy bụng mình đau ở phần dưới bụng. Cơ thể yếu và tình trạng nghén khiến em không thể ăn được đủ chất cho em bé. Em nên làm gì để tình trạng trên đỡ hơn thưa bác sĩ

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • Dinh Dưỡng Bà Bầu says

      25/05/2020 at 11:51

      Chào bạn,
      Khi mới mang thai tháng đầu tiên, mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng đau bụng dưới. Nguyên nhân là do sự di chuyển và làm tổ của phôi thai vào tử cung có thể gây ra những cơn đau bụng dưới khi mang thai ở cấp độ nhẹ kéo dài từ 1 đến 2 ngày. Ở một số mẹ bầu còn có thể xảy ra hiện tượng xuất huyết âm đạo một chút, gọi là máu báo thai.
      Do đó bạn không quá lo lắng khi thấy mình có những biểu hiện đau bụng nhẹ như vậy nhé. Tuy nhiên nếu tình trạng đau bụng dữ dội, hay kèm ra máu nhiều thì bạn nên đến gặp bác sỹ để thăm khám kiểm tra nhé.
      Ở những tháng đầu thai kỳ, do sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố mà đa số bà bầu gặp phải hiện tượng nghén với các biểu hiện: nôn, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, dễ nhạy cảm với một số mùi vị nhất định, ăn uống kém,… Thông thường các triệu chứng này sẽ giảm khi bạn bước sang tháng thứ 4 thai kỳ mà không phải điều trị gì.Chỉ có số ít nghén có thể kéo dài trong suốt thai kỳ. Nếu triệu chứng ốm nghén trầm trọng khiến bạn không ăn uống được và ảnh hưởng tới sức khỏe thì bạn cần tới bác sĩ để được giúp đỡ.
      Mức độ nghén ở mỗi mẹ bầu là khác nhau nhưng có một số cách chung giúp giảm nghén bạn có thể thực hiện: uống nhiều nước trong ngày, chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, không để bụng lo quá hoặc đói quá; tránh xa các mùi vị gây cho bạn cảm giác khó chịu; tránh các thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ: đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay, nóng, thức ăn chế biến sẵn,…
      Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao khiến bà bầu khó có thể cung cấp đủ nếu chỉ qua thức ăn hàng ngày. Với trường hợp các mẹ bầu bị ốm nghén thì nguy cơ thiếu dưỡng chất càng tăng cao. Do đó, ngoài chế độ ăn bạn có thể dùng thêm viên bổ tổng hợp như PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất với liều lượng phù hợp cho mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu. Trong thành phần của Procare có Mg và Vitamin B6 còn giúp giảm đáng kể các triệu chứng ốm nghén khi mang thai.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

  2. Nguyễn Thị Lan says

    22/05/2020 at 05:51

    Chào bác sỹ.
    Ngày hôm qua 21/5 e có đi làm xét nghiệm máu thì định lượng máu là 1261. Không biết có chính xác là em đã có bầu chưa ạ??
    Trước đấy 1 thời gian em có bị dị ứng ở mặt nên uống thuốc dị ứng 2 ngày và sau đó 1 thời gian thì có bị ngứa, nổi mẩn đỏ ở người nên có uống thuốc. Không biết 2 lần e uống thuốc như vậy có ảnh hưởng gì đến thai không ạ?

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • Dinh Dưỡng Bà Bầu says

      22/05/2020 at 10:50

      Chào bạn Lan,
      Xét nghiệm máu đo hàm lượng beta HCG trong máu nếu có kết quả > 5 mIU là có thai, còn < 5 mIU là không có thai bạn nhé. Do đó nếu kết quả xét nghiệm hàm lượng Beta HCG của bạn là 1261mIU thì chứng tỏ bạn đã có thai rồi nhé. Việc sử dụng thuốc điều trị dị ứng trong thời gian mang thai có thể không ảnh hưởng gì hoặc có thể gây ra những tác động không tốt đến thai nhi, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng như thế nào sẽ phụ thuộc vào thuốc bạn dùng, liều lượng và thời gian dùng. Tuy nhiên nếu bạn dùng thuốc vào thời gian đầu thời kỳ tiền phôi( 17 ngày sau khi trứng được thụ tinh) thì độc tính của thuốc đối với thai nhi tuân theo quy luật “tất cả hoặc không có gi”, tức là phôi bào chết hoặc tiếp tục phát triển hoàn toàn bình thường. Trường hợp của bạn không quá lo lắng nhưng cũng nên lưu ý thăm khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sỹ hoặc nếu có bất thường gì khác thì cần thăm khám ngay nhé. Khi mang thai bạn nên chú ý ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Bên cạnh đó bạn nên bổ sung thêm 1 số dưỡng chất cần thiết như : Sắt, acid Folic, DHA/EPA, Mg, kẽm, Iod, vitamin A, C, E, D...Do đó bạn có thể tham khảo bổ sung mỗi ngày 1 viên thuốc bổ PM procare/ PM Procare Diamond nhằm giúp cơ thể mẹ mạnh khỏe, thai nhi phát triển tối ưu về thể lực và trí tuệ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường… Chúc bạn một thai kỳ khỏe mạnh!

      Hiển thị trả lời

  3. vu thi tam says

    20/04/2018 at 20:31

    mình chậm kinh 4 ngày thử que có 2 vạch giờ minh mới uống procare minh muốn uống thêm acid folic mua ngoài uống có được ko hay uong 2 viên procare /1 ngày , hiện tại sk của minh bình thương chưa bị nghén

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      21/04/2018 at 09:34

      Chào bạn,
      Theo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của người Việt Nam, phụ nữ mang thai cần cung cấp 400-600mcg acid folic/ngày. Trong viên PM Procare đã cung cấp 400mcg acid folic, đủ liều lượng theo khuyến cáo. Với một thai kỳ bình thường bạn chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên PM Procare sau bữa ăn là đủ. Chỉ bổ sung acid folic liều cao hơn khuyến cáo khi có chỉ định của bác sĩ trong các trường hợp đặc biệt như: thiếu acid folic, thiếu máu hồng cầu khổng lồ, tiền sử sinh con dị tật ống thần kinh, đang dùng thuốc chống trầm cảm,…
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

« Phản hồi cũ hơn
« 1 2

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!

Hỏi đáp – Tư vấn trực tuyến
  • E be nhe can hon so voi tuoi thai
  • Bà bầu khó thở, làm gì để giảm bớt?
  • Bí quyết nhận biết Omega 3 loại nào tốt nhất?
  • Bà bầu nên uống loại sắt nào?
  • Thuốc procare cho bà bầu của nước nào?
  • thuốc procare có tác dụng gì cho phụ nữ có thai

Xem thêm

Bà bầu thông thái
LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE

LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE

Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?

Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Khi nào cần bổ sung Omega-3 cho bà bầu

Khi nào cần bổ sung Omega-3 cho bà bầu

Hướng dẫn bổ sung sắt theo từng giai đoạn thai kỳ

Hướng dẫn bổ sung sắt theo từng giai đoạn thai kỳ

Bài viết mới nhất
  • Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình Dương năm 2022
  • [BÁO SK&ĐS] OMEGA 3 CHO BÀ BẦU – HIỂU ĐỦ ĐỂ CHỌN ĐÚNG
  • Lời khuyên chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai trong mùa dịch
  • Truyền hình trực tuyến: CHĂM SÓC BẢO VỆ PHỤ NỮ MANG THAI TRONG MÙA DỊCH
  • LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Video Clips

Tự tin đảm bảo dinh dưỡng “ĐỦ-ĐÚNG” tốt nhất cho con khi mang thai

  • Video tư vấn: Bổ sung Omega3 cho bà bầu
  • Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh
Dinh dưỡng bà bầu
  • Bà bầu nên ăn gì
  • Cẩm nang mang thai
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Kinh nghiệm mang thai
  • Cần tránh khi mang thai
Bệnh bà bầu thường gặp
  • Bệnh tiền sản giật
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đau đầu khi mang thai
  • Viêm gan B ở bà bầu
  • Ốm nghén khi mang thai
Bà mẹ cho con bú
  • Ăn gì nhiều sữa cho con bú
  • Bí kíp cho con bú đúng cách
  • Kinh nghiệm nuôi con
  • Bệnh thường gặp ở bé sơ sinh
Góc cho con
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tăng sức đề kháng cho con
  • Chế độ ăn dặm
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Kinh nghiệm nuôi con
Cho mẹ trước bầu
  • Dấu hiệu có thai
  • Dấu hiệu mang thai sớm
  • Kiến thức trước khi mang thai
  • Khám trước khi mang thai
  • Thuốc bổ trước khi mang thai
Danh mục
  • Cho mẹ trước bầu
    • Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất
    • Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm
    • Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!
    • 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai
    • Uống thuốc bổ gì trước khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh?
  • Dinh dưỡng bà bầu
    • Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?
    • Cẩm nang mang thai – Kiến thức sơ đẳng bà bầu cần biết
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
    • Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu cần biết
    • 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai
  • Bệnh thường gặp của bà bầu
    • Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
    • Đái tháo đường thai kỳ: Cách phát hiện và điều trị
    • Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị
    • Viêm gan B ở bà bầu
    • Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai
  • Bà mẹ cho con bú
    • Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú
    • Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách
    • Chứng trầm cảm sau sinh
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
  • Góc cho con
    • Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
    • Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con?
    • Hướng dẫn chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ

© Copyright 2015
Trang chủ Procare Procare Diamond
Tư vấn sức khỏe trực tuyến
Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!