Dinh dưỡng bà bầu

Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú

Trang chủGiới thiệuLiên hệ
  • Chuẩn bị mang thai
    • Dinh dưỡng trước khi mang thai
    • Sức khỏe trước khi mang thai
    • Hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS
  • Cẩm nang mang thai
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Bệnh khi mang thai
  • Cho con bú
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Chăm sóc trẻ sơ sinh
    • Chăm sóc sau sinh
  • Góc của bố
    • Sức khỏe của bố
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Bố chăm sóc mẹ và con
  • Tư vấn hỏi đáp
  • Góc chia sẻ mẹ bầu
  • Video bác sĩ tư vấn
    • Video tư vấn trước khi mang thai
    • Cho mẹ mang thai
    • Cho mẹ sau sinh
Tin tiêu điểm
  • Sản phẩm PM Procare
  • Sản phẩm PM Procare diamond

Liên hệ: 0964.666.152

  • canxi-cho-me-2
  • banner-procare
  • banner-procare-diamond

Thai chết lưu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

0 lượt xem

Viết bình luận

Thai chết lưu là tình trạng thai đã làm tổ trong tử cung nhưng vì một lý do nào đó mà thai không thể phát triển trưởng thành, bị chết và lưu lại trong tử cung người mẹ trên 48 giờ. Trong bài viết này, các thai phụ cùng tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý để có thể trang bị thêm cho mình kiến thức giúp phòng tránh và xử lý kịp thời.

thai-chet-luu

Nội dung chính

  • 1 Thai chết lưu là gì, biểu hiện thế nào?
  • 2 Nguyên nhân thai chết lưu
    • 2.1 Nguyên nhân từ phía người mẹ
    • 2.2 Nguyên nhân từ phía thai
  • 3 Nguy hiểm ảnh hưởng của thai chết lưu đối với người mẹ
  • 4 Cách xử lí thai chết lưu

Thai chết lưu là gì, biểu hiện thế nào?

Thai chết lưu là tình trạng thai không tiếp tục phát triển trong tử cung người mẹ và bị lưu lại. Thai chết lưu dễ xảy ra nhất trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ do lúc này thai còn nhỏ, yếu, thai bám chưa chặt vào thành nội mạc tử cung. Tuy nhiên, ở những giai đoạn sau của thai kì vẫn có thể xảy ra thai chết lưu nếu chị em không biết bảo vệ đúng cách.

Khi bị thai chết lưu thai phụ có thể bắt gặp những dấu hiệu sau:

iconKhông cảm nhận được cử động của thai. Thai phụ có thể tự kiểm tra bằng cách nằm yên lặng để cảm nhận sự của động của thai. Nếu không thấy thai hoạt động gì trong thời gian dài thì chị em cần đi khám thai ngay để có thể phát hiện và xử trí kịp thời.

iconKhi thai lưu không phát triển nữa thì chị em sẽ dần thấy bụng bị nhỏ đi.

iconTừ tuần thứ 7, 8 chị em có thể nghe được tim thai qua việc siêu âm. Thai chết lưu sẽ có biểu hiện chị em không nghe được tim thai khi siêu âm.

iconRa nhiều khí hư, có mùi hôi bất thường.

iconXuất hiện các triệu chứng toàn thân như: mệt mỏi, sốt, đau bụng, buồn nôn,…

Nguyên nhân thai chết lưu

Hiện tượng thai chết lưu không hiếm ở thai phụ, thường xảy ra ở 3 tháng đầu của thai kì có thể nguyên nhân xuất phát từ phía người mẹ hoặc từ bào thai.

Nguyên nhân từ phía người mẹ

icon-vMẹ mắc các bệnh lí mãn tính như suy gan, suy thận, thiếu máu, rối loạn đông máu, huyết áp, lao phổi, tim…

icon-vMẹ mắc các bệnh nội tiết Basedow, thiểu năng giáp trạng, tiểu đường, thiểu năng hay cường năng thượng thận.

icon-vThai phụ bị nhiễm độc thai nghén dù là nhiễm nhẹ hay nặng cũng khiến thai bị chết. Nguy cơ thai chết rất cao khi nhiễm độc thai nghén có biến chứng tiền sản giật, sản giật, rau bong non. Khi thai phụ dùng một số loại thuốc, chiếu tia xạ khi điều trị bệnh cũng có thể khiến thai bị nhiễm độc thai nghén thai chết lưu.

icon-vMẹ bị mắc các bệnh kí sinh trùng như sốt rét, nhiễm khuẩn. Bào thai chịu đựng rất kèm với tình trạng sốt của người mẹ nên mỗi khi thai phụ bị sốt khả năng rất cao em bé sẽ chết.

icon-vTử cung bị dị dạng hay kém phát triển khiến cho thai không được nuôi dưỡng tốt có thể chết lưu.

icon-vThai phụ nên nhớ rằng tuổi càng lớn khả năng thai chết lưu càng cao cho nên những phụ nữ trên 40 tuổi nên cân nhắc trước khi mang thai.

icon-vMột số yếu tố tác động đến thai phụ nữa là do thiếu dinh dưỡng, nghỉ ngơi không hợp lí, lao động vất vả, bị tai nạn, vận động mạnh đều có thể nguy hại đến bào thai trong bụng.

Nguyên nhân từ phía thai

icon-checkRối loạn thể nhiễm sắc: Yếu tố này có thể là do di truyền từ cha mẹ hay đột biến trong quá trình tạo noãn, tạo tình trùng, thụ tinh và phát triển của thai.

icon-checkThai dị dạng như não úng thuỷ, vô sọ, phù thai rau.

icon-checkBất đồng miễn dịch mẹ con do yếu tố Rh, thai rất dễ bị chết lưu ở các lần có thai tiếp theo.

icon-checkThai già tháng: bánh rau bị lão hoá, không bảo đảm nuôi dưỡng thai dẫn đến thai chết lưu nếu không được xử trí kịp thời.

icon-checkĐa thai: Thai phụ có thể mang song thai, ba thai vì vậy có thể trong quá trình phát triển sẽ có hiện tượng truyền máu cho máu hay một thai không đủ dinh dưỡng nên không thể tiếp tục phát triển.

Bên cạnh các nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu thì không ít trường hợp thai chết lưu không tìm được nguyên nhân.

Nguy hiểm ảnh hưởng của thai chết lưu đối với người mẹ

  • Thai chết lưu thường gây nên cảm giác sợ hãi ở người mẹ và người thân trong gia đình. Tuy nhiên, thai nhi bị chết đó không gây nên mối nguy hiểm gì cho sức khỏe và tính mạng của người mẹ khi không có biến chứng và xử lý kịp thời.
  • Người bị thai chết lưu là ối bị vỡ sớm khi chưa có dấu hiệu sẩy hay chuyển dạ, vì qua nơi màng ối rách, vi khuẩn sẽ vào buồng ối và dạ con gây nhiễm khuẩn trầm trọng, lúc này có thể nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.
  • Khi thai lưu lại quá lâu trong dạ con (3-4 tuần trở lên) có thể gây ra tình trạng rối loạn đông máu dẫn đến băng huyết nặng ở người mẹ sau sẩy hoặc đẻ.

Cách xử lí thai chết lưu

Khi nghi ngờ bào thai đã chết lưu chị em cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra, tiến hành siêu âm, làm các xét nghiệm để chắc chắn thai đã chết và tiến hành xử lí để đảm bảo an toàn cho bản thân. Bởi vì, thai chết lưu lâu ở trong tử cung rất nguy hiểm, nếu ối bị vỡ lâu, thai nằm lại trong tử cung sẽ bị nhiễm khuẩn rất nhanh và rất nặng. Nhiễm khuẩn lan toả rất nhanh gây nhiễm độc cho mẹ.

Nếu thai chết lưu dưới 7 tuần có thể dùng thuốc để tống thai ra ngoài tử cung an toàn, nhanh chóng ít tổn thương đến tử cung.

Nếu thai lớn hơn 7 tuần thì phải tiến hành hút hoặc gắp thai ra, tuy phương pháp này không an toàn bằng thuốc nhưng nếu thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín thì vẫn hạn chế những tổn thương đến sức khỏe thai phụ.

Nếu thai hơn 6 tháng cần xử lí thai như một cuộc sanh non, thai lưu đưa ra ngoài như một cuộc chuyển dạ và sanh con ra.

Sau khi xử lí thai chết lưu thai phụ cần nghỉ ngơi, ăn uống hợp lí, không quan hệ tình dục, và phải đợi ít nhất 3 tháng mới được có thai lại.

Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân, biểu hiện, và cách xử lí thai chết lưu cho các chị em đang mang thai hay chuẩn bị mang thai biết thêm về những kiến thức, những điều cần biết khi mang thai. Vì vậy, việc khám sức khỏe, tiêm phòng trước khi mang thai và khám thai theo định kỳ, theo chỉ định của bác sĩ là hết sức quan trọng để có thể ngăn chặn và xử lý sớm những bất thường xảy ra ở cả mẹ và bé.

Theo Dinhduongbabau.net

BTV Lê Ngần - 12/12/2019
★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ của mẹ bầu
  • Dành cho những bà mẹ đang chuẩn bị mang thai và mang thai
  • Nhật ký viết cho bé Miu và bé Heo con của mẹ
  • Mẹ Việt kể lại hành trình mang thai ở tuổi 30
  • Trăm mối lo của người phụ nữ khi làm mẹ
  • Tâm sự của người mẹ đã từng “khó lòng mà có con”
procare procare

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!

Hỏi đáp – Tư vấn trực tuyến
  • E be nhe can hon so voi tuoi thai
  • Bà bầu khó thở, làm gì để giảm bớt?
  • Bí quyết nhận biết Omega 3 loại nào tốt nhất?
  • Bà bầu nên uống loại sắt nào?
  • Thuốc procare cho bà bầu của nước nào?
  • thuốc procare có tác dụng gì cho phụ nữ có thai

Xem thêm

Bà bầu thông thái
LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE

LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE

Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?

Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Khi nào cần bổ sung Omega-3 cho bà bầu

Khi nào cần bổ sung Omega-3 cho bà bầu

Bà bầu uống DHA vào tháng thứ mấy và vào thời điểm nào trong ngày?

Bà bầu uống DHA vào tháng thứ mấy và vào thời điểm nào trong ngày?

Bài viết mới nhất
  • Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình Dương năm 2022
  • [BÁO SK&ĐS] OMEGA 3 CHO BÀ BẦU – HIỂU ĐỦ ĐỂ CHỌN ĐÚNG
  • Lời khuyên chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai trong mùa dịch
  • Truyền hình trực tuyến: CHĂM SÓC BẢO VỆ PHỤ NỮ MANG THAI TRONG MÙA DỊCH
  • LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Video Clips

Tự tin đảm bảo dinh dưỡng “ĐỦ-ĐÚNG” tốt nhất cho con khi mang thai

  • Video tư vấn: Bổ sung Omega3 cho bà bầu
  • Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh
Dinh dưỡng bà bầu
  • Bà bầu nên ăn gì
  • Cẩm nang mang thai
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Kinh nghiệm mang thai
  • Cần tránh khi mang thai
Bệnh bà bầu thường gặp
  • Bệnh tiền sản giật
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đau đầu khi mang thai
  • Viêm gan B ở bà bầu
  • Ốm nghén khi mang thai
Bà mẹ cho con bú
  • Ăn gì nhiều sữa cho con bú
  • Bí kíp cho con bú đúng cách
  • Kinh nghiệm nuôi con
  • Bệnh thường gặp ở bé sơ sinh
Góc cho con
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tăng sức đề kháng cho con
  • Chế độ ăn dặm
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Kinh nghiệm nuôi con
Cho mẹ trước bầu
  • Dấu hiệu có thai
  • Dấu hiệu mang thai sớm
  • Kiến thức trước khi mang thai
  • Khám trước khi mang thai
  • Thuốc bổ trước khi mang thai
Danh mục
  • Cho mẹ trước bầu
    • Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất
    • Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm
    • Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!
    • 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai
    • Uống thuốc bổ gì trước khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh?
  • Dinh dưỡng bà bầu
    • Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?
    • Cẩm nang mang thai – Kiến thức sơ đẳng bà bầu cần biết
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
    • Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu cần biết
    • 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai
  • Bệnh thường gặp của bà bầu
    • Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
    • Đái tháo đường thai kỳ: Cách phát hiện và điều trị
    • Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị
    • Viêm gan B ở bà bầu
    • Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai
  • Bà mẹ cho con bú
    • Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú
    • Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách
    • Chứng trầm cảm sau sinh
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
  • Góc cho con
    • Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
    • Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con?
    • Hướng dẫn chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ

© Copyright 2015
Trang chủ Procare Procare Diamond
Tư vấn sức khỏe trực tuyến
Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!