Chúng ta đã biết sắt là vi chất dinh dưỡng quan trọng không thể thiếu cho một cơ thể khỏe mạnh, Đặc biệt với trường hợp nhu cầu sắt tăng cao như phụ nữ mang thai thì việc bổ sung sắt là cần thiết. Thế nhưng nhu cầu sắt ở mỗi giai đoạn thai kỳ không giống nhau và thừa sắt cũng gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm không kém. Vậy bổ sung sắt thế nào cho đúng? Cùng Dinhduongbabau giải đáp câu hỏi này nhé.
Nội dung chính
Nhu cầu sắt cho từng giai đoạn của thai kỳ:
Theo mỗi giai đoạn của thai kỳ, lượng sắt cần cung cấp không giống nhau:
- 3 tháng đầu là thời gian thai nhi bắt đầu hình thành, nhu cầu sắt chưa cao, thậm chí còn giảm hơn so với bình thường vì mẹ không bị mất máu do kinh nguyệt.
- 3 tháng giữa thai kỳ, cùng với sự phát triển của thai nhi, nhu cầu sắt bắt đầu tăng nhanh
- 3 tháng cuối lượng máu của mẹ có thể tăng hơn 50% so với bình thường. Đây là giai đoạn nhu cầu sắt lên cao tới đỉnh điểm để đáp ứng đủ cho cho quá trình tạo hồng cầu cũng như sự phát triển của thai nhi.
- Sau sinh, ngoài việc bù đắp lại lượng máu mất đi trong quá trình vượt cạn thì nhu cầu sắt của mẹ thực tế chỉ tương tự như khi bạn chưa mang thai mà thôi
Nhu cầu sắt thực tế mà cơ thể cần ở mỗi giai đoạn thai kỳ là:
- 0,8 mg Fe trong 3 tháng đầu
- 4 – 5 mg Fe trong tam cá nguyệt thứ hai
- 6 mg Fe trong tam cá nguyệt thứ ba
Không phải tất cả lượng sắt bạn bổ sung sẽ được hấp thu hoàn toàn. Chỉ một lượng nhỏ khoảng 10-15% sắt được hấp thu mà thôi. Chính vì vậy, lượng sắt cần cung cấp luôn được tính toán ở mức cao hơn nhu cầu thực tế của cơ thể. Phần sắt còn lại không được hấp thu sẽ thải trừ ra ngoài qua đường tiêu hóa. Đây là căn nguyên gây ra các tác dụng phụ mà mẹ bầu thường gặp như tiêu chảy hoặc táo bón, đi ngoài phân đen, bụng ấm ách, chán ăn… Càng bổ sung liều cao thì lượng sắt dư thừa không được hấp thu càng tăng và các tác dụng không mong muốn càng trầm trọng.
Chính vì vậy, cần tính toán để bổ sung sắt ở liều thấp nhất có thể mà thôi để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
Làm thế nào để sắt được hấp thu tối ưu?
Tăng cường ăn thực phẩm có nhiều chất sắt: các loại thịt đỏ, cá… Nên ăn với thực phẩm có chứa vitamin C như cà chua và cam. Vitamin C giúp cơ thể bạn hấp thụ chất sắt tốt hơn.
Cà phê, trà, sữa, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa… làm giảm hấp thụ chất sắt. Cố gắng không dùng những thực phẩm này cùng hoặc gần thời điểm với các thức phẩm giàu sắt hay khi bổ sung sắt từ thuốc .
Không bổ sung canxi cùng/gần thời điểm với bổ sung sắt. Cần cách xa nhau ít nhất 2h để không cản trở hấp thu.
Cần bổ sung sắt thế nào cho đúng?
Theo Viện Dinh dưỡng Việt Nam, nhu cầu sắt cần cung cấp được khuyến cáo như sau:
Do nhu cầu sắt ở mỗi giai đoạn khác nhau nên việc bổ sung đồng đều, trải dài trong khắp thai kỳ sẽ không giúp phát huy tác dụng tối ưu.
Cơ thể chúng ta hoạt động vô cùng thống nhất và hoàn hảo. Khi nhu cầu sắt không nhiều thì sẽ có cơ chế giảm hấp thu tương ứng.
3 tháng đầu thai kỳ, nhu cầu sắt thấp nên khả năng hấp thu sắt của cơ thể rất ít. Thời gian này, nếu mẹ đã bổ sung sắt liều cao ngay từ đầu sẽ khiến lượng sắt không được hấp thu thải trừ ra ngoài nhiều và do đó dễ gây ra các tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa.
Sau đó cùng với sự phát triển của thai nhi, nhu cầu sắt bắt đầu tăng ở 3 tháng giữa, đồng hành với đó là khả năng hấp thu sắt của cơ thể tăng dần. Tới 3 tháng cuối, khả năng hấp thu sắt của cơ thể lên cao nhất và giữ nguyên mức hấp thu cao như vậy cho tới 1 tháng sau sinh để đáp ứng đủ nhu cầu và tái lập dự trữ sắt cho mẹ. Lúc này, tăng cường bổ sung sắt cho mẹ là cần thiết. Tuy nhiên, thời gian này mẹ bầu đã ăn uống tốt hơn, lượng sắt từ thực phẩm được cung cấp nhiều hơn. Do vậy, thực tế mẹ bầu cũng không cần bổ sung quá nhiều sắt, chỉ nên ở mức vừa đủ theo khuyến cáo mà thôi.
Giới hạn bổ sung sắt tối đa là 45mg sắt nguyên tố/ngày. Nếu không có thiếu hụt đặc biệt thì chỉ nên bổ sung sắt trong giới hạn tối đa này.
Một số trường hợp nhạy cảm với lượng sắt dư thừa như: Người có tăng hấp thu sắt do di truyền, người nghiện rượu, xơ gan, không dung nạp sắt, thalassemia… cần hết sức thận trọng trong việc bổ sung sắt. Nồng độ sắt trong máu cao có thể gây xơ gan, xơ lách, cản trở quá trình vận chuyển máu bình thường từ mẹ sang con…
Dưới đây là bảng ví dụ về mức độ hấp thu sắt từ thức ăn và từ thuốc uống khác nhau trong mỗi giai đoạn của thai kỳ:
Theo đó, với một thai kỳ bình thường, nếu có chế độ ăn tốt thì những tháng đầu thai kỳ thậm chí bạn chưa cần bổ sung thêm sắt từ thuốc. Hoặc chỉ cần bổ sung sắt ở liều lượng cơ bản khoảng 5mg sắt nguyên tố như trong thuốc PM Procare là hợp lý, không lo gặp phải các tác dụng phụ do dư thừa.
Từ tháng thứ 4 trở đi, nhu cầu sắt bắt đầu tăng nhanh, bạn có thể chọn sản phẩm bổ sung sắt với hàm lượng cao hơn như PM Procare diamond để cung cấp 24mg sắt nguyên tố, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sắt ở phụ nữ mang thai, phần còn lại thức ăn hàng ngày dễ dàng cung cấp đủ. Hoặc nếu chế độ ăn của bạn tốt, hàm lượng sắt thu được trong thức ăn nhiều rồi thì bạn có thể bổ sung PM Procare trong suốt thai kỳ mà không lo thiếu hụt.
Chỉ bổ sung sắt liều cao hơn khuyến nghị thông thường khi có chỉ định của bác sĩ trong trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy đồng thời hai thông số: Hemoglobin (Hb) < 11g/dl và Ferritin huyết thanh< 30ng/ml chứng tỏ bạn thực sự có thiếu máu thiếu sắt mà thôi. Khi đó, cần dùng sắt theo đúng chỉ định của bác sĩ thăm khám trực tiếp.
Sắt là vi chất dinh dưỡng quan trọng mà mẹ bầu cần nghĩ tới đầu tiên khi bổ sung dưỡng chất. Tuy nhiên, cần lưu ý tính toán để việc bổ sung sắt ở mức vừa đủ, tránh dư thừa sẽ làm nặng cho hệ tiêu hóa, ảnh hưởng không tốt tới khả năng ăn uống cũng như sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Hằng says
tôi 37 tuổi, Tôi có 2 con trai, và không biết mình có bầu đứa 3. lên tôi có uống rượi rất nhiều, 1tuan/ buổi và kh say. vậy có ảnh hưởng đến thái nhi không ạ.
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn Hằng,
Từ lâu giới dinh dưỡng thường khuyến cáo phụ nữ khi mang thai và cho con bú không nên uống rượu bia vì nó gây chứng nhiễm độc cồn bào thai (FAS) làm suy giảm sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần của đứa trẻ. Chất cồn (rượu vang, bia, rượu mạnh) lấy đi oxy và các chất dinh dưỡng của tế bào đang phát triển, cản trở sự phát triển bình thường của thai nhi. Thai nhi phơi nhiễm rượu trong bụng mẹ sẽ bị ảnh hưởng vĩnh viễn về sự phát triển trí tuệ và thể chất. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kì (CDC) và Tổ chức March of Dimes thì không có mức tiêu thụ rượu nào được coi là an toàn trong thai kì.
Vì vậy bạn tuyệt đối không nên uống rượu khi mang thai, nếu đã uống thì cần thực hiện thăm khám theo dõi sát thai kỳ của mình, tham gia sàng lọc trước sinh đầy đủ (nếu cần) theo chỉ định của bác sĩ.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
HA says
cho mình hỏi thai ở 12w thì cần bổ sung thêm sắt chưa ak. hiện tại mình đang uống viên tổng hợp chứa 17mg sắt. ngày uống 2v. xét nghiệm có thấy thiếu máu và sắt. vậy có cần bổ sung thêm k ạ. hay giai đoạn này vẫn duy trì sắt nư vậy thôi ạ. e cảm ơn ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn,
Nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy bạn có thiếu máu do thiếu sắt thì việc bổ sung thêm sắt là cần thiết. Tuy nhiên cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ thăm khám trực tiếp, tuyệt đối không nên tự mua sắt về bổ sung. Bởi thừa hay thiếu sắt đều không đem lại hiệu quả như mong muốn.
Nếu mức độ thiếu máu thiếu sắt nhẹ, bạn có thể cải thiện bằng cách tăng cường hơn nữa các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, tim, gan, tiết, thịt lợn, rau có màu xanh đậm…
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Phuong le says
E 21 tuan ma e bi thieu mau.vay e uong vien sat 2 vien lan co sao ko ak
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn,
Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu chứ không phải chỉ có nguyên nhân là do thiếu sắt. Chỉ khoảng 50% các trường hợp thiếu máu là do thiếu sắt, còn lại là các nguyên nhân khác. Để có thể điều trị nhanh chóng và đúng đắn thì bạn cần tới bác sĩ thăm khám để xác định nguyên nhân cũng như mức độ thiếu máu cụ thể. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ định thuốc dùng phù hợp cho bạn. Sắt không phải cứ bổ sung nhiều là tốt. Việc tự ý bổ sung sắt liều cao hơn khuyến nghị thông thường chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ trong trường hợp kết quả xét nghiệm máu cho thấy bạn thực sự có thiếu máu do thiếu sắt mà thôi.
Để cải thiện tình trạng thiếu máu, trước hết bạn cần thực hiện chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ. Ăn đa dạng các nguồn thực phẩm, tăng cường cung cấp Protetin từ thịt, cá, trứng, sữa… ăn nhiều rau xanh và hoa quả, uống đủ nước, ngủ đủ giấc… Nếu thiếu máu ở mức độ nhẹ bạn hoàn toàn có thể cải thiện được bằng cách nâng cao chất lượng dinh dưỡng cũng như chế độ sinh hoạt, ngủ – nghỉ hàng ngày của mình.
Bạn tham khảo thêm bài viết: Cách phòng chống thiếu máu khi mang thai để tìm hiểu rõ hơn.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Ngân says
Chào chuyên gia. Mình đang bầu tuần thứ 17, mình đang uống procare. Ở tuần thứ 12 xét nghiệm máu, bs bảo mình thiếu sắt 1 chút và có kê thêm thuốc sắt để uống, đến nay thuốc sắt đó hết mình có nên tiếp tục bổ sung thêm sắt ko? Và nên uống loại nào?
Mình cảm ơn!
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Ngân,
Sắt là vi chất dinh dưỡng quan trọng cần cung cấp trong suốt thai kỳ, tuy nhiên ko phải cứ bổ sung nhiều là tốt. Việc bổ sung sắt chỉ nên ở mức vừa đáp ứng đủ nhu cầu mà thôi.
Trong thành phần của thuốc PM Procare/PM Procare diamond đã cung cấp sắt rồi. Bạn chỉ bổ sung thêm sắt theo chỉ định của bác sĩ khi kết quả xét nghiệm máu cho thấy bạn thực sự có thiếu máu thiếu sắt ở mức bệnh lý mà thôi. Sau đợt dùng sắt theo chỉ định, cần đi thăm khám xét nghiệm lại để đánh giá kết quả điều trị, sau đó bác sĩ sẽ có quyết định nên bổ sung thêm sắt hay không bạn nhé!
Sắt có rất nhiều trong thực phẩm hàng ngày, cơ thể chúng ta cũng hấp thu sắt từ thức ăn tốt hơn sắt từ thuốc. Do đó, để việc bổ sung có hiệu quả, an toàn thì trước tiên bạn nên cố gắng tăng cường dưỡng chất từ bữa ăn hàng ngày của mình, Sau đó mới tính đến việc bổ sung thêm sắt từ thuốc. Các thực phẩm giàu sắt có thể kể tới như: gan, tiết, thịt bò, thịt có màu đỏ, cá, rau màu xanh đậm…
Nếu chế độ ăn của bạn chưa được tốt hoặc lo lắng về việc thiếu hụt dưỡng chất thì bạn có thể chuyển sang sử dụng thuốc PM Procare diamond hàng ngày. Mỗi viên PM Procare diamond cung cấp 24mg sắt nguyên tố, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sắt của cơ thể (phần còn lại thức ăn hàng ngày dễ dàng cung cấp đủ) cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu khác. Cùng với tăng cường chế độ ăn, bạn chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên PM Procare diamond sau bữa ăn là đủ giúp cơ thể mạnh khỏe, thai nhi phát triển tối ưu; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường…
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Nguyễn thị an trang says
Mình đang có bầu tuần 12, đang uống sữa frisomum và uống thực phẩm chức năng prenatal, bây giờ mình muốn bổ sung thêm sắt và canxi thì bổ sung như thế nào?
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Trang,
Theo khuyến cáo, phụ nữ mang thai cần bổ sung khoảng 27-30mg sắt nguyên tố/ngày là đủ (bao gồm từ thức ăn và thuốc bổ sung). Prenatal đã cung cấp 27mg sắt nguyên tố, đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Nếu không có chỉ định của bác sĩ trong trường hợp cơ thể bị thiếu máu thiếu sắt thì việc bổ sung thêm sắt là điều không cần thiết mà còn có thể gây ra các tác dụng không mong muốn do dư thừa như: táo bón, phân đen, cản trở tạo máu bình thường ở thai nhi,… Nếu thực sự cần bổ sung thêm sắt từ thuốc thì bạn nên uống sắt trước bữa ăn để được hấp thu tốt nhất.
Nhu cầu canxi mẹ bầu cần cung cấp ở những tháng đầu thai kỳ khoảng 800-1000mg canxi nguyên tố/ngày. Với lượng canxi này bạn chỉ cần ăn trung bình 01 lạng tép, tôm, cua, ốc hay uống 100gam sữa bột toàn phần với các thức ăn thông thường khác là đủ. Từ tháng thứ 5 trở đi, nhu cầu canxi cho sự phát triển hệ xương – răng của thai nhi tăng lên tới 1500mg canxi nguyên tố/ngày khiến chế độ ăn khó có thể cung cấp đủ. lúc này bạn có thể bổ sung thêm canxi từ thuốc riêng lẻ bên ngoài. Lưu ý, thời điểm bổ sung canxi nên cách xa thời điểm uống sắt và thuốc bổ tổng hợp ít nhất 2h để không cản trở hấp thu.
Tuy nhiên, có một số lưu ý khi bạn dùng sản phẩm Prenatal như:
– Theo khuyến cáo, phụ nữ có thai cần cung cấp 400-800mcg acid folic/ngày (bao gồm từ thức ăn và từ thuốc bô sung). Acid folic có nhiều trong thực phẩm như: gan động vật, rau lá xanh, ngũ cốc, sữa,… Do đó, hàng ngày bạn cần cung cấp khoảng 400-500mcg acid folic từ thuốc bổ sung là đủ. Hàm lượng acid folic trong sản phẩm bạn đang dùng lên tới 800mcg, nguy cơ dư thừa là rất cao, độ an toàn của thuốc khi dùng kéo dài không được đảm bảo.
– Hàm lượng DHA/EPA trong sản phẩm Prenatal chưa ở tỷ lệ phù hợp nhất cho phụ nữ mang thai. Qua nhiều công trình nghiên cứu người ta thấy, tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 (tương ứng với tỷ lệ tìm thấy trong sữa mẹ) là tỷ lệ giúp DHA vận chuyển tối ưu qua nhau thai và phát huy tác dụng tốt nhất. Đồng thời Omega 3 mà Prenatal cung cấp không được thể hiện rõ ở dạng tự nhiên Triglycerid hay dạng ethyl este. Thông thường nếu ở dạng triglycerid thì sẽ được thể hiện rõ trên nhãn sản phẩm vì đó là dạng hấp thu tốt hơn dạng ethyl este tới 70%.
Để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết ở liều lượng phù hợp, bạn có thể tham khảo sử dụng thuốc PM Procare/PM Procare diamond mỗi ngày. Các thành phần của thuốc được nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng để cùng với thức ăn hàng ngày đáp ứng vừa đủ nhu cầu của cơ thể chứ không gây dư thừa. Với một thai kỳ bình thường bạn chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên sau bữa ăn là đủ.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời