Đi khám, kiểm tra và xét nghiệm trước khi mang thai có vai trò quan trọng giúp các cặp vợ chồng xác định khả năng thụ thai của mình. Nếu trong trường hợp có bệnh thì sẽ được các bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời nhằm tăng khả năng thụ thai, ngăn chặn ảnh hưởng xấu đến thai nhi và đảm bảo sức khỏe thật tốt trong suốt thai kì.
Nội dung chính
1, Kiểm tra hệ thống sinh sản và khám phụ khoa
Không chỉ những người bị hiếm muộn con cái mới cần kiểm tra sức khỏe. Những người đang chuẩn bị làm mẹ, thậm chí đang cân nhắc về vấn đề này cũng cần kiểm tra sức khỏe sinh sản. Bởi vì kiểm tra không chỉ giúp các cặp đôi xác định tình trạng sức khỏe mà còn giúp tránh những sai lầm thường gặp khi muốn có con. Kiểm tra sức khỏe sinh sản trước khi mang thai giúp các cặp đôi phòng ngừa và điều trị kịp thời các chứng bệnh liên quan đến nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, viêm âm đạo, bệnh lậu, giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Nếu bị các bệnh này trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi, dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non. Các chị em cũng cần kiểm tra cổ tử cung, xét nghiệm HPV, nếu không may người mẹ bị ung thư buồng trứng thì khả năng mang thai ngoài tử cung rất cao và hai vợ chồng cần phải cân nhắc chuyện mang thai đầy nguy hiểm này.
Đọc tiếp: Kiến thức trước khi mang thai
2, Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu trước khi mang thai để biết nhóm máu của mẹ, tình trạng máu có tốt không, có bị thiếu máu hay không, có cần bổ sung thêm sắt và với hàm lượng bao nhiêu để đảm bảo tốt cho quá trình mang thai. Việc xét nghiệm máu rất cần thiết để đề phòng trường hợp mẹ bị thiếu máu cần truyền máu từ bên ngoài vào. Ngoài ra, người mẹ cũng cần xét nghiệm hóa sinh máu, xét nghiệm đường huyết trong máu xem có bị mắc bệnh tiểu đường hay trục trặc về chức năng thận hay không. Đặc biệt, xét nghiệm máu cũng để xác định yếu tố Rh nhằm phòng tránh bất đồng nhóm máu mẹ và con. Xét nghiệm sẽ cho biết người mẹ âm tính hay dương tính với Rh. Nếu người mẹ âm tính với Rh (Rh-), còn chồng dương tính với Rh (Rh+) thì bé có thể mang Rh(+). Khi đó, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những chất kháng thể làm thai nhi bị đào thải hoặc trẻ sẽ dễ bị tử vong ngay khi sinh.
3, Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu trước khi mang thai sẽ giúp các mẹ phát hiện xem có bị viêm đường tiết niệu hay mắc các bệnh tình dục, đồng thời tìm các bất thường khác trong nước tiểu như máu, đạm, đường, vi khuẩn… để còn có phương pháp điều trị dứt điểm trước khi có thai. Xét nghiệm nước tiểu còn giúp chẩn đoán sớm bệnh thận. Loại xét nghiệm này cần thiết đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ và nên thực hiện trong 3 tháng trước khi mang thai. Việc kiểm tra cần thiết này giúp người mẹ tránh được những gánh nặng khi bước vào thai kỳ và hạn chế ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
4, Kiểm tra sức khỏe tổng quát
Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các cơ quan như gan, tim, phổi, huyết áp để phát hiện và điều trị bệnh sớm nếu có. Đồng thời siêu âm ổ bụng để phát hiện bất thường ở các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng. Bên cạnh đó xét nghiệm tầm soát một số bệnh có thể lây truyền qua cho con như viêm gan siêu vi B, C, HIV, giang mai… sẽ được các bác sĩ tư vấn trước khi quyết định có con. Điều quan trọng là các mẹ cần tiêm phòng trước khi mang thai một số bệnh như cúm, rubella, thủy đậu, viêm gan siêu vi B… ít nhất 3 tháng trước khi quyết định có thai để đảm bảo thời kỳ mang thai diễn ra an toàn và thai nhi sinh ra được khỏe mạnh.
5, Kiểm tra chế độ dinh dưỡng
Thừa cân hay thiếu cân đều gây ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ. Thừa cân có thể gây ra nhiều vấn đề trong quá trình thụ thai và nhiều biến chứng trong khi mang thai như cholesterol cao hay huyết áp cao dẫn đến bệnh tiền sản giật. Nếu bị thiếu cân thì nguy cơ sảy thai, sinh con nhẹ cân sẽ cao hơn các bà mẹ khác. Do đó các cặp đôi cần đảm bảo bữa ăn có đầy đủ dưỡng chất cần thiết để tăng số lượng cũng như chất lượng trứng và tinh trùng theo một chế độ dinh dưỡng khoa học mà các bác sĩ tư vấn.
Xem thêm: Chế độ ăn uống trước khi mang thai
6, Kiểm tra bất thường nhiễm sắc thể
Các ca sảy thai có thể bắt nguồn từ sự bất thường nhiễm sắc thể. Để tầm soát điều này, trước khi mang thai người mẹ có thể kiểm tra máu tĩnh mạch. Đồng thời, xét nghiệm này có thể cho biết các bệnh di truyền mà người mẹ có khả năng mắc phải khi còn trong độ tuổi sinh đẻ để biết được khả năng trẻ có thể mắc bệnh gì từ mẹ. Xét nghiệm này cũng được thực hiện trước 3 tháng mang thai. Kiểm tra các vấn đề về di truyền và được tư vấn trước khi mang thai có thể giúp người mẹ an tâm rằng con trẻ sẽ không có nguy cơ bị các bệnh này. Người cha cũng cần tiến hành kiểm tra sức khỏe của mình. Qua đó, có thể phát hiện và điều trị kịp thời một số bệnh lý như: bệnh mãn tính, bệnh di truyền… Việc tìm hiểu lịch sử gia đình sẽ đem lại những thông tin quan trọng liên quan đến những rối loạn về máu, các rối loạn mang tính di truyền, rối loạn nhiễm sắc thể, hoặc dị tật bẩm sinh. Các bệnh di truyền thông thường bao gồm cả bệnh máu không đông, thiếu máu, thiếu hồng cầu, hoặc xơ nang…
7, Khám răng miệng
Hầu hết các phương pháp và loại thuốc dùng để điều trị trong nha khoa đều được khuyến cáo thận trọng với phụ nữ mang thai. Do đó nếu người mẹ nào có bất cứ vấn đề về răng miệng trong khoảng thời gian mang thai phải lưu ý cần được tư vấn của các bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con. Hơn nữa, các bệnh về răng miệng cũng gây những ảnh huởng nhất định cho thai kỳ của người mẹ. Bệnh nha chu sẽ làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật, sinh non và sảy thai. Viêm nướu và nhiễm trùng nướu sẽ sinh ra một loại vi khuẩn có thể theo đường máu vào nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Việc khám răng miệng trước khi mang thai sẽ giúp các bác sĩ phát hiện và xử lý triệt để các căn bệnh nguy hiểm này.
Trên đây là 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai. Việc khám trước khi mang thai sẽ giúp các cặp vợ chồng phát hiện và điều trị kịp thời các căn bệnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đồng thời có phương hướng chăm sóc sức khỏe của mình thật hiệu quả để chuẩn bị cho thời kỳ mang thai sắp đến nhiều thành công như mong đợi!
kim quy says
trước khi có bầu em nghe nói phải cung cấp axit folic va cung cấp vitamin E, vay bao nhieu thi đủ, em đã uống một liệu trình 03 tháng ,
sau đó em co thai va bị sut, khoan 02 thang sau em lai uong một liệu trinh 03 thang nua , vay em uong nhu vay co nhieu khong, xin tu van giup em
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn,
Chuẩn bị mang thai, mang thai bạn cần cung cấp nhiều dưỡng chất chứ không phải chỉ acid folic và Vitamin E. Hơn nữa, hai dưỡng chất này chỉ nên bổ sung đủ nhu cầu mà thôi. Với acid folic bạn chỉ cần bổ sung 400-800mcg/ngày, Vitamin E thì cần bổ sung 12mg/ngày. Tuy nhiên, do thực phẩm hàng ngày đã cung cấp một lượng đáng kể nên bạn chỉ cần cung cấp 400-500mcg acid folic/ngày, Vitamin E khoảng 6-7mg/ngày là đủ.
Việc bổ sung các dưỡng chất cần được thực hiện hàng ngày, trong suốt quá trình mang thai chứ không phải chỉ uống từng đợt. Để cung cấp đủ acid folic, vitamin E và nhiều dưỡng chất khác bạn có thể sử dụng viên PM procare hay PM procare diamond mỗi ngày cho mẹ mạnh khỏe, thai nhi phát triển tối ưu; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,… bạn chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên sau bữa ăn là đủ.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Hồ Nhi says
Chào chuyên gia.
Em chuẩn bị mang thai và đã đi khám sk và chích ngừa được 3 tháng rồi.dự tính cuối tháng 10 sẽ để có thai .nhưng e chưa đi khám răng và gần đây e ăn đồ ngọt bị ê răng .vậy nếu 1 tháng nữa e mang thai thì bây giờ khám và điều trị răng (nếu bị sâu răng) thì có ảnh hưởng gì tới việc mang thai k.
Em xin cảm ơn.
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Hồ Nhi,
Nếu có vấn đề về răng lợi thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Việc điều trị phụ thuộc vào tình trạng thực tế khi thăm khám. Nếu mới chỉ cảm thấy ê răng thì có thể bạn không cần dùng thuốc hay điều trị gì nhiều nên khả năng ảnh hưởng tới thai nhi sau này không cao.
Hiện nay có viên ngậm phòng chống sâu răng của Nhật Bản IgYgate DC-PG chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà, rất an toàn cho thai kỳ. bạn có thể sử dụng hàng ngày để phòng chống bệnh răng miệng mà không lo ảnh hưởng tới thai nhi. Bạn có thể tham khảo để sử dụng.
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
Hiển thị trả lời
đỗ thị Mỹ Hạnh says
E năm nay 32 tuổi,chồng 33 tuổi,e có 1 bé gái gần 5 tuổi,bé mắc hội chứng chậm phát triển,quá trình mang thai,sinh đẻ đều thuận lợi,gd nội ngoại đều khoẻ mạnh nên e vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân vì sao bé lại mắc hội chứng này.năm 2019 e định sinh bé thứ 2 nhưng e rất lo lắng.xin bs tư vấn e nên làm gì,chuẩn bị gì để bé thứ 2 ko bị mắc bệnh.rất mong sớm nhận được câu trả lời.e rất biết ơn ạ!
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Hạnh,
Chúng tôi xin chia sẻ với những lo lắng của bạn và gia đình. Ai cũng mong muốn sinh ra con cái khỏe mạnh, phát triển tốt. Để có được điều đó, ngoài những yếu tố bất khả kháng như: di truyền, bất thường nhiễm sắc thể,… thì điều còn lại bạn có thể làm tốt để hạn chế đến thấp nhất những rủi ro có thể gặp cho con như: chế độ ăn uống, sinh hoạt, thời gian làm việc, nghỉ ngơi… Việc này cần thực hiện ngay từ khi chuẩn bị mang thai, trong suốt thời gian mang thai, cho con bú, và trong quá trình nuôi dạy trẻ sau này.
Với bé trước có phát triển chậm như vậy thì điều cần làm trước tiên khi bạn muốn mang thai là cả bạn và chồng nên tới bệnh viện chuyên khoa sản để thăm khám trước khi mang thai. Tại đây, bác sĩ sẽ thực hiện các thăm khám cần thiết để xác định cơ thể bạn và chồng đã thích hợp để mang thai chưa? có chú ý hay cần điều chỉnh gì không? Dự phòng gì?…
Thực hiện chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất cho cả hai vợ chồng, tránh xa hóa chất độc hại, rượu, bia, thuốc lá, thuốc phiện… Để cung cấp đủ dưỡng chất, bạn và chồng có thể tham khảo sử dụng viên PM Procare hay PM Procare diamond mỗi ngày giúp tăng cường khả năng thụ thai, phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho thai kỳ sắp tới.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Lê thị thu hương says
E có bị nấm và chen xơ teo, cho e hỏi e có thể có thai được không ạ. E có quan hệ đều đặn nhưng vẫn không có thai. E cũng đã điều trị các bệnh trên
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Thu Hương,
Các vấn đê bạn gặp phải không gây vô sinh, bạn nên điều trị khỏi bệnh rồi hãy có thai. Việc điều trị cần kiên trì và mất khá nhiều thời gian.
Không rõ bạn đã cố gắng thụ thai trong thời gian bao lâu mà chưa có thai? nếu thời gian đó >1 năm thì bạn nên tới cơ sở khám hiếm muộn để thăm khám. Nếu thời gian mới một vài tháng thì bạn không cần lo lắng quá. Lo lắng, suy nghĩ nhiều cũng khiến khó thụ thai hơn.
Chuẩn bị mang thai, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, bạn có thể bổ sung thêm mỗi ngày 01 viên PM Procare hay PM Procare diamond để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh, tăng cường khả năng thụ thai, phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho thai kỳ sắp tới.
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
Hiển thị trả lời
nguyễn thị mến says
Em 32 tuổi, từng sinh mổ, đang nuôi con nhỏ 13 tháng, con bú mẹ bình thường. Em có dự định sẽ sinh thêm cháu thứ 2, vợ chồng em không áp dụng biện pháp tránh thai nào, nhưng hiện nay em chưa có bầu. Em muốn hỏi có phải do em đang cho con bú nên không mang thai? (dù em biết cho con bú không phải là biện pháp tránh thai an toàn), em muốn kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai thì kiểm tra như thế nào và ở đâu? thời gian mang thai cho người sinh mổ bao lâu sau khi sinh là phù hợp? Em xin cảm ơn ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Mến,
Sau sinh, khi bạn có kinh nguyệt trở lại, tức có trứng rụng là bạn có thể mang thai. Cho con bú không phải là nguyên nhân khiến bạn chưa thụ thai. Nếu lần trước sinh mổ thì thời gian để mang thai tiếp theo là sau 2 năm, thời gian càng ngắn thì nguy cơ nứt vết mổ cũ càng cao.
Để kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai lần này, bạn cần đến bệnh viện chuyên khoa sản. Tại đó, bạn sẽ được xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm, khám phụ khoa, nha khoa,… Bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể khi tới thăm khám bạn nhé!
Để có một thai kỳ tốt đẹp sau này, ngay từ khi có ý định mang thai bạn cần tăng cường chất lượng bữa ăn của mình, đồng thời bổ sung mỗi ngày 01 viên PM Procare diamond. Hơn nữa, bạn vẫn đang trong thời gian cho con bú thì việc bổ sung dinh dưỡng cần thiết hơn bao giờ hết.
Bạn có thể tham khảo: Chuẩn bị mang thai cần chú ý gì?
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời