Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng và phức tạp nhất của thai kỳ. Thai nhi trong bụng mẹ lúc này mới hình thành nên còn rất yếu, do đó chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu đóng vai trò rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của thai nhi trong suốt cả thai kỳ. Vì vậy, bà bầu cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con trong giai đoạn này để hỗ trợ tốt nhất cho sự tăng trưởng của bé.
Nội dung chính
Vai trò của dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ được coi là giai đoạn quan trọng, tạo tiền đề cho sự phát triển của thai nhi. Đây là giai đoạn mà thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển hệ thống thần kinh, tủy sống, não. Song song với đó là quá trình phát triển tim, hệ tuần hoàn và các cơ quan nội tạng khác vào tuần thứ 6 của thai kỳ. Đến cuối tuần thứ 12 hầu hết các bộ phận trên cơ thể thai nhi như chân, tay, mắt, mũi,… đều hoàn thiện.
Chính vì vậy, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu đầy đủ và khoa học là vô cùng cần thiết giúp cho mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và bé phát triển toàn diện. Sự phát triển của thai nhi phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng mà mẹ nạp vào cơ thể. Nguồn dinh dưỡng này sẽ theo máu và nuôi dưỡng thai nhi phát triển từng ngày. Dinh dưỡng đúng và đủ sẽ giúp mẹ có sức đề kháng tốt, con phát triển tốt còn nếu mẹ không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng có thể khiến cho thai nhi bị suy dinh dưỡng, dị tật hoặc thậm chí là sảy thai.
Dưỡng chất cần bổ sung trong 3 tháng đầu thai kỳ
1, Axit folic
Công dụng: Axit folic hay còn gọi là vitamin B9. Đậy là một loại dưỡng chất rất quan trọng với cơ thể con người, giúp tổng hợp ADN và là một trong những vi chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bào thai, nhất là hệ thần kinh, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai nhi. Thiếu axit folic dễ gây khiếm khuyết ống thần kinh ở trẻ, khiến thai vô sọ, thoát vị não – màng não, hở đốt sống và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch…
Thực phẩm giàu axit folic: Những thực phẩm như gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau xanh (màu xanh càng đậm càng tốt như rau dền, củ cải, bông cải…), đậu lima, đậu Hà Lan, đậu nành, cà rốt, cà chua, chuối, cam, chanh, bưởi… là những thực phẩm rất dồi dào axit folic mà bà bầu nên bổ sung hàng ngày.
Hàm lượng cần bổ sung: Hiện nay Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo mọi phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ nên bổ sung 400 mcg acid folic mỗi ngày nhằm giảm thiểu nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ. Ngoài ra, tùy tình trạng sức khỏe của bà bầu mà bác sĩ có thể kê toa uống viên thuốc bổ sung hoặc bổ sung trực tiếp thông qua các thực phẩm hàng ngày. Thông thường bà bầu cần khoảng 400 – 600mcg axit folic mỗi ngày.
2, Sắt
Công dụng: Sắt rất cần thiết cho quá trình vận chuyển ôxy và vi chất dinh dưỡng đến bào thai, hỗ trợ cho quá trình phát triển não bộ của thai nhi. Ngoài ra, sắt cũng tham gia vào quá trình cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Thiếu sắt không chỉ khiến bà bầu luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu, da xanh xao… mà còn là nguyên nhân gây sinh non, thiếu cân ở trẻ sơ sinh…
Thực phẩm giàu sắt: Sắt có vai trò rất quan trọng với cơ thể, do đó bà bầu nên bổ sung những thực phẩm giàu sắt như: thịt bò, cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc…
Hàm lượng cần bổ sung: Theo khuyến cáo, với một thai kỳ bình thường bà bầu nên chú ý bổ sung khoảng 30mg sắt mỗi ngày.
Dinh dưỡng/ngày | Phụ nữ bình thường | Phụ nữ mang thai |
Tổng kcal/ngày | 1800-2300 | 2000-2400 |
Chất đạm | 60g | 70- 90g |
Chất béo | 46-57g | 50-70g |
Axit folic | 200mcg | 600mcg |
Sắt | 7.9-11.9mg | 18-30mg |
Canxi | 800mg | 1200mg |
Magie | 340mg | 340mg |
Photpho | 700mg | 700mg |
Kẽm | 6-20mg | 6-20mg |
I-ốt | 150µ | 220µg |
Vitamin A | 650mcg | 650-730mcg |
Vitamin D | 15mcg | 20mcg |
Vitamin E | 6.0mg | 6.5mg |
Vitamin K | 51mcg | 51mcg |
Vitamin C | 100mg | 110mg |
Vitamin B1 | 1,1mg | 1,3mg |
Vitamin B2 | 1,2mg | 1,5mg |
Vitamin B3 | 14mg | 18mg |
Vitamin B6 | 1,3mg | 1,9mg |
Vitamin B9 | 400mg | 600mcg |
Vitamin B12 | 2,4mcg | 2,6mcg |
Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam 2016 (Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia)
3, Canxi
Công dụng: Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố, làm chắc thêm hệ thống xương cho mẹ, đồng thời xây dựng hệ thống xương vững chắc cho thai nhi. Thiếu canxi, cơ thể người mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, đau cơ, chuột rút… nặng hơn nữa là biểu xuất hiện các cơn co giật, biểu hiện của sự tụt canxi huyết. Thai nhi thiếu canxi sẽ bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ, gây ra các dị tật về xương,còi xương bẩm sinh, thấp, lùn…
Thực phẩm giàu canxi: Canxi có nhiều trong các loại hải sản như cua đồng, tôm, các loại sữa tươi như sữa bò, dê sữa bột hay từ nguồn thực vật như vừng, cà rốt…
Hàm lượng cần bổ sung: Thông thường, trong 3 tháng đầu của thai kì, nhu cầu canxi cần thiết cho cơ thể bà bầu là 800 – 1000mg và tăng dần vào các quý tiếp theo, cụ thể là quý 2 cần 1000 mg canxi và 3 tháng cuối đến khi cho con bú, lượng canxi cần cho cơ thể các bà mẹ lên tới 1200mg – 1500mg canxi nguyên tố/ngày.
➤ Xem chi tiết: Bổ sung sắt và canxi cho bà bầu đúng cách
4, Protein
Công dụng: Protein có vai trò xây dựng, củng cố và thay thế các mô mới trong cơ thể, vận chuyển ô-xy trong máu, đồng thời tạo ra kháng thể cho hệ thống miễn dịch, giúp bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, suôn sẻ.
Thực phẩm giàu protein: Chất đạm có nhiều trong: Thịt gia cầm, cá, ngũ cốc, trứng, các loại hạt họ nhà đậu, các chế phẩm từ sữa, đậu nành, lúa mì, lúa mạch…
Hàm lượng cần bổ sung: Bà bầu cần bổ sung hàm lượng protein khoảng 1g protein cho mỗi kg trọng lượng, tức khoảng 90g protein mỗi ngày.
5, Vitamin và khoáng chất
Công dụng: Các loại vitamin và khoáng chất trong rau xanh và trái cây góp phần không nhỏ để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu. Không chỉ vậy, những thực phẩm này còn giúp mẹ loại bỏ các hiện tượng xấu như táo bón, ợ nóng, đầy hơi, sạm da, rạn da… trong quá trình mang thai.
Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Một số loại rau xanh và trái cây mẹ bầu không nên bỏ qua là cải bó xôi, rau chân vịt, súp lơ, bắp cải, cam quýt, bưởi, táo, nho…
Hàm lượng cần bổ sung: Bà bầu cần phải tăng cường thêm rau, khoai, củ, trái cây tươi với số lượng tối thiểu là 300gr mỗi ngày
Lưu ý: Bà bầu không cần bổ sung thêm năng lượng nhiều ở 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, chỉ cung cấp thêm từ 200 – 300 calo mỗi ngày và chỉ cần tăng thêm 1 – 2,5kg là tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé bởi thai nhi lúc này vẫn còn quá nhỏ nên mẹ bầu chưa cần phải tăng nhiều cân.
Xem thêm: Ăn gì tốt cho bà bầu?
Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
Việc lựa chọn những thực phẩm để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ có vẻ khó khăn, đặc biệt là với những người mang thai lần đầu hoặc những người bị ốm nghé. Để lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý, mẹ chỉ cần lựa chọn những thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất cần thiết kể trên. Dưới đây là gợi ý một số loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu:
Thịt đỏ
Thịt đỏ có thể kể đến gồm thịt bò và thịt lợn nạc. Hai loại thịt này rất giàu sắt. Bổ sung những loại thịt đỏ này trong thực đơn ăn uống sẽ giúp bà bầu ngăn ngừa được nguy cơ bị thiếu máu. Ngoài ra, trong thịt bò còn có nhiều dưỡng chất như protein, vitamin B6, B12, kẽm và cholin cũng rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Thường xuyên bổ sung thịt bò còn giúp bà bầu ổn định được lượng đường trong máu, có sức đề kháng tốt, tránh bệnh tật, tránh nhiễm khuẩn.
Các loại rau có màu xanh đậm
Tại sao lại nên lựa chọn những loại rau có màu xanh đậm? Bởi chúng thường là những loại rau rất giàu axit folic – đây chính là dưỡng chất quan trọng cần bổ sung từ trước và 3 tháng đầu mang thai để giúp ngăn ngừa khiếm khuyết và dị tật bẩm sinh. Axit folic cần thiết cho sự hình thành và phát triển ống thần kinh của bé, ngăn ngừa sự mệt mỏi khi mang thai. Ngoài ra, bổ sung rau xanh trong quá trình mang thai còn giúp cung cấp cho cơ thể các loại vitamin và cung cấp nguồn chất xơ dồi dào giúp phòng ngừa táo bón thai kỳ. Một số loại rau xanh đậm mà bà bầu nên bổ sung là rau bina, rau diếp cá, rau cải xoăn và súp lơ xanh…
Trứng
Trứng là loại thực phẩm không chỉ dồi dào protein mà còn chứa nhiều canxi, vitamin D, Omega – 3,… rất tốt cho sự phát triển xương, thị giác và trí não của thai nhi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 1 quả trứng gà (hoặc trứng vịt) có thể cung cấp khoảng 13 loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên mỗi tuần các mẹ bầu chỉ nên ăn điều độ từ 3 – 4 quả trứng để giảm lượng cholesterol trong máu. Ngoài ra, có rất nhiều người truyền miệng rằng ăn trứng ngỗng khi mang thai sẽ giúp con thông minh hơn nhưng thực tế chưa có một nghiên cứu nào chứng minh được giả thuyết này. Đặc biệt, trứng ngỗng lại cung cấp quá nhiều năng lượng và chất béo, vì vậy, bà bầu nên hạn chế ăn để tránh tình trạng thừa cân trong thai kỳ.
Các loại thịt gia cầm
Bên cạnh việc bổ sung các loại thịt đỏ thì mẹ bầu cũng đừng quên bổ sung các loại thịt gia cầm vào thực đơn hàng ngày. Thịt gà, thịt vịt cũng là nguồn cung cấp hàm lượng canxi, phốtpho, sắt, vitamin A, B1, B2, D, E khá cao. Ngoài ra, theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, thịt gia cầm còn chứa các loại acid nicotic rất cao, cao hơn hẳn các loại thịt khác như thịt bò, thịt dê… Đây được coi là nguồn năng lượng cần và đủ để giúp mẹ bầu bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe và cung cấp dưỡng chất cho thai nhi phát triển tốt. Một số món ăn bổ dưỡng cho mẹ bầu có thể chế biến từ thịt gà, thịt vịt là: gà hầm sen, gà tần thuốc bắc, cháo vịt đậu xanh…
Cá
Cá hồi, cá cơm, cá trích, cá tuyết… là các loại cá biển chứa nhiều dinh dưỡng và Omega-3 sẽ hỗ trợ hiệu quả cho sự phát triển của thai nhi.
Đặc biệt, cá hồi có thể được nói đến là một trong những loại cá vừa an toàn cho bà bầu lại rất giàu chất dinh dưỡng nên được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bà bầu nên sử dụng, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.
Trong cá hồi có chứa DHA – một loại axít béo không no tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi. Nguồn DHA tìm thấy trong cá hồi cao hơn rất nhiều so với nguồn DHA chứa trong các loại sữa dinh dưỡng cho bà bầu. Bên cạnh đó, trong cá hồi còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: Vitamin D, vitamin B12, vitamin A, vitamin B6; các vi chất như canxi, kali, sắt, phốt pho, kẽm, đồng, magie và nhóm axit amin. Vì vậy, cá hồi là lựa chọn chính xác để cung cấp dinh dưỡng cho bà bầu.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà các bà bầu lạm dụng bổ sung quá nhiều. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, mỗi tuần bà bầu cũng chỉ nên ăn khoảng 350 gam cá hồi bởi nếu ăn quá nhiều có thể tích tụ một lượng lớn thuỷ ngân trong cơ thể mẹ và gây hại cho em bé.
Các loại quả họ cam
Cam, quýt, bưởi… những loại quả có múi này không chỉ giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu mà còn chứ nhiều axit folic, canxi. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung những loại quả này để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể phòng tránh vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
Ngoài ra, mẹ bầu nên bổ sung các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, macca… những loại hạt này cung cấp Omega 3 rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi trong giai đoạn 3 tháng đầu.
Chi tiết: 10 thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu
3 tháng đầu có thể coi là thời gian nguy hiểm nhất với thai kỳ. Lúc này em bé chưa hoàn toàn làm tổ chắc chắn, cơ thể người mẹ cũng chưa thích nghi với việc có mặt của bé. Chính vì vậy các bà bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học sẽ giúp bé phát triển tốt, ngược lại, một chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không đúng cách có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho bé như khiếm khuyết, dị tật bẩm sinh, thậm chí thai lưu, sảy thai… Dưới đây là một số thực phẩm bà bầu nên tránh trong 3 tháng đầu:
- Thực phẩm tái sống: Những loại rau, thịt chưa được nấu chín sẽ xuất hiện những loại ký sinh trùng như E.Coli, toxoplasma… chúng gây hại đến sự phát triển của thai nhi.
- Hải sản có hàm lượng thủy ngân cao: Hải sản có hàm lượng Canxi lớn nhưng mẹ bầu cần tránh những loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao như: cá kiếm, cá kình, cá ngừ, cá thu,… Ngoài ra, bà bầu cũng không nên ăn hải sản tươi sống vì chúng có thể tồn tại vi khuẩn, virus gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.
- Thực phẩm chưa tiệt trùng: Mẹ bầu nên tránh các loại: phó mát mềm chưa tiệt trùng, phó mát tách khuôn, sữa chưa tiệt trùng vì chúng có chứa vi khuẩn listeria gây hại cho phụ nữ mang thai
- Thực phẩm đóng gói sẵn: Thực phẩm đóng gói sẵn không cung cấp được nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, mẹ bầu nên lựa chọn những thực phẩm tươi ngon để bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Tránh những loại đồ ăn nhanh, khoai tây chiên, gà rán, đồ chế biến sẵn nhiều dầu mỡ… rất không tốt cho sức khỏe.
- Rượu bia, thuốc lá, cafe và các chất kích thích: Các chất kích thích này làm tăng nguy cơ sảy thai, gây dị tật thai nhi hoặc khiến trẻ chậm phát triển
- Bà bầu cũng lưu ý, một số thực phẩm có thể gây sảy thai như: rau răm, rau sam, rau ngót, dứa, nhãn, đu đủ xanh, khoai tây mầm… Những thực phẩm này bà bầu nên kiêng tuyệt đối trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
☛ Xem thêm: Bà bầu không nên ăn gì để tránh sẩy thai và sinh non
III, Bà bầu ăn gì tránh ốm nghén trong 3 tháng đầu
3 tháng đầu là thời điểm hầu hết các bà bầu bị “hành hạ” bởi cơn ốm nghén. Nếu để tình trạng ốm nghén kéo dài sẽ khiến việc tăng cường cũng như hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cơ thể trở nên khó khăn. Vì vậy, để hạn chế tình trạng ốm nghén trong thời gian này, bà bầu có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây:
- Nên chia thành các bữa nhỏ, ăn nhiều bữa mỗi ngày.
- Không uống trong khi ăn, nên uống (nước, sữa, nước hoa quả…) trong thời gian chờ giữa bữa ăn này với bữa ăn khác.
- Không sử dụng các loại thực phẩm có mùi như hành, tỏi, sả… và các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ nướng, rán, chiên xào…
- Các loại thực phẩm có thể giúp giảm nghén: quế, húng quế, hạt mùi, bạc hà, chanh, gừng…
Xem thêm: Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai an toàn
Tóm lại, 3 tháng đầu mang thai, tất cả các loại vitamin, khoáng chất đều quan trọng đối với bà bầu nhưng đa phần các chất như sắt, canxi, acid folic, omega 3, protein đóng vai trò quan trọng nhất và thường bổ sung các chất này nhiều hơn. Bà bầu lưu ý về hàm lượng bổ sung các chất trên theo đúng tiêu chuẩn và khuyến nghị, tránh dư thừa chất vì có thể gây biến chứng thành các bệnh nguy hiểm khác cho thai nhi. Để đảm bảo cho 1 thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên bổ sung cùng chế độ ăn viên uống vitamin tổng hợp được thiết kế dành riêng cho phụ nữ mang thai giúp mẹ khỏe, bé phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ.
Lê Nguyễn Châu Tâm says
Xin hỏi bác sĩ hiện em mới sinh con được 9 tháng bằng phương pháp đẻ mổ. Gần đây em có những triệu chứng của bà bầu, đi khám thì phát hiejm mình đã mang thai được 20 tuần. Bây giờ em phải làm sao thưa bác sĩ ?
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Tâm,
Thời gian khuyến cáo nên có thai sau sinh mổ là 24 tháng. Bởi lo ngại thai lớn, vết mổ cũ chưa được phục hổi hoàn toàn có thể gây vỡ tử cung, ảnh hưởng xấu tới tính mạng của cả mẹ và con. Tuy nhiên, tình hình hồi phục ở mỗi người một khác, không ai giống ai.
Ở trường hợp của bạn, mang thai sau sinh mổ sớm như vậy thì điều cần thiết là bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám và đánh giá mức độ an toàn cụ thể. Đồng thời thực hiện thăm khám theo định kỳ và thực hiện các biện pháp dự phòng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá nhanh, quá muộn; tránh thực phẩm nhiều muối, nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn…là điều cần thiết. Đồng thời có chế độ làm việc – nghỉ ngơi phù hợp, tuyệt đối không mang vác vật nặng, tránh đi lại xa,… Luôn nhớ bổ sung thêm thuốc bổ tổng hơp như PM Procare diamond mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
hà thị hường says
Xin chào bác sĩ.
E mang thai 3 tháng đầu uống thuốc chống say xe có bị ảnh hưởng gì không ạ.
Và em nên mua những loại sắt và vitamin nào để uống cho thai khỏe mạnh ạ.
Em cảm ơn.
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Hường,
Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh thuốc chống say tàu xe gây ảnh hưởng xấu cho thai. Tuy nhiên, tất cả các thuốc dùng trong thai kỳ đều phải được cân nhắc cẩn thận. Để xác đinh thuốc có ảnh hưởng tới thai nhi hay không thì bạn cần theo sát thai kỳ của mình qua các lần thăm khám theo chỉ định của bác sĩ.
Nhu cầu dưỡng chất tăng cao khi mang thai khiến chế độ ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đủ. Do đó, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, bạn có thể bổ sung thêm mỗi ngày 01 viên PM Procare hay PM Procare diamond để cung cấp:
– DHA/EPA cần thiết cho sự phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, cao huyết áp, tiền sản giất, đái tháo đường thai kỳ,… Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglycerid với tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 là tỷ lệ vận chuyển tối ưu qua nhau thai và phát huy tác dụng tốt nhất.
– Acid folic ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, cần thiết cho quá trình tạo máu và phân chia tế bào
– Sắt giúp tạo máu, phòng xảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai,…
– I-ốt giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ, ngăn ngừa các rối loạn do thiếu I-ốt: chứng đần độn, chậm phát triển,…
– Các vitamin A,B,C,D,E và khoáng chất khác.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
ĐỖ THỊ THU says
Em đang mang thai cháu thứ 2, cháu đầu tiên em mang thai 6 tuần em mới biết. Cháu đầu cơ thể của em vẫn bình thường, không bị nghén. Cháu thứ 2 này chậm kinh 7 ngày em dùng que thử thì lên 2 vách rất ró, nhưng cháu thứ 2 này em rất sợ ăn, nhìn thấy đồ ăn là thấy sợ, hay bị buồn nôn, cảm thấy mệt mỏi và đau lưng. Làm thế nào để có thể hết sợ ăn ạ.
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Thu,
Các biểu hiện khi mang thai mỗi người một khác, mỗi lần một khác, không ai giống ai và không lần nào giống lần nào cả. Vì vậy, nếu lần mang thai trước bạn không nghén mà lần này lại nghén thì cũng là điều bình thường. Thông thường các triệu chứng này sẽ giảm khi bạn bước sang tháng thứ 4 thai kỳ mà không phải điều trị gì. Nếu triệu chứng ốm nghén trầm trọng khiến bạn không ăn uống được và ảnh hưởng tới sức khỏe thì bạn cần tới bác sĩ để được giúp đỡ.
Mức độ nghén và biểu hiện nghén của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên Có một số cách chung giúp giảm nghén bạn có thể thực hiện: uống nhiều nước trong ngày, chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, không để bụng lo quá hoặc đói quá; tránh xa các mùi vị gây cho bạn cảm giác khó chịu; tránh các thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ: đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay, nóng, thức ăn chế biến sẵn,…
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao khiến bà bầu khó có thể cung cấp đủ nếu chỉ qua thức ăn hàng ngày. Với trường hợp các mẹ bầu bị ốm nghén thì nguy cơ thiếu dưỡng chất càng tăng cao. Do đó, ngoài chế độ ăn bạn có thể dùng thiêm viên bổ tổng hợp như PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất với liều lượng phù hợp cho mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu. Trong thành phần của Procare có Mg và Vitamin B6 còn giúp giảm đáng kể các triệu chứng ốm nghén khi mang thai.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Nguyễn thu hương says
Em chào bác sĩ
Bác sĩ cho e hỏi với ạ
Chu kì kinh nguyệt của e thì k đều. Thường 2 tháng 1 lần
Kỳ kinh gần nhất của e vào ngày 19.9.2017
Đến ngày 10 đến 15.10 e thấy có dấu hiệu rụng trứng 5 ngày đó ra dịch nhầy dai và đau ngực khoảng 2 3 ngày là hết đau ngực
Và 2 vc e có quan hệ. Thì e dự đoán kinh nguyệt sẽ xuât hiện tầm ngày 25 đến 30.10. 2017. Đến ngày 30 31 1 2 3 e thử que thử thai thấy 2 vạch 1 đậm 1 mờ và dần dần vạch thứ 2 gần đậm bằng vạch thứ nhất. Ngày 4 .11 e đi siêu âm thì niêm mạc 20mm. Thấy hình ảnh túi trống âm 4mm. Giống túi thai. Chưa kết luận có thai và tuổi thai. E thì thấy đau bụng lâm râm lúc đau nhói xong lại hết. E bị sưng to đầu ti và rức nhưng chỉ đau dc 5 6 ngày thì giảm dần đầu ti cũng xẹp hơn k sưng nở to ra nữa. Nhưng thay vào đó bầu ngực của e lại căng tức. Và đặc biệt là e hay bị đau vùng thắt lưng. Nhiều khi đau tức quá đi lại cũng thấy mỏi. Cách đây 6 tháng e bị thai lưu lúc 8w. Giờ e có bầu bs cho đặt và uống thuốc nội tiết duphaton và utrogestan. Vậy với những dấu hiệu trên thì khả năng e bị thai lưu lần này có cao không ạ. Với lại trưa nào e cũng ăn bún tối mới ăn cơm có sao không bs
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Thu Hương,
Tiền sử thai lưu sẽ làm tăng nguy cơ ở thai kỳ tiếp theo. Tuy nhiên không phải vì thế mà bạn quá căng thẳng, lo lắng. Hãy giữ tinh thần thoải mái nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Các dấu hiệu của bạn là các triệu chứng điển hình của một thai kỳ bình thường, không cho thấy nguy cơ thai lưu. Hơn nữa bạn đã được bác sĩ chỉ định dùng thuốc hỗ trợ thì bạn có thể yên tâm dưỡng thai.
Ăn bún, phở hay cơm đều không ảnh hưởng gì tới sự phát triển của thai nhi nếu bữa ăn của bạn cung cấp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, có nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ mà chế độ ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đủ. Do đó, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, bạn có thể bổ sung thêm thuốc bổ PM Procare diamond mỗi ngày để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, cho mẹ mạnh khỏe, thai nhi phát triển tối ưu.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Trần trung hiếu says
Vợ cháu có thai khoảng 2 tuần, khi khám bác sỹ phát hiện viêm lộ tuyến cổ tử cung khá nặng vạy chữa trị có ảnh hưởng nhiều đến thai nhi không a? Mong bác sỹ tư vấn giúp
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Hiếu,
Khi mang thai cần hạn chế dùng thuốc tối đa. Tuy nhiên không phải vì thế mà bị bệnh cũng không dám điều trị. Vẫn có những thuốc an toàn cho thai kỳ bạn có thể dùng được, nhưng chỉ dùng khi có chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ mà thôi. Hơn nữa, nguy hiểm do bệnh gây ra cũng nguy hiểm không kém. Do đó, bạn cần đưa vợ đi thăm khám và điều trị kịp thời theo chỉ định của bác sĩ bạn nhé!
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời