Khi mang thai, để có hành trình 9 tháng 10 ngày khỏe mạnh và an toàn, phụ nữ có thai cần chuẩn bị cho mình sự hiểu biết cần thiết về các vấn đề hàng đầu như: dinh dưỡng khi mang thai, hàm lượng nào là đúng và đủ? Làm thế nào để tránh lấy nhiễm Cúm trong thai kỳ? Đặc biệt, thực hư bệnh răng lợi gây lên những biến chứng cho thai kỳ, giải pháp ngăn ngừa và điều trị nào là an toàn? Hãy cùng Dinhduongbabau cùng tìm hiểu để giúp mẹ bầu sáng rõ từng vấn đề.
Nội dung chính
1.Dinh dưỡng thai kỳ, hàm lượng nào là đúng và đủ?
Axit folic, canxi, sắt và omega-3 là những dưỡng chất không thể thiếu để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh và một bé yêu thông minh. Nhưng không phải hàm lượng nào cũng phù hợp, thiếu hay thừa các chất này đều gây ảnh hưởng xấu cho mẹ và thai nhi. Vì vậy, điều cần biết khi mang thai đầu tiên đó là quan tâm đến hàm lượng dinh dưỡng bổ sung sao cho đúng và đủ.
Axit folic (còn gọi là vitamin B9): thiếu axit folic gây thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ ở trẻ, mẹ nguy cơ sảy thai cao, sinh non, dễ mắc chứng rồi loạn tâm thần sau sinh, suy dinh dưỡng bào thai. Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên bổ sung 400mcg axit folic hàng ngày.
Omega-3 (còn gọi acid béo thiết yếu): đảm bảo cho sự phát triển tối ưu của não bộ cũng như khả năng nhìn của bé. Omega-3 còn giúp giảm nguy cơ sinh non, giảm nguy cơ biến chứng trong thai kỳ như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, sản giật và trầm cảm sau khi sinh. Mẹ bầu cần tối thiểu 200mg DHA mỗi ngày và phải bổ sung theo tỷ lệ 4 DHA/1 EPA mới được coi là chuẩn.
Tỷ lệ 4 DHA: 1 EPA là công thức lý tưởng để bổ sung cho phụ nữ có thai, cho con bú
Canxi: Canxi tham gia quá trình hình thành xương, sụn của trẻ. Phụ nữ khi mang thai cần 1,000-1,200 mg mỗi ngày (tương đương với 1 cốc sữa ít béo). Nên cung cấp thêm Vitamin D3 hàm lượng 100IU/ngày giúp hấp thu Canxi từ ruột vào trong máu và từ máu vào trong xương tốt nhất.
Sắt: Mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 27mg sắt/ngày và không vượt quá 45 mg sắt. Dư thừa sắt có thể khiến tình trạng táo bón khi mang thai trở nên trầm trọng hơn hoặc có thể gây nôn ói, tiêu chảy.
Thông qua ăn uống hàng ngày sẽ không đảm bảo đủ chất, mẹ bầu nên sử dụng thêm các thuốc bổ sung các dưỡng chất này, đặc biệt thuốc phải đảm bảo hàm lượng đạt chuẩn như tỷ lệ 4 DHA/1 EPA và 400mcg axit folic…
2. Biến chứng nguy hiểm đến thai nhi, mẹ bầu cần làm gì để ngăn ngừa và điều trị bệnh răng lợi?
Điều cần biết khi mang thai thứ hai đó chính là sức khỏe răng lợi. Vì sao?. Bị viêm lợi, viêm nha chu khi mang thai khiến nồng độ vi khuẩn gây bệnh là P.gingivalis tăng cao, sẽ theo máu xâm lấn vào nhau thai, phá hủy màng nhau thai, đồng thời kích thích sản xuất các chất làm co thắt tử cung,“bắt” em bé phải sinh sớm trước tuổi (trước 37 tuần) – (nguy cơ này tăng gấp 2-4 lần), em bé sinh nhẹ cân (<2500 gram) – (nguy cơ này tăng 7 lần), mẹ bị tiền sản giật – (nguy cơ này tăng gấp 2-4 lần).
Nguồn ảnh: Facebook Lý Hải Minh Hà
Bị sâu răng khi mang thai, thông qua đường máu người mẹ “gián tiếp” di truyền vi khuẩn sâu răng sang cho thai nhi. Vì từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 trong bụng mẹ, răng của em bé bắt đầu phát triển ở dưới nướu, trẻ dễ bị sâu răng sớm làm răng mọc không theo hàng lối, bị tật nói ngọng, về lâu dài ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao cùng chỉ số thông minh của trẻ.
Để tránh những hậu quả xấu kể trên cho thai nhi, phụ nữ có thai cần nêu cao ý thức ngăn ngừa và điều trị tận gốc khi có những dấu hiệu của tình trạng viêm lợi hay sâu răng, bằng giải pháp vừa an toàn cho cả mẹ và con, lại giúp giảm nồng độ vi khuẩn S.mutans gây sâu răng và vi khuẩn P.Gingivalis gây viêm lợi xuống mức thấp nhất, không có khả năng phát triển và lây lan bệnh. Hiện nay, Viên ngậm IgYGate DC-PG được coi là giải pháp tối ưu nhất cho phụ nữ có thai trước bệnh răng lợi. Đây là sản phẩm do các nhà nghiên cứu Nhật Bạn tìm ra, có chứa thành phần kháng thể IgY (tên khoa học là Ovalgen DC và Ovalgen PG). Kháng thể IgY trong viên ngậm đươc chiết xuất từ lòng đỏ trừng gà, sẽ tấn công tiêu diệt trực tiếp cả 2 loại vi khuẩn gây sâu răng và viêm lợi, chỉ tác dụng ở khoang miệng, không ngấm vào máu nên không ảnh hưởng đến thai nhi, không để lại tác dụng phụ và không gây đề kháng thuốc. Chính vì tính an toàn và hiệu quả cao, viên ngậm IgYGate DC-PG trở thành lựa chọn số 01 cho phụ nữ có thai để giải quyết tận gốc các vấn đề răng lợi trong thai kỳ.
3. Làm thế nào để tránh lây nhiễm Cúm suốt thai kỳ?
Và điều cần biết khi mang thai cuối cùng mang tên “bệnh cúm”. Nếu bị cúm nặng trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi có thể bị các dị tật bẩm sinh như bị down, sứt mũi, hở hàm ếch, tim bệnh sinh, não tụ huyết… Bị cúm trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể bị sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non…. Các mẹ có thể lựa chọn một số sản phẩm giúp phòng ngừa được nhiều chủng cúm (cúm gia cầm H1N1, H3N2, H5N1, cúm B) an toàn như viên ngậm có chứa thành phần kháng thể IgY (Ovalgen F) của Nhật Bản, viên ngậm này cũng được làm từ kháng thể IgY nhưng có tác dụng đặc hiệu lên cả 4 chủng cúm, trong đó có cả chủng cúm nguy hiểm H5N1.
Nguồn: Webtretho.com
Duyên says
Em bị viêmoxoang ,bị viêm họng hạt có ddowmf vàng và có hôi bây giờ e có thể dung dk ko thuốc c gì ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Duyên,
Để việc điều trị có hiệu quả và đảm bảo an toàn thì bạn nên tới bác sĩ thăm khám cụ thể. Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc dùng phù hợp cho bạn.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời