Ốm nghén khi mang thai không chỉ khiến các bà bầu khó chịu mà đôi khi còn gây ra những bất tiện cho các mẹ trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là 15 thực phẩm ngon, bổ, rẻ mà lại vô cùng hữu ích sẽ giúp các mẹ không còn lo ngại với chứng ốm nghén trong thai kỳ:
Nội dung chính
1, Cam, quýt, bưởi
Cam, quýt, bưởi không chỉ giàu chất dinh dưỡng cho bà bầu, mà ngay cả vỏ cam, quýt, bưởi cũng có tác dụng chống nôn khá tốt. Cách chống nghén tốt nhất cho bà bầu là hãm vỏ quýt, cam với nước sôi uống hàng ngày. Nếu không, bà bầu có thể ngửi mùi từ vỏ cam cũng có thể khiến các mẹ bầu không còn cảm giác bị ốm nghén trong những ngày đầu mang thai này nữa.
2, Gừng
Gừng là thực phẩm có vị cay, tính ấm, có công dụng tiêu trừ đàm và được coi là một phương pháp làm cân bằng những cơn rối loạn tiêu hóa, cùng chứng nôn mửa trong thời gian mang thai. Gừng có tác dụng làm giảm co thắt cơ dạ dày và tăng hoạt động nhu động ruột từ đó giảm hẳn tình trạng buồn nôn. Bà bầu có thể sử dụng gừng ở dạng ăn tươi, pha với nước ấm hay ngậm kẹo có tinh chất gừng. Hoặc cách tốt nhất, hiệu quả nhất, bổ dưỡng nhất mẹ bầu có thể áp dụng là lấy nước mía tươi trộn nước ép gừng tươi và uống ngày 3-4 ly, không những giúp hết cảm giác buồn nôn mà còn khiến bà bầu ăn ngon miệng hơn rất nhiều đấy.
3, Bánh mì, bánh quy
Bánh mì, bánh quy là lựa chọn hấp dẫn cho những bà bầu ốm nghén. Các loại bánh này có tác dụng làm quên cảm giác bị buồn nôn, chúng có vị mặn trung hòa acid trong dạ dày, làm giảm đi cơn đói gây cồn cào khiến bà bầu cảm thấy không buồn nôn nữa. Đây cũng là loại thực phẩm bà bầu có thể ăn trong suốt thời gian mang thai dài.
Xem thêm: Ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu?
4, Dưa hấu
Dưa hấu không chỉ giúp hết cảm giác buồn nôn mà còn là loại thực phẩm bù lại lượng nước đã mất cho bà bầu khi nôn.
5, Sinh tố chanh, táo
Quả chanh có tác dụng an thai, chống nôn rất tốt. Bà bầu có thể uống nước chanh hàng ngày với một ít muối, đường hoặc mật ong tùy theo sở thích của mình. Ngoài chống buồn nôn, chanh còn có tác dụng giải nhiệt, giải độc cơ thể cực kỳ hiệu quả. Bên cạnh đó, táo có vị ngọt, giúp tăng cường sự thèm ăn, thúc đẩy digest, giảm nôn ói và bổ sung kali, vitamin. Nếu có sự kết hợp nước ép giữa chanh và táo thì đây quả là một món sinh tố tổng hợp vừa đủ dinh dưỡng vừa giúp mẹ bầu vượt qua những cơn ốm nghén khó chịu trong thai kỳ của mình.
6, Tía tô
Theo Đông y, tía tô có tính ấm, có tác dụng an thai, hạn chế triệu chứng buồn nôn ở phụ nữ mang thai. Những bà bầu ốm nghén có thể dùng lá tía tô hãm nước sôi uống hàng ngày hoặc chế biến kết hợp với các món ăn khác trong bữa ăn, hiệu quả sẽ rất rõ rệt.
7, Củ cải
Củ cải là một loại rau củ có vị mát, có công dụng thanh nhiệt, hóa đàm, giải trừ buồn nôn và rất hợp với bà bầu. Có rất nhiều cách để chế biến củ cải, các mẹ có thể ép lấy nước củ cải uống hoặc chế biến thành các món ăn trong bữa ăn hàng ngày. Để có tác dụng hiệu quả mẹ bầu nên giã nát hoặc ép lấy nước củ cải sắc với mật ong uống hàng ngày từng ít một.
Đọc tiếp: Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu
8, Me
Me được coi là vị thuốc chữa nôn ói khi ốm nghén, chán ăn cho phụ nữ mang thai. Cách giảm nghén khá đơn giản là cho me với nước vào đun sôi và chắt lấy nước để uống hằng ngày.
9, Sữa và sữa chua
Uống sữa trước giờ đi ngủ rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Bởi trong sữa có chứa thuốc kháng axit tự nhiên, có thể giúp trung hòa axit trong dạ dày giúp giảm cơn ốm nghén hiệu quả cho bà bầu.
10, Khoai lang, khoai tây
Trong củ khoai lang rất phong phú các loại vitamin như: vitamin B6, viatmin C, folate, photpho… Vì vậy, việc ăn khoai lang không chỉ cung cấp dưỡng chất tốt cho mẹ và bé mà còn giúp các mẹ bầu giảm chứng buồn nôn và chán ăn. Một củ khoai tây nhỏ nướng vừa chín tới cũng có thể giải quyết sự khó chịu trong dạ dày cho mẹ bầu. Tinh bột có trong khoai tây sẽ bổ sung chất bột cho cơ thể đồng thời làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, giúp mẹ bầu nhanh chóng quên đi cơn buồn nôn kéo đến.
11, Chuối
Khi ói mửa hay tiêu chảy, cơ thể thường bị mất kali nhanh chóng khiến cảm giác mệt mỏi, buồn nôn thêm trầm trọng. Ăn chuối chín chính là phương pháp rất hiệu quả trị chứng buồn nôn này bởi trong chuối có chứa nhiều kali, vì vậy việc ăn chuối có thể bù lại lượng kali bị mất đi rất nhanh chóng.
12, Nước ép cà chua, đu đủ chín
Cà chua giàu vitamin C, carotene, protein, nguyên tố vi lượng có lợi cho sắc tố da. Còn đu đủ chín tốt cho dạ dày, điều trị chứng khó tiêu, nôn mửa đặc biệt là cảm giác buồn nôn khi ốm nghén. Nước ép cà chua, đu đủ chín còn giàu vitamin A, giúp ngăn ngừa mất canxi, chứa các loại enzyme giúp thúc đẩy sự cân bằng trao đổi chất của người mẹ trong quá trình mang thai nên loại sinh tố này được coi là 1 trong những loại thức ăn cho bà bầu bị nghén vừa tốt cho sức khỏe của mẹ còn giúp bé phát triển tốt.
13, Nước
Việc đảm bảo lượng nước cần thiết cho cơ thể hàng ngày cũng có thể làm giảm triệu chứng ốm nghén. Khi dạ dày trống rỗng do không ăn được nhiều và nôn thường xuyên sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy buồn nôn trầm trọng hơn, vì vậy uống nước giữa các bữa ăn có thể giúp cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, các mẹ bầu hãy cẩn thận và không nên uống quá nhiều vì cảm giác no sẽ khiến mẹ bầu không ăn được bữa ăn. Tốt nhất là mẹ bầu nên uống một lượng nhỏ và đều đặn trong suốt cả ngày.
14, Bạc hà
Cũng giống như gừng, bạc hà có tính âm và làm giảm triệu chứng buồn nôn hiệu quả. Có nhiều cách để sử dụng bạc hà. Ví dụ, bà bầu có thể ăn kẹo bạc hà, uống trà bạc bà hoặc dùng tinh dầu bạc hà để hít hà, cơn buồn nôn sẽ giảm tức kắc
15, Bí đao
Bí đao có vị ngọt, tính mát với tác dụng thanh nhiệt, bài trừ đàm và hạn chế tình trạng buồn nôn rất tốt. Bà bầu có thể ép lấy nước uống, phơi khô hãm thành trà uống thay nước mỗi ngày. Hoặc cũng có thể chế biến thành các món ăn bổ dưỡng cho bà bầu rất tốt.
Trên đây là 15 loại thực phẩm chữa ốm nghén hiệu quả mà bà bầu có thể sử dụng để hạn chế và loại bỏ cơn buồn nôn của mình khi mang thai. Tùy vào khẩu vị và sở thích của mình mà bà bầu có thể lựa chọn một hay nhiều loại thực phẩm phù hợp để sử dụng hàng ngày. Quan trọng nhất là thoát khỏi cơn ốm nghén, bà bầu vẫn giữ được sức khỏe tốt để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho em bé.
Hồng Ngọc
hiển says
e bị nghén ko ăn uống gì được nôn liên tục luôn ạ? có cách gi khắc phục ko ạ?rất mệt ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Hiển,
Ở những tháng đầu thai kỳ, do sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố mà đa số bà bầu gặp phải hiện tượng nghén với các biểu hiện: nôn, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, dễ nhạy cảm với một số mùi vị nhất đinh, chán ăn,… Thông thường các triệu chứng này sẽ giảm khi bạn bước sang tháng thứ 4 thai kỳ mà không phải điều trị gì. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ốm nghén trầm trọng khiến bạn không ăn uống được và ảnh hưởng tới sức khỏe thì bạn cần tới bác sĩ để được giúp đỡ.
Mức độ nghén và biểu hiện nghén của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên Có một số cách chung giúp giảm nghén bạn có thể thực hiện: uống nhiều nước trong ngày, chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, không để bụng lo quá hoặc đói quá; tránh xa các mùi vị gây cho bạn cảm giác khó chịu; tránh các thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ: đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay, nóng, thức ăn chế biến sẵn,…
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao khiến bà bầu khó có thể cung cấp đủ nếu chỉ qua thức ăn hàng ngày. Với trường hợp các mẹ bầu bị ốm nghén thì nguy cơ thiếu dưỡng chất càng tăng cao. Do đó, ngoài chế độ ăn bạn có thể dùng thiêm viên bổ tổng hợp như PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất với liều lượng phù hợp cho mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu. Trong thành phần của Procare có Mg và Vitamin B6 còn giúp giảm đáng kể các triệu chứng ốm nghén khi mang thai. Cùng với chế độ ăn, liều khuyên dùng của thuốc PM Pocare diamond là 01 viên/ngày.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Nguyen thi hong says
Cho e hỏi thoi gian nay an gi la tốt voi lại đồ an hay trai cay chống nghén an đuoc trong thời kỳ này ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn,
Thai kỳ thứ nhất là giai đoạn hình thành và phát triển đa số các cơ quan của thai nhi. Việc ăn uống, sinh hoạt như thế nào vô cùng quan trọng vì đây là thời kỳ nhạy cảm nhất. Một chế độ ăn lành mạnh bao gồm nhiều vitamin và rau quả, giàu chất đạm, ít chất béo: thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu đỗ,… tránh những đồ uống có cồn, chè, cafe. Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn những thức ăn chế biến sẵn, có nhiều chất bảo quản… Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, thuốc phiện, hóa chất độc hại. Một số thực phẩm bạn cũng không nên ăn nhiều trong thời gian này như: rau ngót, rau răm, rau sam, mướp đắng, dứa, ngải cứu,…
Khi mang thai, nhu cầu dưỡng chất tăng cao khiến chế độ ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đủ. Đặc biệt với mẹ bầu bị ốm nghén khó ăn uống thì nguy cơ thiếu dưỡng chất càng tăng cao. Với tình trạng khó ăn uống, thời gian này mẹ bầu nên ưu tiên chọn các thực phẩm mà mình cảm thấy thích, ăn thấy ngon miệng là tốt nhất. Các loại rau, củ, quả thường là món ăn tốt cho bà bầu ở giai đoạn này.
Để đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất khi mang thai. Cùng với chế độ ăn, mẹ bầu được khuyên bổ sung thêm viên đa vi chất tổng hợp như PM Procare hay PM Procare diamond mỗi ngày cho mẹ khỏe mạnh thai nhi phát triển tối ưu; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,…
Liều khuyên dùng là 01 viên Procare/ngày. Nên uống ngay sau bữa ăn để các thành phần của thuốc được hấp thu tốt nhất.
Bạn có thể tham khảo thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
nguyenhuuphuc says
om ngen k an dk va mat ngu, co the su dug dk hat chia k
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Phúc,
Bà bầu có thể dùng hạt chia được, tuy nhiên chỉ nên dùng ở mức vừa phải, quan trọng là cần cung cấp chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm. Với trường hợp ốm nghén khó ăn uống thì nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, ưu tiên trước hết với các thực phẩm dễ tiêu hóa, các thực phẩm mà bạn không sợ, khi ăn cảm thấy ngon miệng là tốt nhất. Đồng thời nên bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp như PM Procare diamond mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu. Việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cũng giúp mẹ bầu giảm khó chịu do nghén. Procare cũng cung cấp Vitamin B6, Mg giúp cải thiện tình trạng nghén đáng kể cho bà bầu.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Trang says
Em mấy ngày vừa rồi ốm nghén trầm trọng không ăn không uống gì đuoc. Không biết vì sao tối hqua và sáng hôm nay e đỡ hẳn. Thế có gì bất ổn và nguy hiểm không ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Trang,
Đột ngột giảm nghén là biểu hiện bất thường. Tuy nhiên, vì là cảm giác nên đôi chi bị chi phối bởi yếu tố chủ quan rất nhiều. Mặc dù vậy, nếu có lo lắng thì bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám càng sớm càng tốt bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Thảo says
Hết tuần 12 rồi mà còn bị ói là bị sao vậy ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Thảo,
Cho tới nay, nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng nghén ở mẹ bầu chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, người ta thấy rằng, nghén có thể liên quan nhiều tới sự thay đổi các hormon trong quá trình mang thai và do cơ địa của mỗi người. Khoảng 80% các mẹ bầu sẽ thấy các biểu hiện của tình trạng nghén giảm đi rõ rệt khi bước sang tháng thứ 4 thai kỳ. Còn 20% các trường hợp còn lại sẽ có thời gian nghén lâu hơn, tới tuần thứ 20 thai kỳ. Thậm chí một số ít các mẹ bầu còn bị nghén trong suốt quá trình mang thai, tới khi sinh con xong mới hết nghén.
Bạn đang ở tuần thứ 12 thai kỳ thì vẫn còn khó chịu, nôn ói là bình thường. Bạn chịu khó chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa trong ngày, uống thuốc bổ tổng hợp như PM Procare hoặc PM Procare diamond để cung cấp đủ các dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời