Dinh dưỡng bà bầu

Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú

Trang chủGiới thiệuLiên hệ
  • Chuẩn bị mang thai
    • Dinh dưỡng trước khi mang thai
    • Sức khỏe trước khi mang thai
    • Hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS
  • Cẩm nang mang thai
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Bệnh khi mang thai
  • Cho con bú
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Chăm sóc trẻ sơ sinh
    • Chăm sóc sau sinh
  • Góc của bố
    • Sức khỏe của bố
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Bố chăm sóc mẹ và con
  • Tư vấn hỏi đáp
  • Góc chia sẻ mẹ bầu
  • Video bác sĩ tư vấn
    • Video tư vấn trước khi mang thai
    • Cho mẹ mang thai
    • Cho mẹ sau sinh
Tin tiêu điểm
  • Sản phẩm PM Procare
  • Sản phẩm PM Procare diamond

Liên hệ: 0964.666.152

  • canxi-cho-me-2
  • banner-procare
  • banner-procare-diamond

Thai giáo: Tổng hợp các phương pháp giáo dục thai nhi từ trong bụng mẹ

0 lượt xem

Viết bình luận

Thai giáo là một trong những phương pháp giáo dục cho thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ đang được rất nhiều ông bố bà mẹ quan tâm. Thai giáo có thể giúp cho thai nhi có sự phát triển tốt nhất, kích thích sự phát triển về thể chất và tinh thần để có được sức khỏe sau khi chào đời. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu những phương pháp giáo dục thai nhi khi còn trong bụng mẹ và lợi ích của chúng đối với thai nhi.

thai-giao

Thai nhi có thể cử động được trong bụng mẹ từ lúc 10 tuần nhưng lúc này thai còn nhỏ nên chúng ta không thể cảm nhận được thai nhi cử động rõ ràng được. Và đến tuần thứ 16 trở đi là bé có thể nghe được giọng nói và các âm thanh của mẹ, thậm chí phản ứng lại những gì nghe được. Vì vậy, mẹ có thể bắt đầu thai giáo cho thai nhi ngay từ lúc thai nhi được 16 tuần. Mẹ có thể giúp bé yêu phát triển trí não một cách tự nhiên bằng cách tương tác, nói chuyện và hát. Theo một số nghiên cứu, đọc truyện, nghe nhạc, nói chuyện với thai nhi sẽ giúp bé yêu được học từ khi còn trong bụng mẹ.

Nội dung chính

  • 1 Tác dụng của thai giáo
    • 1.1 Kích thích phát triển các giác quan của thai nhi
    • 1.2 Giúp trẻ phản xạ tốt hơn
    • 1.3 Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
    • 1.4 Giúp trẻ thông minh hơn, tăng chỉ số IQ
    • 1.5 Giúp trẻ tăng chỉ số EQ – chỉ số cảm xúc
    • 1.6 Tăng sự gắn bó giữa bố mẹ và thai nhi
    • 1.7 Giúp mẹ giảm căng thẳng, tăng sự thoải mái
  • 2 Các phương pháp giáo dục thai nhi từ trong bụng mẹ
    • 2.1 Chơi cùng bé yêu từ khi còn trong bụng
    • 2.2 Thai giáo bằng dinh dưỡng
    • 2.3 Đọc truyện cho bé yêu
    • 2.4 Thai giáo bằng thính giác
    • 2.5 Thai giáo bằng thị giác
    • 2.6 Thai giáo bằng xúc giác
    • 2.7 Thai giáo bằng cảm xúc
    • 2.8 Thai giáo bằng vận động

Tác dụng của thai giáo

Kích thích phát triển các giác quan của thai nhi

Nếu mẹ áp dụng phương pháp thai giáo đúng đắn sẽ kích thích sự phát triển đầy đủ 5 giác quan của thai nhi: Thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. Khi lớn lên, trẻ sẽ phản xạ nhanh hơn, hoạt bát hơn, tăng khả năng giao tiếp.

Các nhà khoa học cho rằng, từ tuần thứ 18 của thai kỳ, tai và não thai nhi đã có thể nghe thấy trong máu và nhịp tim của mẹ. 24 tuần tuổi, tai được hình thành đầy đủ và đến tuần thứ 25 của thai kỳ, thai nhi có thể nghe thấy tiếng nói và âm thanh từ môi trường bên ngoài, tạo cho trẻ một khởi đầu để phát triển toàn diện.

Giúp trẻ phản xạ tốt hơn

Việc nói chuyện, vỗ về, massage nhẹ nhàng hoặc bố áp miệng lên bụng mẹ, nói chuyện với bé, bé sẽ phản ứng lại bằng cách đạp, trườn hoặc thúc nhẹ. Bài tập vui chơi này sẽ kích thích sự phản ứng tự nhiên của trẻ, giúp trẻ sau khi ra đời phản xạ tốt hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, phương pháp thai giáo này giúp bé cảm thấy yên tâm hơn khi ở trong bụng mẹ.

Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, mẹ nên cho trẻ nghe nhạc, hay đọc sách, đọc truyện, nói chuyện với bé. Khi nghe thấy những âm thanh quen thuộc, bé sẽ phản ứng lại bằng cách đạp hoặc thúc nhẹ vào bụng mẹ. Đây chính là khởi đầu cho sự nhận biết và phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

Giúp trẻ thông minh hơn, tăng chỉ số IQ

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, dạy con từ trong bụng mẹ là sự khởi đầu để xây dựng và thúc đẩy trẻ phát triển nhận thức. Từ việc cho trẻ nghe nhạc đến những tương tác vật lý như massage bụng, vỗ nhẹ vào bụng… có thể giúp tăng sự phản xạ tự nhiên của trẻ, giúp trẻ vui chơi và khả năng học hỏi sau này. Thực tế cho thấy, những trẻ có mẹ áp dụng phương pháp thai giáo có chỉ số IQ cao, trẻ thông minh hơn so với những trẻ không được giáo dục từ trong bụng mẹ.

Giúp trẻ tăng chỉ số EQ – chỉ số cảm xúc

Không chỉ giúp tăng chỉ số IQ, phương pháp thai giáo đúng còn kích thích trẻ tăng chỉ số cảm xúc – Emotional Quotient (EQ). Khi các giác quan phát triển tốt hơn, trẻ sẽ tăng khả năng nhận thức, hiểu và truyền đạt cảm xúc. Chỉ số EQ cao sẽ giúp trẻ trở thành người tốt, thành đạt sau này.

Tăng sự gắn bó giữa bố mẹ và thai nhi

Thai giáo chính là cơ hội để người mẹ cảm nhận, hòa hợp với thai nhi trong bụng. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp tăng sự gắn kết giữa bố với thai nhi. Sự gắn bó này sẽ tăng thêm tình cảm, tăng trách nhiệm phải chăm sóc, giữ gìn cho bà bầu và cho đứa con yêu sắp chào đời….

Giúp mẹ giảm căng thẳng, tăng sự thoải mái

Trạng thái tâm lý của mẹ có ảnh hưởng đến sự phát triển, tính cách và thói quen của thai nhi. Nghiên cứu cho thấy, căng thẳng có liên quan đến tăng huyết áp, dễ sinh non hoặc trẻ sơ sinh nhẹ cân. Khi phụ nữ mang thai bị stress kinh niên hoặc cực kỳ căng thẳng, em bé có thể tiếp xúc với nồng độ hormone không lành mạnh, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não.

Các phương pháp giáo dục thai nhi từ trong bụng mẹ

Chơi cùng bé yêu từ khi còn trong bụng

Khi bé đang ở trong bào thai, người mẹ có thể kích thích sự nhanh nhẹn của con bằng cách khuyến khích bé chơi trò chơi. Khi thai nhi bắt đầu đạp, người mẹ có thể chạm vào vị trí mà bé yêu đạp trên bụng và khích lệ “Đạp đi con yêu, đạp đi nào”. Nếu người mẹ nói như vậy nhiều lần, trẻ sẽ đạp vào một điểm trên bụng để nghe được những lời như vậy.

Thai giáo bằng dinh dưỡng

Nếu mẹ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, các tế bào của thai nhi và quá trình trao đổi chất khỏe mạnh. Khi người mẹ áp dụng chế độ dinh dưỡng không hợp lý, hoặc ăn quá ít, ăn đồ ăn, bào thai cho rằng môi trường bên ngoài thiếu thốn, nên các tế bào sẽ tích trữ calorie dưới dạng mỡ và ảnh hưởng đến cân nặng về sau.

Đọc truyện cho bé yêu

Giọng đọc và việc vỗ về của ba mẹ sẽ khiến cho thai nhi cảm thấy thoải mái khi ở trong tử cung. Giọng đọc và các câu chuyện đó có thể vỗ về bé sau khi chào đời, điều này có lợi khi con của bạn quấy khóc, không chịu đi ngủ. Giọng nói của mẹ được thai nhi thích nghe nhất nhưng những người khác cũng có thể nói chuyện với thai nhi bằng cách đọc truyện gần bụng mẹ.

Thai giáo bằng thính giác

thai-giao-1

Từ khi còn trong bụng mẹ, thai nhi đã có thể nghe thấy những âm thanh từ bên ngoài như tiếng nhạc hay lời thì thầm, trò chuyện của bố mẹ. Do vậy, để giúp trẻ phát triển thính giác toàn diện, cha mẹ có thể áp dụng theo 2 cách đơn giản là trò chuyện và dùng âm nhạc. Âm nhạc có thể khiến mẹ mở rộng trái tim, sảng khoái tinh thần, tạo ra những cảm xúc tốt đẹp, hơn nữa những giai điệu âm nhạc đẹp đẽ sẽ được truyền đến cho thai nhi, khiến thai nhi cũng được lây truyền những cảm xúc đó.

Thai giáo bằng thị giác

Thị giác là yếu tố hình thành cảm xúc của mẹ nên nó sẽ có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Chính vì vậy, phương pháp thai giáo bằng thị giác đòi hỏi mẹ cần có cái nhìn chọn lọc. Mẹ bầu có thể thư giãn bằng những màu sắc khác nhau sao cho khoa học, đúng đắn. Bên cạnh đó, bà mẹ mang thai có thể tắm nắng để bé có thể cảm nhận được ánh sáng mặt trời khi thai nhi đã qua tháng thứ 4, thời điểm trẻ đủ mẫn cằm với ánh nắng.

Thai giáo bằng xúc giác

Massage chính là cách phổ biến nhất để bạn thực hành thai giáo bằng xúc giác. Massage thường xuyên và đúng cách sẽ giúp mẹ bầu thư giãn, thai nhi tăng cân nhiều hơn và quá trình trở dạ trở nên thuận lợi hơn, giúp giảm bớt đau đơn cho mẹ bầu khi lâm bồn. Tuy nhiên, mẹ không nên xoa bụng bầu quá nhiều vì sẽ có thể dẫn đến những cơn co thắt tử cung dọa sinh non hoặc sảy thai. Mẹ chỉ nên massage từ tuần thai thứ 25 của thai kỳ, thực hiện mỗi ngày 3 lần và mỗi lần khoảng 5 phút.

Thai giáo bằng cảm xúc

Thai giáo bằng cảm xúc chủ yếu thông qua một số phương pháp như đọc những bài văn thơ hay, nghe những bản nhạc hay, giao lưu cùng mọi người, làm những việc mà bản than thai phụ hứng thú, và chơi những trò chơi vui vẻ mà thai phụ có cảm xúc yên bình, hạnh phúc khi sắp được làm mẹ.

Thai giáo bằng vận động

Thai giáo bằng vận động chủ yếu có hai phương pháp: Một là, thai phụ thực hiện các động tác vận động hợp lý, tích cực tác động tới sự phát triển của đại não và cơ bắp của thai nhi, hơn nữa vận động hợp lý cũng giúp thai phụ dễ dàng hơn trong quá trình lâm bồn. Hai là, vào thời điểm thích hợp, thai phụ có những tác động và hướng dẫn tập luyện cho thai nhi, thúc đẩy sự phát triển than tâm của thai nhi.

Các phương pháp thai giáo giúp trẻ sớm nhận diện, làm quen sớm với thế giới sau khi sinh, giúp cho bé nhanh nhạy hơn. Hy vọng rằng mẹ có thêm những phương pháp giáo dục thai nhi từ trong bụng mẹ để thai nhi phát triển tốt cả về thể chất và trí tuệ.

Theo Dinhduongbabau.net

BTV Lê Ngần - 12/12/2019
★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ của mẹ bầu
  • Dành cho những bà mẹ đang chuẩn bị mang thai và mang thai
  • Nhật ký viết cho bé Miu và bé Heo con của mẹ
  • Mẹ Việt kể lại hành trình mang thai ở tuổi 30
  • Trăm mối lo của người phụ nữ khi làm mẹ
  • Tâm sự của người mẹ đã từng “khó lòng mà có con”
procare procare

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!

Hỏi đáp – Tư vấn trực tuyến
  • E be nhe can hon so voi tuoi thai
  • Bà bầu khó thở, làm gì để giảm bớt?
  • Bí quyết nhận biết Omega 3 loại nào tốt nhất?
  • Bà bầu nên uống loại sắt nào?
  • Thuốc procare cho bà bầu của nước nào?
  • thuốc procare có tác dụng gì cho phụ nữ có thai

Xem thêm

Bà bầu thông thái
LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE

LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE

Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?

Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Khi nào cần bổ sung Omega-3 cho bà bầu

Khi nào cần bổ sung Omega-3 cho bà bầu

Bà bầu uống DHA vào tháng thứ mấy và vào thời điểm nào trong ngày?

Bà bầu uống DHA vào tháng thứ mấy và vào thời điểm nào trong ngày?

Bài viết mới nhất
  • Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình Dương năm 2022
  • [BÁO SK&ĐS] OMEGA 3 CHO BÀ BẦU – HIỂU ĐỦ ĐỂ CHỌN ĐÚNG
  • Lời khuyên chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai trong mùa dịch
  • Truyền hình trực tuyến: CHĂM SÓC BẢO VỆ PHỤ NỮ MANG THAI TRONG MÙA DỊCH
  • LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Video Clips

Tự tin đảm bảo dinh dưỡng “ĐỦ-ĐÚNG” tốt nhất cho con khi mang thai

  • Video tư vấn: Bổ sung Omega3 cho bà bầu
  • Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh
Dinh dưỡng bà bầu
  • Bà bầu nên ăn gì
  • Cẩm nang mang thai
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Kinh nghiệm mang thai
  • Cần tránh khi mang thai
Bệnh bà bầu thường gặp
  • Bệnh tiền sản giật
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đau đầu khi mang thai
  • Viêm gan B ở bà bầu
  • Ốm nghén khi mang thai
Bà mẹ cho con bú
  • Ăn gì nhiều sữa cho con bú
  • Bí kíp cho con bú đúng cách
  • Kinh nghiệm nuôi con
  • Bệnh thường gặp ở bé sơ sinh
Góc cho con
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tăng sức đề kháng cho con
  • Chế độ ăn dặm
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Kinh nghiệm nuôi con
Cho mẹ trước bầu
  • Dấu hiệu có thai
  • Dấu hiệu mang thai sớm
  • Kiến thức trước khi mang thai
  • Khám trước khi mang thai
  • Thuốc bổ trước khi mang thai
Danh mục
  • Cho mẹ trước bầu
    • Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất
    • Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm
    • Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!
    • 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai
    • Uống thuốc bổ gì trước khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh?
  • Dinh dưỡng bà bầu
    • Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?
    • Cẩm nang mang thai – Kiến thức sơ đẳng bà bầu cần biết
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
    • Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu cần biết
    • 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai
  • Bệnh thường gặp của bà bầu
    • Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
    • Đái tháo đường thai kỳ: Cách phát hiện và điều trị
    • Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị
    • Viêm gan B ở bà bầu
    • Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai
  • Bà mẹ cho con bú
    • Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú
    • Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách
    • Chứng trầm cảm sau sinh
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
  • Góc cho con
    • Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
    • Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con?
    • Hướng dẫn chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ

© Copyright 2015
Trang chủ Procare Procare Diamond
Tư vấn sức khỏe trực tuyến
Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!