Đi khám, kiểm tra và xét nghiệm trước khi mang thai có vai trò quan trọng giúp các cặp vợ chồng xác định khả năng thụ thai của mình. Nếu trong trường hợp có bệnh thì sẽ được các bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời nhằm tăng khả năng thụ thai, ngăn chặn ảnh hưởng xấu đến thai nhi và đảm bảo sức khỏe thật tốt trong suốt thai kì.
Nội dung chính
1, Kiểm tra hệ thống sinh sản và khám phụ khoa
Không chỉ những người bị hiếm muộn con cái mới cần kiểm tra sức khỏe. Những người đang chuẩn bị làm mẹ, thậm chí đang cân nhắc về vấn đề này cũng cần kiểm tra sức khỏe sinh sản. Bởi vì kiểm tra không chỉ giúp các cặp đôi xác định tình trạng sức khỏe mà còn giúp tránh những sai lầm thường gặp khi muốn có con. Kiểm tra sức khỏe sinh sản trước khi mang thai giúp các cặp đôi phòng ngừa và điều trị kịp thời các chứng bệnh liên quan đến nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, viêm âm đạo, bệnh lậu, giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Nếu bị các bệnh này trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi, dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non. Các chị em cũng cần kiểm tra cổ tử cung, xét nghiệm HPV, nếu không may người mẹ bị ung thư buồng trứng thì khả năng mang thai ngoài tử cung rất cao và hai vợ chồng cần phải cân nhắc chuyện mang thai đầy nguy hiểm này.
Đọc tiếp: Kiến thức trước khi mang thai
2, Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu trước khi mang thai để biết nhóm máu của mẹ, tình trạng máu có tốt không, có bị thiếu máu hay không, có cần bổ sung thêm sắt và với hàm lượng bao nhiêu để đảm bảo tốt cho quá trình mang thai. Việc xét nghiệm máu rất cần thiết để đề phòng trường hợp mẹ bị thiếu máu cần truyền máu từ bên ngoài vào. Ngoài ra, người mẹ cũng cần xét nghiệm hóa sinh máu, xét nghiệm đường huyết trong máu xem có bị mắc bệnh tiểu đường hay trục trặc về chức năng thận hay không. Đặc biệt, xét nghiệm máu cũng để xác định yếu tố Rh nhằm phòng tránh bất đồng nhóm máu mẹ và con. Xét nghiệm sẽ cho biết người mẹ âm tính hay dương tính với Rh. Nếu người mẹ âm tính với Rh (Rh-), còn chồng dương tính với Rh (Rh+) thì bé có thể mang Rh(+). Khi đó, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những chất kháng thể làm thai nhi bị đào thải hoặc trẻ sẽ dễ bị tử vong ngay khi sinh.
3, Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu trước khi mang thai sẽ giúp các mẹ phát hiện xem có bị viêm đường tiết niệu hay mắc các bệnh tình dục, đồng thời tìm các bất thường khác trong nước tiểu như máu, đạm, đường, vi khuẩn… để còn có phương pháp điều trị dứt điểm trước khi có thai. Xét nghiệm nước tiểu còn giúp chẩn đoán sớm bệnh thận. Loại xét nghiệm này cần thiết đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ và nên thực hiện trong 3 tháng trước khi mang thai. Việc kiểm tra cần thiết này giúp người mẹ tránh được những gánh nặng khi bước vào thai kỳ và hạn chế ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
4, Kiểm tra sức khỏe tổng quát
Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các cơ quan như gan, tim, phổi, huyết áp để phát hiện và điều trị bệnh sớm nếu có. Đồng thời siêu âm ổ bụng để phát hiện bất thường ở các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng. Bên cạnh đó xét nghiệm tầm soát một số bệnh có thể lây truyền qua cho con như viêm gan siêu vi B, C, HIV, giang mai… sẽ được các bác sĩ tư vấn trước khi quyết định có con. Điều quan trọng là các mẹ cần tiêm phòng trước khi mang thai một số bệnh như cúm, rubella, thủy đậu, viêm gan siêu vi B… ít nhất 3 tháng trước khi quyết định có thai để đảm bảo thời kỳ mang thai diễn ra an toàn và thai nhi sinh ra được khỏe mạnh.
5, Kiểm tra chế độ dinh dưỡng
Thừa cân hay thiếu cân đều gây ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ. Thừa cân có thể gây ra nhiều vấn đề trong quá trình thụ thai và nhiều biến chứng trong khi mang thai như cholesterol cao hay huyết áp cao dẫn đến bệnh tiền sản giật. Nếu bị thiếu cân thì nguy cơ sảy thai, sinh con nhẹ cân sẽ cao hơn các bà mẹ khác. Do đó các cặp đôi cần đảm bảo bữa ăn có đầy đủ dưỡng chất cần thiết để tăng số lượng cũng như chất lượng trứng và tinh trùng theo một chế độ dinh dưỡng khoa học mà các bác sĩ tư vấn.
Xem thêm: Chế độ ăn uống trước khi mang thai
6, Kiểm tra bất thường nhiễm sắc thể
Các ca sảy thai có thể bắt nguồn từ sự bất thường nhiễm sắc thể. Để tầm soát điều này, trước khi mang thai người mẹ có thể kiểm tra máu tĩnh mạch. Đồng thời, xét nghiệm này có thể cho biết các bệnh di truyền mà người mẹ có khả năng mắc phải khi còn trong độ tuổi sinh đẻ để biết được khả năng trẻ có thể mắc bệnh gì từ mẹ. Xét nghiệm này cũng được thực hiện trước 3 tháng mang thai. Kiểm tra các vấn đề về di truyền và được tư vấn trước khi mang thai có thể giúp người mẹ an tâm rằng con trẻ sẽ không có nguy cơ bị các bệnh này. Người cha cũng cần tiến hành kiểm tra sức khỏe của mình. Qua đó, có thể phát hiện và điều trị kịp thời một số bệnh lý như: bệnh mãn tính, bệnh di truyền… Việc tìm hiểu lịch sử gia đình sẽ đem lại những thông tin quan trọng liên quan đến những rối loạn về máu, các rối loạn mang tính di truyền, rối loạn nhiễm sắc thể, hoặc dị tật bẩm sinh. Các bệnh di truyền thông thường bao gồm cả bệnh máu không đông, thiếu máu, thiếu hồng cầu, hoặc xơ nang…
7, Khám răng miệng
Hầu hết các phương pháp và loại thuốc dùng để điều trị trong nha khoa đều được khuyến cáo thận trọng với phụ nữ mang thai. Do đó nếu người mẹ nào có bất cứ vấn đề về răng miệng trong khoảng thời gian mang thai phải lưu ý cần được tư vấn của các bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con. Hơn nữa, các bệnh về răng miệng cũng gây những ảnh huởng nhất định cho thai kỳ của người mẹ. Bệnh nha chu sẽ làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật, sinh non và sảy thai. Viêm nướu và nhiễm trùng nướu sẽ sinh ra một loại vi khuẩn có thể theo đường máu vào nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Việc khám răng miệng trước khi mang thai sẽ giúp các bác sĩ phát hiện và xử lý triệt để các căn bệnh nguy hiểm này.
Trên đây là 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai. Việc khám trước khi mang thai sẽ giúp các cặp vợ chồng phát hiện và điều trị kịp thời các căn bệnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đồng thời có phương hướng chăm sóc sức khỏe của mình thật hiệu quả để chuẩn bị cho thời kỳ mang thai sắp đến nhiều thành công như mong đợi!
Huỳnh Thị Thu Hồng says
Chào bác sĩ. Cho em hỏi em bị đau khớp và sử dụng thuốc lefunomide cách đây 1 tuần( đã uống 7 viên cho 7 ngày). Giờ em đang kế hoạch có con thì dùng biện pháp nào loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể? ( em tham khảo thấy thuốc có tích luỹ đến 2 năm và gây hại cho thai nhi ạ) cảm ơn bác sĩ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Thu Hồng,
Để tránh nguy cơ dị tật thai nhi thì phụ nữ nếu đã dùng lefunomide trong vòng 2 năm mà muốn có con thì cần báo với bác sĩ và có thể sẽ được thực hiện quy trình đào thải để thải hết thuốc ra khỏi cơ thể trước khi mang thai. Thực hiện đào thải bằng cách uống colestyramine (8g ngày 3 lần) hoặc thay bằng than hoạt (bột pha thành hỗn dịch, 50g ngày 4 lần). Hoàn tất qui trình thường mất 11 ngày, nhưng có thể thay đổi tùy theo các biến số lâm sàng hoặc cận lâm sàng. Để an toàn và có hiệu quả tối ưu thì bạn nên tới bác sĩ để được xét nghiệm kiểm tra và hướng dẫn cụ thể.
Thân ái,
Hiển thị trả lời
Nguyễn thị bích says
Xin bác sĩ cho em hỏi. Em lập gia đình được 10 tháng nhưng do kinh nguyệt từ lúc cưới đến nay không điều. Vợ chồng em muốn có em bé nhờ bác sĩ tư vấn và nên đi khám ở đâu? Xin cám ơn!
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Bích,
Kinh nguyệt không đều, không xác định được ngày rụng trứng là một yếu tố khiến việc thụ thai trở lên khó khăn hơn. Quan hệ tình dục đều đặn là cách tốt nhất để giúp thụ thai nhanh chóng. Nếu không đoán chính xác thời gian rụng trứng thì nên quan hệ đều đặn ba lần trong một tuần sẽ giúp cho người phụ nữ dễ thụ thai.
Bạn cũng có thể khắc phục bằng cách chịu khó theo dõi những thay đổi của cơ thể để xác định gần đúng ngày trứng rụng. Dùng phương pháp quan sát chát nhớt cổ tử cung, đo thân nhiệt cơ bản hoặc sử dụng que thử rụng trứng, soi trứng,…Theo các chuyên gia, trứng sẽ sống khoảng 24 tiếng sau khi trứng rụng. Trái lại, tinh trùng sẽ sống từ ba đến năm ngày. Điều này đã giải thích tại sao quan hệ hai ba lần trước khi trứng rụng sẽ tăng cơ hội thụ thai cao hơn. Đừng đợi cho đến khi trứng rụng mới quan hệ bạn nhé!
Đồng thời để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh thì bạn và chồng nên tới bác sĩ để được thăm khám sức khỏe sinh sản trước khi có ý định mang thai. Một sức khỏe yếu hay mắc bệnh nào đó sẽ cản trở cơ hội mang thai của bạn, vì vậy hãy đến bác sĩ để thăm khám để nhận được sự hỗ trợ kịp thời nếu cần. Bạn có thể tới các bệnh viện, phòng khám có chuyên khoa sản như: BV Phụ sản trung ương, BV phụ sản Hà Nội, BV từ dũ, Hùng vương,…
Quan trọng không kém là chế độ dinh dưỡng sinh hoạt hàng ngày của bạn. Cần tránh xa các chất có hại cho sức khỏe như: rượu, bia, thuốc lá,thuốc phiện, hóa chất độc hại,… tăng cường các thực phẩm lành mạnh: thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh và hoa quả; bổ sung thêm thuốc bổ như PM Procare/PM procare diamond mỗi ngày cho cả hai vợ chồng để cung cấp DHA, EPA cùng các dưỡng chất cần thiết khác với liều lượng phù hợp cho cơ thể khỏe mạnh, tăng cường khả năng thụ thai, phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho thai kỳ sắp tới.
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
Hiển thị trả lời
Nguyễn Thi Liên says
Cần làm gì để có sức khoẻ tốt để có em bé ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Liên,
Chuẩn bị mang thai là cơ hội tuyệt vời để bạn thay đổi. Lối sống và thực phẩm lành mạnh, bổ sung dưỡng chất đầy đủ là chìa khóa cho một cơ thể khỏe mạnh cũng như một thai kỳ khỏe mạnh như ý. Ngay từ bây giờ, bạn cần chú tâm đến chế độ ăn uống của mình hơn, tập thể dục thường xuyên; khám sức khỏe và tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai là điều cần thiết.
Theo cơ chế sinh học, trứng bắt đầu chín khoảng 3 tháng trước khi nó được giải phóng để tham gia vào quá trình thụ tinh. Tinh trùng cũng cần từng ấy thời gian để phát triển hoàn thiện. Do đó, một chế đô ăn uống nghỉ ngơi điều độ, bổ sung dưỡng chất phù hợp sẽ giúp cho trứng, tinh trùng phát triển khỏe mạnh, tăng khả năng thụ thai và thai nhi sau này phát triển toàn diện. Hơn nữa, đa số phụ nữ chưa biết mình có thai trong một vài tuần đầu tiên. Trong khi đó, hầu hết các cơ quan trong cơ thể được hình thành ngay trong thời gian đầu thai kỳ. Vì vậy, phụ nữ và nam giới được khuyên dùng thuốc bổ như PM Procare/PM Procare diamond ít nhất 3 tháng trước khi có thai để cung cấp:
– DHA/EPA ở tỷ lệ chuẩn ~ 4/1, thành phần dầu cáv tự nhiên dạng Triglycerid giúp hấp thu và phát huy tác dụng tối đa. DHA, EPA làm tăng cường dòng máu tới tử cung, giúp sự linh hoạt của tinh trùng, làm tăng khả năng thụ thai; hỗ trợ phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,…
– Acid folic: Bổ sung đủ từ trước khi mang thai, trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ giúp giảm 70% tỷ lệ khuyết tật ống thần kinh. Dùng trong suốt thai kỳ giúp quá trình tạo máu và phân chia tế bào,…
– Sắt: Dùng sắt trước – trong khi mang thai giúp quá trình tạo máu, phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt, sảy thai, thai chậm phát triển, sinh non,…
– kẽm có vai trò quan trọng cho mọi hoạt động của cơ thể, cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai và bánh nhau. Kẽm còn cần thiết cho sự sản sinh tinh trùng và hormon sinh dục nam.
– Vitamin C giúp tăng miễn dich, tăng hấp thu sắt,… Vitamin C còn làm giảm khuynh hướng tinh trùng dính chùm vào nhau – đây là 1 trong những nguyên nhân gây vô sinh thường gặp.
– I-ốt: giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ, phòng ngừa các rối loạn do thiếu I-ốt như: chứng đần độn, chậm phát triển,…
– các Vitamin và khoáng chất khác
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
Hiển thị trả lời
Nguyễn thị phụng says
E có tiền sử 1thai lưu 9tuan
1thai đa di tật 13tuần k sọ não
Vậy bây giờ e cần làm gì để mang 1thai kì khỏe mạnh ak
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Phụng,
Để có thai kỳ khỏe mạnh thì việc chuẩn bị cần thực hiện ngay từ trước khi mang thai. Với tiền sử thai kỳ của mình như vậy, bạn và chồng nên tới bác sĩ để được thăm khám, xét nghiệm cụ thể trước khi mang thai lần sau. Thăm khám sẽ giúp bạn biết được cơ thể mình đã thích hợp với việc mang thai hay chưa? cần điều trị gì không? bổ sung các dưỡng chất thế nào cho phù hơp? Và biện pháp dự phòng thích hợp là gì?…
Ngoài ra, ngay từ khi có ý định mang thai bạn và chồng cần thực hiện chế độ làm việc nghỉ ngơi phù hợp, chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đủ dưỡng chất, đặc biệt là acid folic. Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, thuốc phiện, hóa chất độc hại,… Tiêm phòng đầy đủ cũng là việc cần làm để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
Hiển thị trả lời
Nhân says
Ngoài thử máu ra có cách nào khác biết dc tình trạng thiếu sắt của cơ thể k ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Nhân,
Thử máu là cách duy nhất xác định chính xác tình trạng thiếu máu của cơ thể. Ngoài ra, một số biểu hiện giúp bạn nghi ngờ mình bị thiếu máu như: Hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao, chán ăn, mệt mỏi, tim đập nhanh, khó thở, thèm ăn một số thứ không ăn được như đất cát,xà phòng, gạch,ngói…
Trân trọng,
Hiển thị trả lời