Ăn gì tốt cho bà bầu? Cách chăm sóc bà bầu khoa học nhất?… là những câu hỏi được rất nhiều bà mẹ quan tâm và thắc mắc. Để giải đáp những băn khoăn này, xin mời các mẹ tham khảo bài viết dưới đây để có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bản thân và em bé trong suốt thai kỳ của mình:
Nội dung chính
Cách chăm sóc bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ
1, Sự thay đổi về sinh lý của bà bầu trong 3 tháng đầu
Trong tháng đầu mang thai, bà bầu thường không có cảm giác gì đặc biệt, thậm chí vẫn chưa biết được mình đã mang thai. Độ to nhỏ của tử cung vẫn chưa có gì khác biệt so với lúc chưa mang thai. Trong giai đoạn này, buồng trứng bắt đầu tiết ra hóc môn hoàng thể. Hóc môn này sẽ kích thích tuyến vú phát triển. Bà bầu sẽ cảm thấy bầu vú hơi căng cứng, đầu vú trở nên sẫm màu và nhạy cảm hơn, chỉ cần chạm nhẹ vào là cảm thấy đau.
Sang tháng thứ 2 kinh nguyệt bị ngưng lại. Phần lớn các chị em bắt đầu có phản ứng mang thai như buồn nôn, ói mửa, chán ăn,… Đây là dấu hiệu ốm nghén, nhưng vẫn có một số chị em lại không hề có bất cứ phản ứng nào. Do tác dụng của hóc môn và tử cung to ra làm ép bàng quang, nên số lần đi tiểu tiện của thai phụ bắt đầu tăng lên. Không nên nhịn tiểu, như thế sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Thần kinh của bà bầu cũng trở nên nhạy cảm, thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, và tinh thần trở lên bất an, lo âu, buồn bực, nóng nảy,…
Từ tháng thứ 3 tử cung đã to bằng nắm tay. Bầu vú có cảm giác căng, đầu vú và quần vú càng sẫm màu hơn. Màu của âm hộ cũng sẫm hơn, chất phân tiết từ âm đạo càng nhiều và đặc hơn. Phản ứng mang thai vào tháng này càng dữ dội, triệu chứng nôn ói của thai phụ đạt đến cao trào. Do sự thay đổi của hocmone, nên tâm trạng của thai phụ càng bất an, lo âu, buồn bực, đôi lúc còn có hành vi quá khích. Những thay đổi về ngoại hình do mang thai là da sẽ mất đi vẻ tươi sáng mà trở nên sẫm màu, xung quanh mắt và má xuất hiện những đốm nâu, những nốt tàn nhang vốn có sẽ trở nên sẫm hơn.
2, Cách chăm sóc bà bầu trong 3 tháng đầu
Chế độ dinh dưỡng:
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu mang thai cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng gồm: chất đạm, chất béo, sắt, canxi, vitamin, khoáng chất,… Đặc biệt việc bổ sung axit folic trong giai đoạn này là việc làm cực kỳ quan trọng. Bởi thiếu axit folic là nguyên nhân gây khiếm khuyết ống thần kinh mà biểu hiện là nứt đốt sống, thoát vị não… và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch của trẻ. Nhu cầu về axit folic của bà bầu trong giai đoạn này là 400mcg axit folic mỗi ngày.
Do ảnh hưởng của hiện tượng “ốm nghén” nên để đảm bảo sức khỏe trong thời gian này, bà bầu cần chia nhỏ bữa ăn từ 5 đến 6 bữa một ngày để tránh hiện tượng nôn, buồn nôn… Có thể ăn những thực phẩm như cam, táo, bánh quy, gừng… để hạn chế tình trạng ốm nghén. Mặt khác, kìm nén những sở thích ăn uống nếu những thực phẩm đưa vào cơ thể không tốt cho bé hoặc cho chính người mẹ.
Trong giai đoạn đầu này, bà bầu cũng nên lưu ý đến những thức ăn cần tránh khi mang thai như bia rượu, đồ uống có ga, cồn và một số rau quả có thể dọa sảy thai như: dứa, đu đủ xanh, rau ngót, rau sam, mướp đắng…
Chế độ sinh hoạt:
- Sẽ có rất nhiều mệt mỏi và áp lực đặt lên các mẹ trong thời gian này, do đó hãy sắp xếp thời gian để được nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn.
- Nếu phải đi làm việc xa hoặc môi trường làm việc không tốt, bà bầu cần suy nghĩ kỹ lưỡng về việc này tránh ảnh hưởng đến bản thân và em bé.
- Có thể đi bộ hoặc tập những động tác yoga nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể mẹ bầu dồi dào khí oxy, làm dịu hệ thần kinh, đồng thời cũng giúp tăng cường oxy cho bào thai.
- Thay đổi tính tình, nếu bà bầu cảm thấy tính tình bị thay đổi thất thường, hãy trao đổi với chồng để anh ấy thông cảm và sẻ chia nhé.
3, Người chồng cần biết
Trong thời kỳ này, người chồng cần nắm bắt những cách chăm sóc bà bầu một cách tốt nhất:
- Quan tâm đến vợ nhiều hơn, giúp vợ giảm bớt áp lực tâm lý. Nên cùng vợ vạch ra kế hoạch cho thời kỳ mang thai và phải thay đổi thói quen không tốt như về trễ, lười làm việc,…
- Nên cố gắng dành thời gian để đưa vợ đi khám thai theo định kỳ, một mặt là có thể chăm sóc cho vợ, mặt khác là để cho vợ cảm thấy ấm áp, vui vẻ.
- Phản ứng mang thai thường làm cho thai phụ chán ăn, tinh thần thường không tốt. Người chồng nên biểu hiện tình yêu của mình đối với vợ nhiều hơn, chăm sóc vợ kĩ hơn, nhất là chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để vợ được vui vẻ và khỏe mạnh hơn.
- Phải tích cực học cách làm việc nhà. Trong thời kì thai nghén, có một số việc không thích hợp cho thai phụ như khiêng nhấc và di chuyển vật nặng, lấy đồ ở trên cao… Tất cả những việc này đều do người chồng làm.
- Trong 3 tháng đầu nguy cơ sẩy thai rất cao do đó các cặp vợ chồng không nên quan hệ tình dục.
Xem thêm: Những điều cần tránh khi mang thai
Cách chăm sóc bà bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ
1, Sự thay đổi về sinh lý của bà bầu trong 3 tháng giữa
Thông thường, khi thai phụ mang thai đến tháng thứ 4 trở đi, bụng đã bắt đầu nhô ra rõ rệt, tuy nhiên áp lực trong bụng vẫn hoàn toàn bình thường
Sang tháng thứ 5, ngoại hình của thai phụ có sự thay đổi khá lớn, tử cung to ra nên làm cho bụng dưới cũng nhô ra; chiều cao của đáy tử cung đã ngang với rốn. Ngực, mông đều nở ra; lớp mỡ dưới da dày lên, thể trọng tăng. Sắc tố ở mặt, quầng vú, âm hộ vẫn tiếp tục sẫm màu. Ngực bắt đầu tiết sữa non. Trong thời kì này, bà bầu có thể cảm nhận rõ ràng thai máy rất mạnh. Thai máy là một trong những đặc trưng sống của thai nhi, là căn cứ để chẩn đoán thai nhi, là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự sinh tồn trong tử cung của thai nhi. Do đó bà bầu nên ghi lại thời gian thai máy đầu tiên để cung cấp cho bác sĩ khi đi khám thai.
Khi được 6 tháng, tử cung to ra thấy rõ, chiều cao của đáy tử cung khoảng 18 – 20cm so với khớp mu. Dây chằng giữ tử cung bị kéo giãn, nên thỉnh thoảng thai phụ sẽ cảm thấy đau. Do tử cung đè ép nên các mẹ thường có các hiện tượng như khó thở, tiêu hoá không tốt… Do tử cung đè ép lên tĩnh mạch ở khoang dưới làm cho máu ứ lại ở khoang chậu và mạch máu của chi dưới. Máu không lưu thông, áp lực tăng cao, lại thêm sự thay đổi của hóc môn nên thai phụ sẽ bị phù chân, cũng có thể gây ra hiện tượng giãn tĩnh mạch.
2, Cách chăm sóc bà bầu trong 3 tháng giữa
Chế độ dinh dưỡng:
Trong giai đoạn 3 tháng giữa mang thai, cân nặng hợp lý cho bà bầu là tăng từ khoảng 3-4 kg, đồng thời phải bảo đảm đủ các dưỡng chất, vi chất cần thiết. 4 nhóm thực phẩm cơ bản vẫn tiếp tục được các chuyên gia dinh dưỡng yêu cầu đó là:
- Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
- Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
- Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
- Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.
Cơ thể cũng cần được cung cấp đầy đủ lượng vitamin dồi dào gồm: chất sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten bằng việc ăn uống đa dạng. Giai đoạn này, cơ thể người mẹ cần khoảng 2550 kcal/ngày, cao hơn mức bình thường 300-350 kcal, bởi vậy các yêu cầu về dinh dưỡng cũng cao hơn. Nếu như trong 3 tháng đầu thai kỳ, các bác sĩ khuyên thai phụ uống đủ 1,5 lít nước/ ngày thì chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai ba tháng giữa đòi hỏi người mẹ phải cung cấp đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Việc uống đủ nước rất quan trọng để cân bằng lượng ối trong cơ thể mẹ tương đồng với sự phát triển của thai nhi. Việc sử dụng thuốc bổ, các viên vitamin là cần thiết, nhưng bà bầu cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, hãy kiểm soát tốc độ tăng cân của cơ thể sao cho hợp lý để tránh những nguy cơ do thừa/thiếu cân gây ra.
Chế độ sinh hoạt:
- Khi bụng bắt đầu to lên, bà bầu đừng cố mặc đồ chật, hãy chuẩn bị sắm đồ đạc rộng hơn.
- Hãy tập thể dục đều đặn ngay từ bây giờ để duy trì sức khỏe, có thể tham dự một lớp thể dục tiền sản phù hợp. Bà bầu cũng có thể tự tập bằng cách đi bộ, bơi lội, yoga hoặc đạp xe tại chổ.
- Trong thời gian này, bà bầu có thể mắc một số bệnh như khó tiêu, táo bón… Uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây tươi để ngăn ngừa tình trạng này. Nếu thấy những biểu hiện khác lạ của cơ thể cần đi khám để tránh nguy hại đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
3, Người chồng cần biết
- Phải nhắc nhở vợ đi khám thai định kì, nếu có thể đưa vợ đi càng tốt
- Tiến hành giáo dục thai nhi một cách có kế hoạch, cho thai nhi nghe những loại nhạc du dương, thường xuyên trò chuyện và theo dõi thai máy cũng như nhịp tim của thai nhi.
- Đây là thời gian bà bầu cần bổ sung đã dạng các chất dinh dưỡng, người chồng cần tham khảo chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh mẹ bầu thiết chất hoặc thừa cân.
Cách chăm sóc bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ
1, Sự thay đổi về sinh lý của bà bầu trong 3 tháng cuối
- Do bụng nhô về phía trước nên phải giữ cho ngực ngã ra sau, cổ đưa về trước, vai hạ xuống, sống lưng đưa về trước mới có thể giữ cho trọng tâm của cơ thể được cân bằng. Điều này làm cho một số cơ lưng mệt mỏi quá mức và cảm giác đau lưng rõ rệt hơn.
- Tê chân, phù bàn tay, bàn chân, giãn tĩnh mạch có thể xảy ra trong giai đoạn này.
- Các mẹ sẽ đối mặt với các cơn gò Braxton Hicks xảy ra thường xuyên và mạnh hơn.
- Có khoảng 70% thai phụ có xuất hiện những vệt do mang thai ở bụng, mông, đùi, bầu vú. Những đường này có dạng cong, không theo quy tắc, có màu hồng phấn hoặc đỏ tía, độ to nhỏ và phạm vi của nó cũng rất khác nhau
- Bà bầu dễ bị mệt do thiếu ngủ và sức nặng của thai nhi.
2, Cách chăm sóc bà bầu trong 3 tháng cuối
Chế độ dinh dưỡng:
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu vào 3 tháng cuối của thai kì vẫn phải đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, cân đối giữa các chất dinh dưỡng như đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất…Trong đó:
- Chất đạm có nhiều trong các loại thịt như thịt gà, thịt lợn, thịt bò, cá, trứng, sữa…
- Chất béo có nhiều trong lạc, vừng, đỗ, dầu, mỡ…
- Chất bột đường có nhiều trong gạo, ngô, khoai, sắn, ngũ cốc, khoai tây…
- Vitamin có nhiều trong các loại rau xanh và hoa quả tươi
- Sắt có nhiều trong các cây rau màu xanh thẫm, gan, thận, tim lơn…
- Canxi có nhiều trong sữa, trứng gà, tôm con, tép, cua…
- Đảm bảo đủ nước uống: uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
- Chia nhỏ bữa ăn để mẹ bầu ăn được nhiều và tiêu hóa tốt hơn.
- Tránh các thực phẩm có hại có chứa chất bảo quản, tránh ăn mặn đồ hộp, tránh ăn lạnh.
Chế độ sinh hoạt:
- Vào những tháng cuối của thai kỳ, bà bầu nên đi khám thường xuyên hơn để được các bác sĩ tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe của mình, chuẩn bị cho những ngày sinh sắp tới.
- Hãy nghỉ ngơi hàng ngày với chân gác cao, tốt nhất là nghiêng sang bên trái. Cách này sẽ giúp bà bầu tăng cường sức chịu đựng của bạn đồng thời tăng cường lượng máu đến bánh nhau.
- Bà bầu nên đi bộ sau bữa cơm tối khoảng 15-30 phút giúp lưu thông máu và việc sinh nở trở lên dễ dàng hơn.
- Để sinh ra một em bé khỏe mạnh, thông minh, mẹ bầu nên hạn chế đến mức tối đa căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần. Hãy bỏ ngoài tai những chuyện bực mình, khó chịu, hãy hạn chế làm việc nặng, công việc khiến mẹ suy nghĩ nhiều và dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Mẹ nên biết rằng cảm xúc của mẹ trong thai kỳ như thế nào, em bé sau này cũng đúng như thế.
- Trong tháng cuối, không nên quan hệ tình dục vì điều này dễ gây co bóp tử cung và sinh non.
- Khi gần đến ngày dự sinh, bà bầu nên sắp xếp công việc để có thể nghỉ làm ít nhất bốn tuần lễ trước khi sinh và chuẩn bị những thứ cần thiết cho em bé lúc ra đời. Trong những tháng cuối cùng, thai nhi phát triển và tăng cân khá nhanh, đòi hỏi mẹ càng phải chú ý tới ăn uống và những hoạt động của mình. Không nên “tham công tiếc việc”, làm cố cho đến sát ngày sinh, vừa có hại cho thai, vừa không đảm bảo an toàn khi xảy ra chuyển dạ.
3, Người chồng cần biết
- Masage có thể thúc đẩy mạch máu lưu thông, tăng cường sức đề kháng, giải toả những khó chịu trong giai đoạn 3 tháng cuối này một cách hữu hiệu. Người chồng massage cho vợ còn có thể làm cho vợ giải toả áp lực tâm lý, giúp vợ luôn thoải mái, vui vẻ.
- Phải tích cực học hỏi những kiến thức có liên quan đến cách chăm sóc bà bầu ở thời kì cuối và khi sinh nở, hiểu rõ những thay đổi của cơ thể vợ, nhận biết một số dấu hiệu dị thường và cách xử lý.
- Người chồng cố gắng làm tất cả những công việc nhà, cho dù là những việc đơn giản, vì trong thời kì này, bà bầu sẽ rất mệt khi làm việc.
- Dành thời gian ở bên vợ, chăm sóc vợ, và đưa vợ đi khám, trong giai đoạn này, lịch khám thai sẽ dày hơn.
Ngoài ra để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng tăng cao trong thời kỳ mang thai và cho con bú, cùng với tăng cường chế độ ăn cung cấp dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, bà bầu có thể tham khảo sử dụng thuốc PM Procare và PM Procare Diamond mỗi ngày. Với thành phần gồm 18 dưỡng chất thiết yếu ở liều lượng phù hợp, bổ sung PM Procare/PM Procare diamond mỗi ngày sẽ giúp bạn có một thai kỳ bình thường và mạnh khỏe.
Mang thai và sinh con luôn là một thiên chức lớn lao, là niềm hạnh phúc của mỗi người phụ nữ. Trong suốt thời gian mang thai này, bà bầu cần chú ý về chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt để đảm bảo đến ngày sinh được “mẹ tròn con vuông”. Không chỉ mẹ bầu, mà người chồng cũng cần có những kiến thức nhất định về các giai đoạn thai kỳ để có thể chăm sóc bà bầu một cách hiệu quả và khoa học nhất.
Lanh says
Chế độ dinh dưỡng như thế nào đối với ngươi mang thai tuần đầu
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Lanh,
Thai kỳ thứ nhất là giai đoạn hình thành và phát triển đa số các cơ quan của thai nhi. Việc ăn uống, sinh hoạt như thế nào vô cùng quan trọng vì đây là thời kỳ nhạy cảm nhất. Một chế độ ăn lành mạnh bao gồm nhiều vitamin và rau quả, giàu chất đạm, ít chất béo: thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu đỗ,… tránh những đồ uống có cồn, chè, cafe. Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn những thức ăn chế biến sẵn, có nhiều chất bảo quản… Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, thuốc phiện, hóa chất độc hại. Một số thực phẩm bạn cũng không nên ăn nhiều trong thời gian này như: rau ngót, rau răm, rau sam, mướp đắng, dứa, ngải cứu,…
Khi mang thai, nhu cầu dưỡng chất tăng cao khiến chế độ ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đủ. Do đó, cùng với chế độ ăn phụ nữ có thai được khuyên bổ sung thêm viên đa vi chất tổng hợp như PM Procare hay PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp:
– DHA/EPA giúp tăng cường lưu lượng máu tới tử cung, tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi làm tổ. DHA, EPA là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, cao huyết áp, tiền sản giất, đái tháo đường thai kỳ,… Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglycerid với tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 là tỷ lệ vận chuyển tối ưu qua nhau thai và phát huy tác dụng tốt nhất.
– Acid folic ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, cần thiết cho quá trình tạo máu và phân chia tế bào. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung đủ 400mcg acid folic/ngày từ trước khi mang thai và trong 3 suốt thai kỳ có thể giúp phòng ngừa 70% tỷ lệ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ.
– Sắt giúp tạo máu, phòng sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai,…
– I-ốt giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ, ngăn ngừa các rối loạn do thiếu I-ốt: chứng đần độn, chậm phát triển,…
– Kẽm: cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai và bánh nhau. Thiếu Kẽm ở mẹ là nguyên nhân của suy dinh dưỡng bào thai
– Mg: cần thiết cho quá trình trao đổi chất của calci, photpho, natri, kali, vitamin C, một số vitamin nhóm B; giúp điều hòa trạng thái thần kinh và chức năng vận động của hệ cơ; chuyển hóa đường, chất béo… thành năng lượng
– Các vitamin A,B,C,D,E và khoáng chất khác.
Với một thai kỳ bình thường, cùng với tăng cường chế độ ăn, mẹ bầu chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên PM Procare là đủ giúp cơ thể khỏe mạnh thai nhi phát triển tối ưu; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,… Bạn chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên sau bữa ăn là đủ.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Võ Minh ngà says
Em muốn tham khảo chế độ ăn uống cho bà bầu
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Ngà,
Bạn có thể tham khảo bài viết: Chế độ ăn cho bà bầu theo từng tháng để xây dựng dinh dưỡng phù hợp với mình nhé!
Thân ái,
Hiển thị trả lời
Hà Mạnh Liêm says
Chúng tôi quan hệ từ hôm 27/4 thì đến 6/5 người phụ nữ đã có những dấu hiệu về mang bầu chưa? Xin cho tư vấn. Cảm ơn
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Mạnh Liêm,
Ngay sau khi trứng được thụ tinh, cơ thể mẹ đã bắt đầu tiết ra các hormon thai kỳ để giúp ích cho sự làm tổ của thai nhi. Chính sự thay đổi đột ngột của các hormon này khiến người mẹ găp các biểu hiện đặc trưng của thời kỳ mang thai. Nhiều mẹ bầu có thể cảm nhận mình có thai ngay từ ngày thứ 2-3 sau khi trứng được thụ tinh. Điều đó phụ thuộc vào cơ địa của từng người bạn nhé!
Thân ái,
Hiển thị trả lời
nguyen thi thu hanh says
e 24tuan len 10kg, thang vua roi len 4kg 1thang ma di kham bs noi con qua be fai uong sua bau, nho bs tu van cach an uong the nao de vo con ma ko vo me
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn,
Trên thực tế có khá nhiều mẹ bầu tăng cân nhiều nhưng thai nhi lại nhẹ cân. Ngoại trừ nguyên nhân bệnh lý làm giảm vận chuyển các dưỡng chất từ mẹ sang con (Cần được bác sĩ thăm khám, xét nghiệm để xác định) thì nguyên nhân thường gặp là tình trạng mẹ ăn nhiều nhưng thiếu cân bằng các chất dinh dưỡng. Mẹ bầu bổ sung Canxi quá sớm với hàm lượng cao không những làm tăng nguy cơ sỏi thận, sỏi đường tiết niệu mà còn khiến tình trạng canxi hóa nhau thai diễn ra sớm, cản trở quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng,…
Để mẹ khỏe mạnh, không tăng cân quá nhiều và cung cấp đủ dưỡng chất cho con thì mẹ cần lưu ý:
– Ăn đầy đủ và đa dạng các nguồn thực phẩm
– tăng cường các thực phẩm giàu đạm như: thịt, cá, trứng,sữa, ngũ cốc,..
– Tăng cường nhiều rau xanh và hoa quả
– Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ
– hạn chế ăn đồ ngọt, tránh xa thực phẩm nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn
– Uống nhiều nước, uống sữa cho bà bầu
– Bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp như PM Procare diamond mỗi ngày…
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Duyen says
Tôi mang thai đã 5 tháng nhưng vaanx ko tưng cân thì có ảnh hưởng gì ko ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Duyên,
Tùy thuộc vào chỉ số dinh dưỡng (BMI=cân nặng/chiều cao*chiều cao) của bạn trước khi mang thai mà có khuyến cáo mức tăng cân phù hợp khi mang thai.
– Nếu trước đây bạn có BMI<18,5 thì mức tăng cân nên đạt 25% cân nặng trước khi mang thai.
- Nếu BMI từ 18,5 – 22,9 mức tăng cân nên đạt 20% cân nặng trước khi mang thai.
- Nếu BMI>22,9 thì mức tăng cân nên đạt 15%cân nặng trước khi mang thai.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ bà bầu thường không tăng cân nhiều, đa số chỉ tăng khoảng 0,5 đến 1,5 kg mà thôi. Một số mẹ bầu vì nghén không ăn uống được thậm chí còn sụt một vài cân. Tuy nhiên, từ tháng thứ 4 trở đi, khi tình trạng nghén giảm, mẹ bầu ăn uống tốt thì cân nặng sẽ bắt đầu tăng. Tăng cân đều đặn là một trong số các tiêu chí cần phải có để đánh giá một thai kỳ mạnh khỏe. Nếu mang thai đã 5 tháng mà mẹ không tăng cân thì bạn cần xem xét lại chế độ dinh dưỡng của mình. Chế độ ăn cần đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng: tinh bột, chất đạm, chất béo, Vitamin và khoáng chất.
Ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, phụ nữ mang thai luôn được khuyên bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp như PM Procare/PM Procare diamond mỗi ngày để cùng thức ăn đảm bảo cung cấp đây đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời