Dinh dưỡng bà bầu

Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú

Trang chủGiới thiệuLiên hệ
  • Chuẩn bị mang thai
    • Dinh dưỡng trước khi mang thai
    • Sức khỏe trước khi mang thai
    • Hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS
  • Cẩm nang mang thai
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Bệnh khi mang thai
  • Cho con bú
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Chăm sóc trẻ sơ sinh
    • Chăm sóc sau sinh
  • Góc của bố
    • Sức khỏe của bố
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Bố chăm sóc mẹ và con
  • Tư vấn hỏi đáp
  • Góc chia sẻ mẹ bầu
  • Video bác sĩ tư vấn
    • Video tư vấn trước khi mang thai
    • Cho mẹ mang thai
    • Cho mẹ sau sinh
Tin tiêu điểm
  • Sản phẩm PM Procare
  • Sản phẩm PM Procare diamond

Liên hệ: 0964.666.152

  • canxi-cho-me-2
  • banner-procare
  • banner-procare-diamond

Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!

0 lượt xem

Viết bình luận

Chuẩn bị mang thai là một giai đoạn vô cùng quan trọng đối với các cặp vợ chồng. Đây là thời điểm các cặp đôi cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ để cho quá trình thụ thai diễn ra thuận lợi, đồng thời giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất. Vậy khi chuẩn bị mang thai các cặp đôi cần phải làm những gì? Bài viết sau sẽ giải đáp câu hỏi này:

chuan-bi-truoc-khi-mang-thai

Nội dung chính

  • 1 1, Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai
  • 2 2, Tiêm phòng khi chuẩn bị mang thai
  • 3 3, Chuẩn bị tài chính trước khi mang thai
  • 4 4, Sắp xếp công việc, kế hoạch trước khi mang thai
  • 5 5, Chuẩn bị mang thai nên ăn uống như thế nào?
  • 6 6, Chuẩn bị mang thai uống thuốc bổ gì?

1, Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai

Việc khám sức khỏe trước khi mang thai rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp các cặp vợ chồng phát hiện ra những bất thường trong cơ thể để khắc phục kịp thời và quyết định nhiều đến sự khỏe mạnh của thai nhi trong thời kỳ mang thai sắp tới. Do đó các cặp vợ chồng nên đến các trung tâm y tế để được thăm khám cẩn thận. Nếu có gì trục trặc trong sức khỏe, bác sĩ sẽ tư vấn để điều trị kịp thời. Cụ thể:

 x1 XÉT NGHIỆM MÁU: Xét nghiệm máu trước khi mang thai để biết tình trạng máu của mẹ có tốt không, có bị thiếu máu hay mắc các bệnh liên quan đến máu không. Với người mẹ khi mắc bệnh thiếu máu sẽ dễ phát sinh nguy cơ chảy máu sau khi sinh, còn dễ mắc bệnh nhiễm trùng, ảnh hưởng đến trẻ khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh, sức đề kháng yếu và phát triển chậm.  x4 KIỂM TRA PHỤ KHOA: Kiểm tra sức khỏe sinh sản trước khi mang thai giúp các cặp đôi phòng ngừa và điều trị kịp thời các chứng bệnh liên quan đến nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, viêm âm đạo, bệnh lậu, giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Nếu bị các bệnh này trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi, dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non…
 x2 XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU: Xét nghiệm nước tiểu trước khi mang thai sẽ giúp các mẹ phát hiện xem có bị viêm đường tiết niệu hay mắc các bệnh tình dục, đồng thời tìm các bất thường khác trong nước tiểu như máu, đạm, đường, vi khuẩn… Ngoài ra, nó còn có thể phát hiện sớm các bệnh về tim thận. Nếu bà mẹ bị mắc các bệnh về Tim – Thận sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng.  x5 KIỂM TRA SỨC KHỎE TỔNG QUÁT: Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các cơ quan như gan, tim, phổi, huyết áp, đồng thời siêu âm ổ bụng để phát hiện bất thường ở các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng. Ngoài ra, các vấn đề về cân nặng, răng miệng… cũng được chú ý nhằm tránh gây ra những ảnh huởng nguy hiểm trong thai kỳ.
 x3 KIỂM TRA CHỨC NĂNG GAN: Kiểm tra các bệnh viêm gan, chẩn đoán gan bị tổn thương. Nếu như người mẹ mắc bệnh viêm gan có thể lây truyền sang cho thai nhi và gây sinh non, thậm chí em bé dễ bị tử vong.  x6 KIỂM TRA NHIỄM SẮC THỂ: Xét nghiệm này thích hợp cho cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có tiền sử gia đình mắc bệnh di truyền. Các bệnh di truyền thông thường bao gồm cả bệnh máu không đông, thiếu máu, thiếu hồng cầu, hoặc xơ nang…

2, Tiêm phòng khi chuẩn bị mang thai

Để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi thì việc tiêm chủng trước khi mang thai đóng vai trò rất quan trọng. Những loại vắc xin thường được chích ngừa trước khi mang thai phổ biến là:

chuan bi mang thai 2

Ngoài ra còn một số loại vắc xin cũng nên được tiêm phòng trước khi mang thai như: sởi, quai bị, HPV… Bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau: Chích ngừa trước khi mang thai

3, Chuẩn bị tài chính trước khi mang thai

chuan bi mang thai 3

Nguồn tài chính vững chắc sẽ giúp em bé sau khi chào đời có được điều kiện vật chất hoàn hảo. Vậy ngay từ trước khi có kế hoạch sinh con các cặp vợ chồng cần đặt ra những câu hỏi như: Tình hình tài chính hiện nay của cả hai vợ chồng như thế nào? Có đủ đáp ứng cho các chi phí như khám thai, sinh nở, chế độ dinh dưỡng hay chi phí cho việc mua sắm đồ và các chi phí phát sinh khác… Với việc lập ngân sách như thế này các cặp vợ chồng sẽ xác định chi phí hàng tháng hết bao nhiêu, có thể tiết kiệm được chừng nào và kế hoạch xây dựng thêm nguồn thu nhập mới để chuẩn bị cho sự ra đời của em bé. Một số mẹo giúp các cặp đôi vợ chồng chuẩn bị tài chính khoa học, hiệu quả nhằm giảm bớt nỗi lo tài chính khi sinh con là: không sắm quá nhiều đồ bầu, mua bảo hiểm thai sản, hạn chế chi phí sinh hoạt không cần thiết, mở sổ tiết kiệm hoặc tiết kiệm với heo đất…

4, Sắp xếp công việc, kế hoạch trước khi mang thai

Trước khi có ý định sinh con, người mẹ nên cân nhắc về công việc hiện tại mình đang làm. Cụ thể là hãy đặt những câu hỏi như: Nó có phù hợp với mẹ bầu không? Công việc có tiếp xúc với các chất độc hại như hóa chất, chất phóng xạ hoặc chất tẩy rửa, dung môi, chì… không? Đây là khâu đầu tiên người mẹ nên nghĩ tới nếu vẫn muốn công việc của mình thuận lợi khi mang thai. Đồng thời bắt đầu lên kế hoạch sắp xếp công việc khoa học, hợp lý, không thể cùng lúc giải quyết tất cả các công việc hay ôm việc như trước đây được nữa. Các mẹ cũng chú ý nên làm việc ở một nơi nào đó cố định ít nhất từ 12 tháng trở lên để được hưởng những quyền lợi về bảo hiểm thai sản. Và điều quan trọng là hãy cố gắng giữ tâm trạng vui vẻ, tránh căng thẳng và loại bỏ những thói quen xấu có hại cho sức khỏe như: thức khuya, uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn uống bừa bãi… nhằm cân bằng nội tiết và chuẩn bị cho những thay đổi có thể xảy ra trong tương lai.

5, Chuẩn bị mang thai nên ăn uống như thế nào?

Việc ăn uống trước khi mang thai một cách khoa học không chỉ đem lại cho cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp cho việc thụ thai trở lên dễ dàng hơn. Dưới đây là 5 dưỡng chất các mẹ cần bổ sung trước khi mang thai:

an uong truoc khi mang thai

  • Axit folic: Axit folic rất quan trọng với sự phát triển của ống thần kinh, hộp sọ và cột sống của thai nhi. Nếu thiếu axit folic khi mang thai có thể gây khiếm khuyết ống thần kinh mà biểu hiện là nứt đốt sống, vô sọ, thoát vị não… và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu… của trẻ em. Những bộ phận này được hình thành ngay những tuần đầu nên việc đến khi có thai mới bổ sung axit folic là muộn. Do đó trước khi thụ thai 3 tháng, các mẹ đã cần bổ sung dưỡng chất này. Một số thực phẩm giàu axit folic là: rau chân vịt, súp lơ xanh, cải làn, cải bắp, đỗ đen, đỗ đỏ, đỗ tương… Tuy nhiên, nguồn bổ sung acid folic tốt nhất vẫn là từ các viên uống tổng hợp chứa acid folic vì cơ thể có khả năng hấp thu acid folic tốt nhất ở dạng này. Lượng acid folic bổ sung mỗi ngày cho phụ nữ mang thai từ 400mcg-600mcg.
  • Sắt: Nếu cơ thể thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu và làm gia tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ, tăng nguy cơ sảy thai đồng thời làm tăng tỉ lệ tử vong cho cả mẹ và bé. Đối với thai nhi thiếu máu do thiếu sắt có thể gây suy dinh dưỡng bào thai, trẻ dễ bị sinh non, nhẹ cân, chậm phát triển. Để bổ sung sắt trước khi mang thai, trong bữa ăn hàng ngày các mẹ nên chú ý ăn nhiều thực phẩm như gan, tim, lòng đỏ trứng, các loại thịt có màu đỏ, các loại đậu, đỗ, rau xanh, bí ngô, nho… Đây là những thực phẩm giàu sắt và rất tốt cho cơ thể. Lượng sắt bổ sung mỗi ngày cho cơ thể khoảng 30mg.
  • Protein và chất béo: Protein không chỉ là dưỡng chất quan trọng góp phần nâng cao sức khỏe của người mẹ, tạo nền tảng tốt cho thai nhi hình thành, phát triển mà còn là chất xúc tác hết sức cần thiết giúp cho quá trình thụ thai được diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn. Để bổ sung protein, người mẹ có thể lựa chọn các thực phẩm như: lòng trắng trứng, thịt trắng, cá hồi… Chất béo tham gia vào cấu tạo của 100% màng tế bào trong cơ thể, chất béo không no là DHA là “gạch xây não” là nguyên liệu quan trọng để hình thành tế bào não bộ và võng mạc thị giác, EPA là gia tăng hoạt động thần kinh, tăng hiệu quả hoạt động của DHA và chống các bệnh lý viêm nhiễm. Các chất béo không no quan trọng hơn và phải bổ sung chủ yếu trong giai đoạn này. Khi bổ sung DHA và EPA, cần lưu ý tỷ lệ lý tưởng DHA/EPA là 4.5/1, và hàm lượng càng cao càng tốt. Một số thực phẩm có lượng DHA, EPA cao và tỷ lệ tối ưu là cá hồi, cá ngừ đại dương, cá chích, cá mồi…
  • Canxi: Canxi là dưỡng chất cần thiết trong việc hình thành xương, răng của trẻ sau này. Nếu cơ thể mẹ không có nhiều canxi, thai nhi sẽ kém phát triển, bị còi xương, thấp bé… Vì vậy, để xương khớp được chắc khỏe và đảm bảo nhu cầu canxi trong thời gian mang bầu, các mẹ cần uống sữa bổ sung và ăn thêm những thực phẩm giàu canxi như sữa tươi, sữa chua, phô mai, bơ, caramel, gạo, bông cải xanh, tôm, cua, cá… vào chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, lượng Canxi hàng ngày cũng chỉ nên bổ sung khoảng 1,000mg khi mang bầu, không nên bổ sung dư thừa vì có thể gây những tác dụng bất lợi như tăng canxi huyết, tăng canxi niệu.
  • Vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại trái cây và rau quả tươi. Đây là những thực phẩm rất hữu ích cho những cặp đôi muốn thụ thai nhanh. Tuy nhiên, khi ăn cần lưu ý rửa sạch và khử trùng được là tốt nhất.

Chế độ dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, mà nó cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thụ thai cũng như chất lượng và số lượng tinh trùng của người cha. Do đó, trong các bữa ăn hàng ngày, người cha cần cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: axit folic, kẽm, thực phẩm giàu vitamin C… Đồng thời, cũng nên tránh ăn các loại thức ăn nhanh, đồ chiên xào có nhiều chất béo trong vài tháng trước khi sinh con. Những thực phẩm này dễ gây béo phì, thừa cân và ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của các cặp vợ chồng.

6, Chuẩn bị mang thai uống thuốc bổ gì?

Bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn uống thật đầy đủ dưỡng chất thì các mẹ cũng cần bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp trước thời điểm dự định mang thai khoảng 3 tháng. Các loại thuốc bổ nổi tiếng như PM Procare có công thức đặc biệt được thiết kế dành riêng cho những người trong giai đoạn trước, trong và sau thai kỳ. Đây là sản phẩm điển hình có chứa hầu hết các dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ có thai, bao gồm 11 vitamin, 5 khoáng chất và 2 axit béo thiết yếu Omega-3… Trong đó một viên nén có chứa 400µg axít folic, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là mức đủ để ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh, tỷ lệ DHA/EPA tương đương 4.3/1 phù hợp để bổ sung cho phụ nữ có thai, cho con bú, lượng iod được bổ sung giúp bồi phụ phần thiếu hụt iod có thể có trong bữa ăn. Như vậy, một chế độ ăn cân đối kết hợp với một viên thuốc PM Procare mỗi ngày sẽ giúp cơ thể người mẹ tránh xa bệnh tật và giúp trẻ phát triển toàn diện, thông minh ngay từ trong bụng mẹ.

Sản phẩm Procare được sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP) của Australia, sử dụng các nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng và được các chuyên gia hàng đầu kiểm chứng. Vì vậy các mẹ bầu hoàn toàn yên tâm sử dụng!

Theo Dinhduongbabau.net

BTV Lê Ngần - 28/11/2019
★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ của mẹ bầu
  • Dành cho những bà mẹ đang chuẩn bị mang thai và mang thai
  • Nhật ký viết cho bé Miu và bé Heo con của mẹ
  • Mẹ Việt kể lại hành trình mang thai ở tuổi 30
  • Trăm mối lo của người phụ nữ khi làm mẹ
  • Tâm sự của người mẹ đã từng “khó lòng mà có con”
procare procare

14 Bình luận

  1. Min says

    21/11/2020 at 08:55

    Em xin chào , em Tuyền đang chuẩn bị có kế hoạch mang thai nhờ tư vấn giúp e loại vitamin nào bổ sung hiện e đang phân Vân giữa elevit và prenatal Multi + DHA 20mg DHA ( Nature Made) , nhờ Bác sĩ tư vấn giúp e sử dụng sp nào thì tốt cho thụ thai ạ

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • Dinh Dưỡng Bà Bầu says

      04/12/2020 at 13:47

      Chào bạn Min,
      Để chọn được sản phẩm bổ sung phù hợp với mình, bạn vui lòng tham khảo thêm thông tin về thuốc bổ cho phụ nữ chuẩn bị mang thai tại đây nhé:
      Nên uống thuốc bổ gì trước khi mang thai?
      Chúc bạn tìm được sản phẩm phù hợp với mình, luôn mạnh khỏe và sớm có tin vui!

      Hiển thị trả lời

  2. Trân says

    28/05/2020 at 22:04

    Chào bác sĩ em đang có kế hoạch mang em bé em chích ngừa đầy đủ và dùng vitamin nature made prenatal em dùng hết nhưng vẫn chưa có em bé em không biết là giờ em có nên uống tiếp hay ngưng ạ mong bác sĩ cho em lời giải đáp

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • Dinh Dưỡng Bà Bầu says

      29/05/2020 at 16:33

      Chào bạn Trân,
      Chuẩn bị mang thai cả bạn và chồng cần khỏe mạnh. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ sinh ra trứng và tinh trùng khỏe mạnh, do đó làm tăng cường khả năng thụ thai thành công và sinh ra em bé khỏe mạnh sau này.
      Để có cơ thể khỏe mạnh, trước hết hai vợ chồng cần có chế độ làm việc nghỉ ngơi phù hợp, tránh xa rượu, bia, thuốc lá, thuốc phiện, hóa chất độc hại, giữ tinh thần vui vẻ thoải mái. Đồng thời thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các chất dinh dưỡng.
      Bên cạnh việc tiêm phòng vaccin đầy đủ bạn nên chú ý bổ sung một số chất dinh dưỡng cần thiết như:
      – DHA/EPA làm tăng cường dòng máu tới tử cung, giúp cho quá trình thụ thai; cần thiết cho sự phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật,… Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglycerid với tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 là tỷ lệ giúp DHA vận chuyển tối ưu qua nhau thai và phát huy tác dụng tốt nhất.
      – Acid folic bổ sung đầy đủ trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu giúp ngăn ngừa 70% tỷ lệ khuyết tật ống thần kinh; bổ sung trong suốt thai kỳ giúp cho quá trình tạo máu và phân chia tế bào
      – Sắt giúp tạo máu, phòng ngừa thiếu máu, sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai,…
      – Kẽm có vai trò quan trọng cho mọi hoạt động của cơ thể, cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai và bánh nhau. Kẽm còn cần thiết cho sự sản sinh tinh trùng và hormon sinh dục nam.
      – Mg: cần thiết cho quá trình trao đổi chất của calci, photpho, natri, kali, vitamin C, một số vitamin nhóm B; giúp điều hòa trạng thái thần kinh và chức năng vận động của hệ cơ; chuyển hóa đường, chất béo… thành năng lượng
      – Vitamin C giúp tăng miễn dịch, tăng hấp thu sắt,… Vitamin C còn làm giảm khuynh hướng tinh trùng dính chùm vào nhau – đây là 1 trong những nguyên nhân gây vô sinh thường gặp.
      – I-ốt giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ; phòng ngừa những rối loạn do thiếu I-ốt: chứng đần độn, chậm phát triển,…
      – Các vitamin A,B,C,D,E và khoáng chất k
      Hiện tại bạn đang sử dụng vitamin nature made prenatal có cung cấp 1 số chất dinh dưỡng tương tự như trên, tuy nhiên bạn lưu ý:
      + Theo khuyến cáo của Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ thì đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai cần bổ sung 400 mcg acid folic, trong khi hàm lượng acid folic trong viên bổ tổng hợp bạn đã dùng là 800 mcg cao gấp đôi theo nhu cầu khuyến cáo, do đó nếu bổ sung hàm lượng này hàng ngày cộng với lượng acid folic thu được từ thức ăn, khả năng dư thừa là rất cao, độ an toàn khi dùng thuốc với thời gian dài không được đảm bảo.
      + Mặt khác bạn nên chọn viên bổ sung có DHA/EPA có tỷ lệ ~4/1 là tỷ lệ vàng giúp DHA vận chuyển tối ưu qua nhau thai và phát huy tác dụng tốt nhất và ở dạng Tryglycerid dễ hấp thu
      Chính vì vậy, bạn có thể bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp như PM Procare/PM Procare diamond mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh, tăng cường khả năng thụ thai, phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho thai kỳ sắp tới. Cùng với tăng cường chế độ ăn, bạn chỉ cần bổ sung mỗi ngày 01 viên PM Procare hoặc PM Procare diamond là đủ giúp cơ thể mạnh khỏe, tăng cường tỷ lệ thụ thai thành công, phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho thai kỳ sắp tới.
      Chúc bạn sớm có tin vui nhé!

      Hiển thị trả lời

« Phản hồi cũ hơn
« 1 2

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!

Hỏi đáp – Tư vấn trực tuyến
  • E be nhe can hon so voi tuoi thai
  • Bà bầu khó thở, làm gì để giảm bớt?
  • Bí quyết nhận biết Omega 3 loại nào tốt nhất?
  • Bà bầu nên uống loại sắt nào?
  • Thuốc procare cho bà bầu của nước nào?
  • thuốc procare có tác dụng gì cho phụ nữ có thai

Xem thêm

Bà bầu thông thái
LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE

LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE

Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?

Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Khi nào cần bổ sung Omega-3 cho bà bầu

Khi nào cần bổ sung Omega-3 cho bà bầu

Bổ sung Acid folic đúng cách cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai Việt Nam

Bổ sung Acid folic đúng cách cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai Việt Nam

Bài viết mới nhất
  • Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình Dương năm 2022
  • [BÁO SK&ĐS] OMEGA 3 CHO BÀ BẦU – HIỂU ĐỦ ĐỂ CHỌN ĐÚNG
  • Lời khuyên chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai trong mùa dịch
  • Truyền hình trực tuyến: CHĂM SÓC BẢO VỆ PHỤ NỮ MANG THAI TRONG MÙA DỊCH
  • LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Video Clips

Tự tin đảm bảo dinh dưỡng “ĐỦ-ĐÚNG” tốt nhất cho con khi mang thai

  • Video tư vấn: Bổ sung Omega3 cho bà bầu
  • Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh
Dinh dưỡng bà bầu
  • Bà bầu nên ăn gì
  • Cẩm nang mang thai
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Kinh nghiệm mang thai
  • Cần tránh khi mang thai
Bệnh bà bầu thường gặp
  • Bệnh tiền sản giật
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đau đầu khi mang thai
  • Viêm gan B ở bà bầu
  • Ốm nghén khi mang thai
Bà mẹ cho con bú
  • Ăn gì nhiều sữa cho con bú
  • Bí kíp cho con bú đúng cách
  • Kinh nghiệm nuôi con
  • Bệnh thường gặp ở bé sơ sinh
Góc cho con
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tăng sức đề kháng cho con
  • Chế độ ăn dặm
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Kinh nghiệm nuôi con
Cho mẹ trước bầu
  • Dấu hiệu có thai
  • Dấu hiệu mang thai sớm
  • Kiến thức trước khi mang thai
  • Khám trước khi mang thai
  • Thuốc bổ trước khi mang thai
Danh mục
  • Cho mẹ trước bầu
    • Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất
    • Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm
    • Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!
    • 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai
    • Uống thuốc bổ gì trước khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh?
  • Dinh dưỡng bà bầu
    • Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?
    • Cẩm nang mang thai – Kiến thức sơ đẳng bà bầu cần biết
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
    • Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu cần biết
    • 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai
  • Bệnh thường gặp của bà bầu
    • Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
    • Đái tháo đường thai kỳ: Cách phát hiện và điều trị
    • Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị
    • Viêm gan B ở bà bầu
    • Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai
  • Bà mẹ cho con bú
    • Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú
    • Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách
    • Chứng trầm cảm sau sinh
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
  • Góc cho con
    • Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
    • Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con?
    • Hướng dẫn chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ

© Copyright 2015
Trang chủ Procare Procare Diamond
Tư vấn sức khỏe trực tuyến
Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!