Đi khám, kiểm tra và xét nghiệm trước khi mang thai có vai trò quan trọng giúp các cặp vợ chồng xác định khả năng thụ thai của mình. Nếu trong trường hợp có bệnh thì sẽ được các bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời nhằm tăng khả năng thụ thai, ngăn chặn ảnh hưởng xấu đến thai nhi và đảm bảo sức khỏe thật tốt trong suốt thai kì.
Nội dung chính
1, Kiểm tra hệ thống sinh sản và khám phụ khoa
Không chỉ những người bị hiếm muộn con cái mới cần kiểm tra sức khỏe. Những người đang chuẩn bị làm mẹ, thậm chí đang cân nhắc về vấn đề này cũng cần kiểm tra sức khỏe sinh sản. Bởi vì kiểm tra không chỉ giúp các cặp đôi xác định tình trạng sức khỏe mà còn giúp tránh những sai lầm thường gặp khi muốn có con. Kiểm tra sức khỏe sinh sản trước khi mang thai giúp các cặp đôi phòng ngừa và điều trị kịp thời các chứng bệnh liên quan đến nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, viêm âm đạo, bệnh lậu, giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Nếu bị các bệnh này trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi, dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non. Các chị em cũng cần kiểm tra cổ tử cung, xét nghiệm HPV, nếu không may người mẹ bị ung thư buồng trứng thì khả năng mang thai ngoài tử cung rất cao và hai vợ chồng cần phải cân nhắc chuyện mang thai đầy nguy hiểm này.
Đọc tiếp: Kiến thức trước khi mang thai
2, Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu trước khi mang thai để biết nhóm máu của mẹ, tình trạng máu có tốt không, có bị thiếu máu hay không, có cần bổ sung thêm sắt và với hàm lượng bao nhiêu để đảm bảo tốt cho quá trình mang thai. Việc xét nghiệm máu rất cần thiết để đề phòng trường hợp mẹ bị thiếu máu cần truyền máu từ bên ngoài vào. Ngoài ra, người mẹ cũng cần xét nghiệm hóa sinh máu, xét nghiệm đường huyết trong máu xem có bị mắc bệnh tiểu đường hay trục trặc về chức năng thận hay không. Đặc biệt, xét nghiệm máu cũng để xác định yếu tố Rh nhằm phòng tránh bất đồng nhóm máu mẹ và con. Xét nghiệm sẽ cho biết người mẹ âm tính hay dương tính với Rh. Nếu người mẹ âm tính với Rh (Rh-), còn chồng dương tính với Rh (Rh+) thì bé có thể mang Rh(+). Khi đó, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những chất kháng thể làm thai nhi bị đào thải hoặc trẻ sẽ dễ bị tử vong ngay khi sinh.
3, Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu trước khi mang thai sẽ giúp các mẹ phát hiện xem có bị viêm đường tiết niệu hay mắc các bệnh tình dục, đồng thời tìm các bất thường khác trong nước tiểu như máu, đạm, đường, vi khuẩn… để còn có phương pháp điều trị dứt điểm trước khi có thai. Xét nghiệm nước tiểu còn giúp chẩn đoán sớm bệnh thận. Loại xét nghiệm này cần thiết đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ và nên thực hiện trong 3 tháng trước khi mang thai. Việc kiểm tra cần thiết này giúp người mẹ tránh được những gánh nặng khi bước vào thai kỳ và hạn chế ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
4, Kiểm tra sức khỏe tổng quát
Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các cơ quan như gan, tim, phổi, huyết áp để phát hiện và điều trị bệnh sớm nếu có. Đồng thời siêu âm ổ bụng để phát hiện bất thường ở các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng. Bên cạnh đó xét nghiệm tầm soát một số bệnh có thể lây truyền qua cho con như viêm gan siêu vi B, C, HIV, giang mai… sẽ được các bác sĩ tư vấn trước khi quyết định có con. Điều quan trọng là các mẹ cần tiêm phòng trước khi mang thai một số bệnh như cúm, rubella, thủy đậu, viêm gan siêu vi B… ít nhất 3 tháng trước khi quyết định có thai để đảm bảo thời kỳ mang thai diễn ra an toàn và thai nhi sinh ra được khỏe mạnh.
5, Kiểm tra chế độ dinh dưỡng
Thừa cân hay thiếu cân đều gây ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ. Thừa cân có thể gây ra nhiều vấn đề trong quá trình thụ thai và nhiều biến chứng trong khi mang thai như cholesterol cao hay huyết áp cao dẫn đến bệnh tiền sản giật. Nếu bị thiếu cân thì nguy cơ sảy thai, sinh con nhẹ cân sẽ cao hơn các bà mẹ khác. Do đó các cặp đôi cần đảm bảo bữa ăn có đầy đủ dưỡng chất cần thiết để tăng số lượng cũng như chất lượng trứng và tinh trùng theo một chế độ dinh dưỡng khoa học mà các bác sĩ tư vấn.
Xem thêm: Chế độ ăn uống trước khi mang thai
6, Kiểm tra bất thường nhiễm sắc thể
Các ca sảy thai có thể bắt nguồn từ sự bất thường nhiễm sắc thể. Để tầm soát điều này, trước khi mang thai người mẹ có thể kiểm tra máu tĩnh mạch. Đồng thời, xét nghiệm này có thể cho biết các bệnh di truyền mà người mẹ có khả năng mắc phải khi còn trong độ tuổi sinh đẻ để biết được khả năng trẻ có thể mắc bệnh gì từ mẹ. Xét nghiệm này cũng được thực hiện trước 3 tháng mang thai. Kiểm tra các vấn đề về di truyền và được tư vấn trước khi mang thai có thể giúp người mẹ an tâm rằng con trẻ sẽ không có nguy cơ bị các bệnh này. Người cha cũng cần tiến hành kiểm tra sức khỏe của mình. Qua đó, có thể phát hiện và điều trị kịp thời một số bệnh lý như: bệnh mãn tính, bệnh di truyền… Việc tìm hiểu lịch sử gia đình sẽ đem lại những thông tin quan trọng liên quan đến những rối loạn về máu, các rối loạn mang tính di truyền, rối loạn nhiễm sắc thể, hoặc dị tật bẩm sinh. Các bệnh di truyền thông thường bao gồm cả bệnh máu không đông, thiếu máu, thiếu hồng cầu, hoặc xơ nang…
7, Khám răng miệng
Hầu hết các phương pháp và loại thuốc dùng để điều trị trong nha khoa đều được khuyến cáo thận trọng với phụ nữ mang thai. Do đó nếu người mẹ nào có bất cứ vấn đề về răng miệng trong khoảng thời gian mang thai phải lưu ý cần được tư vấn của các bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con. Hơn nữa, các bệnh về răng miệng cũng gây những ảnh huởng nhất định cho thai kỳ của người mẹ. Bệnh nha chu sẽ làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật, sinh non và sảy thai. Viêm nướu và nhiễm trùng nướu sẽ sinh ra một loại vi khuẩn có thể theo đường máu vào nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Việc khám răng miệng trước khi mang thai sẽ giúp các bác sĩ phát hiện và xử lý triệt để các căn bệnh nguy hiểm này.
Trên đây là 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai. Việc khám trước khi mang thai sẽ giúp các cặp vợ chồng phát hiện và điều trị kịp thời các căn bệnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đồng thời có phương hướng chăm sóc sức khỏe của mình thật hiệu quả để chuẩn bị cho thời kỳ mang thai sắp đến nhiều thành công như mong đợi!
Dương Thị Sử says
Em đã từng có tiền sử thai lưu và thai ngoài tử cung, em muốn có con mà em rất sợ lặp lại tình trạng trên nên em không dám đi khám, bs cho em lời khuyên ạ
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn Sử,
Nguy cơ mắc thai ngoài tử cung, thai lưu trong lần mang thai tiếp theo sẽ cao hơn bình thường nếu bạn đã có tiền sử như vậy, tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp đã có tiền sử thai lưu hay thai ngoài tử cung đều lặp lại tình trạng trên khi mang thai lần tiếp theo.
Việc chuẩn bị trước khi mang thai càng kỹ, càng chu đáo thì nguy cơ gặp phải những vấn đề không mong càng giảm.
Do đó trước khi có thai bạn cần đến chuyên khoa sản thăm khám kiểm tra để bác sỹ chuyên khoa có thể xác định được một số nguyên nhân gây ra thai lưu và thai ngoài tử cung như bệnh nội khoa liên quan đến nội tiết và cấu trúc của tử cung, buồng trứng, xét nghiệm nhiễm sức thể… nhằm đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp để hạn chế nguy cơ thai chết lưu và thai ngoài tử cung có thể sảy ra trong lần mang thai tiếp theo.
Bên cạnh đó, để chuẩn bị mang thai, ngoài thực hiện thăm khám thì việc thực hiện chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung dưỡng chất đầy đủ là cần thiết. Các nghiên cứu chỉ ra rằng có nhiều dưỡng chất bạn thường thiếu ngay từ khi chuẩn bị mang thai nếu chỉ bổ sung qua thức ăn hàng ngày như: acid folic, DHA, EPA, sắt, I-ốt, Mg, Vitamin B12,…
Do đó, khi chuẩn bị mang thai bạn nên bổ sung thêm viên bổ tổng hợp Procare Diamond mỗi ngày. PM Procare diamond cung cấp 18 dưỡng chất thiết yếu cần thiết, đặc biệt cung cấp DHA, EPA hàm lượng cao ở dạng dễ hấp thu, giúp sự phát triển tối ưu của trứng – niêm mạc tử cung. Tốt nhất nên bổ sung PM Procare diamond trước khi mang thai từ 3 tháng để tăng khả năng thụ thai, phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi, phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, thai lưu, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật…
Chúc bạn sớm có tin vui!
Hiển thị trả lời
Bích Ngọc says
Em tên Ngọc. 22tuoi. Ở Bih dương
Em mang thai 7tuan( thai dưỡng). Ra huyết 2 tuần. Có máu cục nhỏ nhỏ, ra bình thường k ít k nhiêu. Máu đỏ thẫm có nhầy nhầy.
Đây là máu kinh hay j ạ??
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Bích Ngọc,
Ra máu khi mang thai có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào, nhưng thường gặp nhất ở thai kỳ thứ 1. Đây có thể là máu báo theo chu kỳ kinh nguyệt do sự bám vào niêm mạc tử cung của phôi thai, hoặc có thể do những bất thường trong thai kỳ: dọa sảy thai, thai ngoài tử cung, do nhiễm trùng,… Gần 30% phụ nữ bị ra máu khi mang thai và không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm. Tuy nhiên bạn cũng không biết chắc rằng có vấn đề gì đang sảy ra với thai kỳ của mình. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải báo ngay với bác sĩ khi bị ra máu để nhận được sự hỗ trợ hợp lý, kịp thời bạn nhé!
Chúc bạn môt thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Nguyễn Thị Vân says
bác sĩ cho em hỏi chút ạ, vợ chồng em thả đến nay là tháng thứ 4 mà trong 3 tháng trước tháng nào sắp bị kinh nguyệt em cũng đều ốm, như vậy có ảnh hưởng gì đến chậm có thai không ạ, em mới đi khám phụ khoa thì không vấn đề gì ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Vân,
Sức khỏe tổng thể không tốt là một trong số các nguyên nhân khiến việc thụ thai khó khăn hơn, ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác nữa: sự khỏe mạnh của trứng – tinh trùng, thời điểm quan hệ, tâm lý lo lắng… Với trường hợp chưa thụ thai sau 4 tháng cố gắng thì bạn ko nên quá lo lắng, chỉ khi bạn đã cố gắng 1 năm mà chưa thụ thai mới được coi là hiếm muộn, khó thụ thai.
Để việc thụ thai nhanh chóng, trước hết hai vợ chồng cần có chế độ làm việc nghỉ ngơi phù hợp, không làm việc quá sức, không thức quá khuya. Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, hóa chất độc hại… Ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, vợ và chồng có thể bổ sung mỗi ngày 01 viên PM Procare hoặc PM Procare diamond để cung cấp:
– DHA/EPA có vai trò quan trọng đối với tính linh động của tinh trùng, làm tăng cường dòng máu tới tử cung, giúp cho quá trình thụ thai; cần thiết cho sự phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ. Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglycerid với tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 là tỷ lệ vận chuyển tối ưu qua nhau thai và phát huy tác dụng tốt nhất.
– Acid folic bổ sung đầy đủ trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu giúp ngăn ngừa 70% tỷ lệ khuyết tật ống thần kinh; bổ sung trong suốt thai kỳ giúp cho quá trình tạo máu và phân chia tế bào. Acid folic cũng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của tinh trùng
– Sắt giúp tạo máu, phòng ngừa thiếu máu, sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai,…
– kẽm có vai trò quan trọng cho mọi hoạt động của cơ thể, cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai và bánh nhau. Kẽm còn cần thiết cho sự sản sinh tinh trùng và hormon sinh dục nam.
– Mg: cần thiết cho quá trình trao đổi chất của calci, photpho, natri, kali, vitamin C, một số vitamin nhóm B; giúp điều hòa trạng thái thần kinh và chức năng vận động của hệ cơ; chuyển hóa đường, chất béo… thành năng lượng
– Vitamin C giúp tăng miễn dich, tăng hấp thu sắt,… Vitamin C còn làm giảm khuynh hướng tinh trùng dính chùm vào nhau – đây là 1 trong những nguyên nhân gây vô sinh thường gặp.
– I-ốt giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ; phòng ngừa những rối loạn do thiếu I-ốt: chứng đần độn, chậm phát triển,…
– Các vitamin A,B,C,D,E và khoáng chất khác
Nên dùng Procare trước khi mang thai càng sớm càng tốt để cơ thể khỏe mạnh, tăng cường tỷ lệ thụ thai thành công, phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho thai kỳ sắp tới.
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
Hiển thị trả lời
Như says
Cần khám những gì? Và khám ở đâu?
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Như,
Bài viết trên đã đưa ra các thông tin khá đầy đủ và chi tiết về những vấn đề cần thăm khám trước khi mang thai. Bạn cũng có thể tham khảo thêm Những điều cần biết trước khi mang thai để sự chuẩn bị được tốt nhất.
Để khám sức khỏe trước khi mang thai, bạn có thể tới bệnh viện chuyên khoa Sản phụ khoa gần nhất trên địa bàn để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.
Trân trọng,
Hiển thị trả lời
Linh says
Em muon co con , nam nay e 41 tuoi , cho hoi tu le co con duoc bao nhieu Phan tram ah
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Linh,
Tuổi càng cao thì tỷ lệ thụ thai thành công càng giảm và tỷ lệ gặp các nguy cơ khi mang thai càng lớn. Ở tuổi 40, khả năng có thai trong một năm là khoảng 40 đến 50% (trong khi ở giữa độ tuổi 30 là 75%). Đến tuổi 43, khả năng mang thai chỉ còn 1 – 2 %, một tỉ lệ vô cùng mong manh. Trong khi khả năng có thai sụt giảm, tỉ lệ sảy thai lại tăng dốc ngược sau tuổi 40. Cụ thể, ở tuổi 40 tỉ lệ sảy thai là 34%, trong khi đó ở tuổi 45 tăng lên đến 53%. Song song với đó là sự tăng nguy cơ đối mặt với các biến chứng khi mang thai như tăng huyết áp và đái tháo đường…
Để việc thụ thai diễn ra nhanh chóng và tốt đẹp, hai vợ chồng nên tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể ngay từ khi chuẩn bị mang thai. Đồng thời cần thực hiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, sinh hoạt – ăn uống lành mạnh. Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, thuốc phiện, hóa chất độc hại… Nên ăn đầy đủ và đa dạng các nguồn thực phẩm, tăng cường rau xanh và hoa quả, uống đủ nước. Ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, bạn và chồng có thể bổ sung thêm mỗi ngày 01 viên PM Procare diamond để cung cấp:
– DHA/EPA ở tỷ lệ chuẩn ~ 4/1, thành phần dầu cáv tự nhiên dạng Triglycerid giúp hấp thu và phát huy tác dụng tối đa. Với hàm lượng 216mgDHA/45mgEPA đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể để tăng cường dòng máu tới tử cung, giúp sự linh hoạt của tinh trùng, làm tăng khả năng thụ thai; hỗ trợ phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,…
– Acid folic 500mcg, đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Bổ sung đủ từ trước khi mang thai, trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ giúp giảm 70% tỷ lệ khuyết tật ống thần kinh. Dùng trong suốt thai kỳ giúp quá trình tạo máu và phân chia tế bào,… Acid folic cũng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của tinh trùng.
– 24mg sắt nguyên tố, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sắt của cơ thể, phần còn lại bạn có thể dễ dàng bổ sung từ thức ăn. Dùng sắt trước – trong khi mang thai giúp quá trình tạo máu, phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt, sảy thai, thai chậm phát triển, sinh non,…
– kẽm có vai trò quan trọng cho mọi hoạt động của cơ thể, cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai và bánh nhau. Kẽm còn cần thiết cho sự sản sinh tinh trùng và hormon sinh dục nam.
– Mg: cần thiết cho quá trình trao đổi chất của calci, photpho, natri, kali, vitamin C, một số vitamin nhóm B; giúp điều hòa trạng thái thần kinh và chức năng vận động của hệ cơ; chuyển hóa đường, chất béo… thành năng lượng
– Vitamin C giúp tăng miễn dich, tăng hấp thu sắt,… Vitamin C còn làm giảm khuynh hướng tinh trùng dính chùm vào nhau – đây là 1 trong những nguyên nhân gây vô sinh thường gặp.
– I-ốt 200mcg, đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ, phòng ngừa các rối loạn do thiếu I-ốt như: chứng đần độn, chậm phát triển,…
– các Vitamin và khoáng chất khác
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
Hiển thị trả lời