Đi khám, kiểm tra và xét nghiệm trước khi mang thai có vai trò quan trọng giúp các cặp vợ chồng xác định khả năng thụ thai của mình. Nếu trong trường hợp có bệnh thì sẽ được các bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời nhằm tăng khả năng thụ thai, ngăn chặn ảnh hưởng xấu đến thai nhi và đảm bảo sức khỏe thật tốt trong suốt thai kì.
Nội dung chính
1, Kiểm tra hệ thống sinh sản và khám phụ khoa
Không chỉ những người bị hiếm muộn con cái mới cần kiểm tra sức khỏe. Những người đang chuẩn bị làm mẹ, thậm chí đang cân nhắc về vấn đề này cũng cần kiểm tra sức khỏe sinh sản. Bởi vì kiểm tra không chỉ giúp các cặp đôi xác định tình trạng sức khỏe mà còn giúp tránh những sai lầm thường gặp khi muốn có con. Kiểm tra sức khỏe sinh sản trước khi mang thai giúp các cặp đôi phòng ngừa và điều trị kịp thời các chứng bệnh liên quan đến nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, viêm âm đạo, bệnh lậu, giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Nếu bị các bệnh này trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi, dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non. Các chị em cũng cần kiểm tra cổ tử cung, xét nghiệm HPV, nếu không may người mẹ bị ung thư buồng trứng thì khả năng mang thai ngoài tử cung rất cao và hai vợ chồng cần phải cân nhắc chuyện mang thai đầy nguy hiểm này.
Đọc tiếp: Kiến thức trước khi mang thai
2, Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu trước khi mang thai để biết nhóm máu của mẹ, tình trạng máu có tốt không, có bị thiếu máu hay không, có cần bổ sung thêm sắt và với hàm lượng bao nhiêu để đảm bảo tốt cho quá trình mang thai. Việc xét nghiệm máu rất cần thiết để đề phòng trường hợp mẹ bị thiếu máu cần truyền máu từ bên ngoài vào. Ngoài ra, người mẹ cũng cần xét nghiệm hóa sinh máu, xét nghiệm đường huyết trong máu xem có bị mắc bệnh tiểu đường hay trục trặc về chức năng thận hay không. Đặc biệt, xét nghiệm máu cũng để xác định yếu tố Rh nhằm phòng tránh bất đồng nhóm máu mẹ và con. Xét nghiệm sẽ cho biết người mẹ âm tính hay dương tính với Rh. Nếu người mẹ âm tính với Rh (Rh-), còn chồng dương tính với Rh (Rh+) thì bé có thể mang Rh(+). Khi đó, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những chất kháng thể làm thai nhi bị đào thải hoặc trẻ sẽ dễ bị tử vong ngay khi sinh.
3, Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu trước khi mang thai sẽ giúp các mẹ phát hiện xem có bị viêm đường tiết niệu hay mắc các bệnh tình dục, đồng thời tìm các bất thường khác trong nước tiểu như máu, đạm, đường, vi khuẩn… để còn có phương pháp điều trị dứt điểm trước khi có thai. Xét nghiệm nước tiểu còn giúp chẩn đoán sớm bệnh thận. Loại xét nghiệm này cần thiết đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ và nên thực hiện trong 3 tháng trước khi mang thai. Việc kiểm tra cần thiết này giúp người mẹ tránh được những gánh nặng khi bước vào thai kỳ và hạn chế ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
4, Kiểm tra sức khỏe tổng quát
Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các cơ quan như gan, tim, phổi, huyết áp để phát hiện và điều trị bệnh sớm nếu có. Đồng thời siêu âm ổ bụng để phát hiện bất thường ở các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng. Bên cạnh đó xét nghiệm tầm soát một số bệnh có thể lây truyền qua cho con như viêm gan siêu vi B, C, HIV, giang mai… sẽ được các bác sĩ tư vấn trước khi quyết định có con. Điều quan trọng là các mẹ cần tiêm phòng trước khi mang thai một số bệnh như cúm, rubella, thủy đậu, viêm gan siêu vi B… ít nhất 3 tháng trước khi quyết định có thai để đảm bảo thời kỳ mang thai diễn ra an toàn và thai nhi sinh ra được khỏe mạnh.
5, Kiểm tra chế độ dinh dưỡng
Thừa cân hay thiếu cân đều gây ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ. Thừa cân có thể gây ra nhiều vấn đề trong quá trình thụ thai và nhiều biến chứng trong khi mang thai như cholesterol cao hay huyết áp cao dẫn đến bệnh tiền sản giật. Nếu bị thiếu cân thì nguy cơ sảy thai, sinh con nhẹ cân sẽ cao hơn các bà mẹ khác. Do đó các cặp đôi cần đảm bảo bữa ăn có đầy đủ dưỡng chất cần thiết để tăng số lượng cũng như chất lượng trứng và tinh trùng theo một chế độ dinh dưỡng khoa học mà các bác sĩ tư vấn.
Xem thêm: Chế độ ăn uống trước khi mang thai
6, Kiểm tra bất thường nhiễm sắc thể
Các ca sảy thai có thể bắt nguồn từ sự bất thường nhiễm sắc thể. Để tầm soát điều này, trước khi mang thai người mẹ có thể kiểm tra máu tĩnh mạch. Đồng thời, xét nghiệm này có thể cho biết các bệnh di truyền mà người mẹ có khả năng mắc phải khi còn trong độ tuổi sinh đẻ để biết được khả năng trẻ có thể mắc bệnh gì từ mẹ. Xét nghiệm này cũng được thực hiện trước 3 tháng mang thai. Kiểm tra các vấn đề về di truyền và được tư vấn trước khi mang thai có thể giúp người mẹ an tâm rằng con trẻ sẽ không có nguy cơ bị các bệnh này. Người cha cũng cần tiến hành kiểm tra sức khỏe của mình. Qua đó, có thể phát hiện và điều trị kịp thời một số bệnh lý như: bệnh mãn tính, bệnh di truyền… Việc tìm hiểu lịch sử gia đình sẽ đem lại những thông tin quan trọng liên quan đến những rối loạn về máu, các rối loạn mang tính di truyền, rối loạn nhiễm sắc thể, hoặc dị tật bẩm sinh. Các bệnh di truyền thông thường bao gồm cả bệnh máu không đông, thiếu máu, thiếu hồng cầu, hoặc xơ nang…
7, Khám răng miệng
Hầu hết các phương pháp và loại thuốc dùng để điều trị trong nha khoa đều được khuyến cáo thận trọng với phụ nữ mang thai. Do đó nếu người mẹ nào có bất cứ vấn đề về răng miệng trong khoảng thời gian mang thai phải lưu ý cần được tư vấn của các bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con. Hơn nữa, các bệnh về răng miệng cũng gây những ảnh huởng nhất định cho thai kỳ của người mẹ. Bệnh nha chu sẽ làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật, sinh non và sảy thai. Viêm nướu và nhiễm trùng nướu sẽ sinh ra một loại vi khuẩn có thể theo đường máu vào nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Việc khám răng miệng trước khi mang thai sẽ giúp các bác sĩ phát hiện và xử lý triệt để các căn bệnh nguy hiểm này.
Trên đây là 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai. Việc khám trước khi mang thai sẽ giúp các cặp vợ chồng phát hiện và điều trị kịp thời các căn bệnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đồng thời có phương hướng chăm sóc sức khỏe của mình thật hiệu quả để chuẩn bị cho thời kỳ mang thai sắp đến nhiều thành công như mong đợi!
Mai Anh Hoang says
cho em hỏi trước đây vào tháng 10/2018 em bị thai lưu lúc 9w6d , giờ em muốn có em bé thì cần làm kiểm tra sức khỏe những gì
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Anh Hoàng,
Có nhiều nguyên nhân gây ra thai chết lưu và cũng có nhiều trường hợp thai chết lưu không tìm được nguyên nhân. Có khoảng 20-50% trường hợp thai chết lưu không tìm thấy nguyên nhân. Tuy nhiên, người ta thấy rằng đa số các trường hợp thai lưu ở những tháng đầu thai kỳ là do bất thường phôi thai. Đó là sự chọn lọc tự nhiên, phôi thai khỏe mạnh sẽ tiếp tục phát triển và phôi thai “yếu”, bất thường sẽ được loại bỏ.
Chính vì vậy, việc chuẩn bị ngay từ trước khi mang thai để có phôi thai khỏe mạnh là cần thiết. Theo đó, bạn và chồng nên tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể, tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai. Các vấn đề sức khỏe cơ bản cần khám đã được tổng kết khá chi tiết ở bài viết trên. Ngoài ra, tùy thuộc vào tình hình cụ thể của bạn mà bác sĩ sẽ có các chỉ định thăm khám phù hợp.
Việc mà bạn và chồng có thể từ thực hiện tốt lúc này là chăm sóc và giữ gìn cơ thể khỏe mạnh. Cơ thể khỏe mạnh sẽ sinh ra trứng và tinh trùng khỏe mạnh, do đó sẽ sinh ra em bé khỏe mạnh sau này. Theo cơ chế sinh học, trứng và tình trùng cần khoảng thời gian là 3 tháng để phát triển hoàn thiện. Do đó, một chế đô ăn uống nghỉ ngơi điều độ, bổ sung dưỡng chất phù hợp sẽ giúp cho trứng, tinh trùng phát triển tốt, tăng khả năng thụ thai và thai nhi sau này phát triển toàn diện. Hơn nữa, đa số phụ nữ chưa biết mình có thai trong một vài tuần đầu tiên. Trong khi đó, hầu hết các cơ quan trong cơ thể được hình thành ngay trong thời gian đầu thai kỳ. Vì vậy, để thai kỳ diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp, ngoài tăng cường chế độ ăn, bạn và chồng có thể dùng mỗi ngày 01 viên thuốc bổ tổng hợp PM Procare diamond khoảng 3 tháng trước khi có thai để cung cấp DHA, EPA cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể khỏe mạnh, tăng cường khả năng thụ thai, phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho thai kỳ sắp tới.
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
Hiển thị trả lời
Hue says
Năm nay tôi 31 tuổi cháu thứ nhất của tôi năm nay đã 6 tuổi.tôi muốn sinh con thứ 2..năm 2018 chúng tôi đã 2 tháng liên tiếp thả tự do nhưng ki thấy gì.sang năm nay cũng vậy.mấy năm qua vc tôi chỉ dùng bp tránh thai bằng cách xuất tinh ra bên ngoài chứ hoặc dùng bao chứ chưa bao giờ dùng thốc tránh thai. Tôi cũng đi khám vô sinh âm tính..bác sĩ cho tôi hỏi tôi muốn khám tổng quát lại ở đâu..và có cần phải kt xem vòi trứng có bị tắc không.và chồng tôi có phải khám ko.
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn,
Để thụ thai thành công bạn và chồng cần kiên trì, tư tưởng phải thật sự thoải mái. Bạn mới cố gắng thụ thai lại trong vòng vài ba tháng thì cũng chưa cần lo lắng quá. Tuy nhiên, để có thai kỳ an toàn, suôn sẻ thì việc thực hiện thăm khám sức khỏe cho cả hai vợ chồng trước khi mang thai là cần thiết.
Không rõ bạn ở khu vực nào? Bạn có thể tới bệnh viện chuyên về phụ sản như: Bệnh viện phụ sản TW, BV Phụ sản Hà Nội, BV Từ Dũ, BV Mê Kông, BV Hùng Vương,… Để được thăm khám cụ thể, tùy thuộc vào tình hình sức khỏe thực tế khi thăm khám, bác sĩ sẽ có lời khuyên và chỉ định phù hợp cho bạn.
Đồng thời việc thực hiện chế độ làm việc nghỉ ngơi phù hợp là điều cần thiết. Ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ, tránh xa rượu, bia, thuốc lá, hóa chất độc hại… Ngoài tăng cường chế độ ăn, bạn và chồng có thể bổ sung mỗi ngày 01 viên PM Procare diamond để cung cấp:
– DHA/EPA ở tỷ lệ chuẩn ~ 4/1, thành phần dầu cáv tự nhiên dạng Triglycerid giúp hấp thu và phát huy tác dụng tối đa. Với hàm lượng 216mgDHA/45mgEPA đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể để tăng cường dòng máu tới tử cung, giúp sự linh hoạt của tinh trùng, làm tăng khả năng thụ thai; hỗ trợ phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,…
– Acid folic 500mcg, đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Bổ sung đủ từ trước khi mang thai, trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ giúp giảm 70% tỷ lệ khuyết tật ống thần kinh. Dùng trong suốt thai kỳ giúp quá trình tạo máu và phân chia tế bào,…
– 24mg sắt nguyên tố, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sắt của cơ thể, phần còn lại bạn có thể dễ dàng bổ sung từ thức ăn. Dùng sắt trước – trong khi mang thai giúp quá trình tạo máu, phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt, sảy thai, thai chậm phát triển, sinh non,…
– kẽm có vai trò quan trọng cho mọi hoạt động của cơ thể, cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai và bánh nhau. Kẽm còn cần thiết cho sự sản sinh tinh trùng và hormon sinh dục nam.
– Mg: cần thiết cho quá trình trao đổi chất của calci, photpho, natri, kali, vitamin C, một số vitamin nhóm B; giúp điều hòa trạng thái thần kinh và chức năng vận động của hệ cơ; chuyển hóa đường, chất béo… thành năng lượng
– Vitamin C giúp tăng miễn dich, tăng hấp thu sắt,… Vitamin C còn làm giảm khuynh hướng tinh trùng dính chùm vào nhau – đây là 1 trong những nguyên nhân gây vô sinh thường gặp.
– I-ốt 200mcg, đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ, phòng ngừa các rối loạn do thiếu I-ốt như: chứng đần độn, chậm phát triển,…
– các Vitamin và khoáng chất khác
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
Hiển thị trả lời
Dao Huong says
Kinh nguyệt mình k đều. Vợ chồng mình thả đã lâu mà chưa có con. Mọi ng khuyên đi khám nhưng chưa biết khám những gì mong bác sỹ tư vấn
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn,
Kinh nguyệt không đều, khó xác định ngày rụng trứng là một trong số các nguyên nhân khiến tỷ lệ thụ thai của bạn thấp hơn những người có kinh nguyệt đều đặn. Tuy nhiên, khó thụ thai còn có thể do nhiều nguyên nhân khác. Bài viết trên đã chỉ ra các vấn đề cơ bản bạn sẽ được kiểm tra. Để có hướng dẫn cụ thể bạn và chồng cần tới bác sĩ để thăm khám trực tiếp bạn nhé!
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
Hiển thị trả lời
Nguyễn Thị Mộng Xinh says
Em 28 tuổi, chuẩn bị mang thai bé đầu tiên cần khám sức khỏe, xét nghiệm, tiêm ngừa gì?
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Mộng Xinh,
Bài viết trên đã đưa ra khá cụ thể các vấn để bạn nên thăm khám trước khi có thai. Để có thai kỳ mạnh khỏe trong tương lai thì việc thăm khám này là cần thiết. Bác sĩ sẽ có chỉ dẫn cụ thể khi bạn tới khám.
Khi mang thai sức đề kháng giảm đi nhiều khiến mẹ dễ mắc bệnh hơn. Một số bệnh chỉ gây ra các khó chịu thông thường nhưng một số khác có thể gây ảnh hưởng nguy hại tới thai nhi. Tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu để phòng chống các bệnh này. Do đó, cùng với việc thăm khám tiền sản thì bạn cần chủ đông tiêm phòng trước khi mang thai. Các bệnh nên thực hiện tiêm phòng như: sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, viêm gan, cúm… Nên hoàn thành các mũi tiêm phòng trước khi mang thai 3 tháng để an toàn đối với thai nhi và đảm bảo vacxin sẽ phát huy tác dụng phòng bệnh tốt nhất trong thai kỳ.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Những loại vacxin cần tiêm phòng trước khi mang thai
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
Hiển thị trả lời
Nguyen thi huong lien says
Khám tổng quát: xet nghiem máu, nước tiểu và tiêm ngừa rubella trong buổi sang có được không
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Hồng Liên,
Bạn có thể tiến hành trong buổi sáng được nêu việc thăm khám và tiêm phòng thuận tiện bạn nhé!
Thân ái,
Hiển thị trả lời