Mang thai lần đầu thường đem lại cho các chị em nhiều cảm giác mới mẻ, xen lẫn hạnh phúc nhưng cũng không ít bối rối và lo lắng về những thay đổi bất thường của cơ thể. Đồng thời do chưa có kinh nghiệm trong việc chăm sóc bản thân và em bé mà đã gặp khá nhiều rắc rối trong thời kỳ mang thai. Bài viết kinh nghiệm mang thai lần đầu dưới đây sẽ giúp các chị em giải quyết nỗi lo ấy:
Nội dung chính
1, Dấu hiệu mang thai sớm
Thông thường các mẹ bầu chưa có nhiều kinh nghiệm phát hiện dấu hiệu mang thai. Các dấu hiệu phổ biến báo hiệu có thai sớm các chị em có thể lưu ý là:
- Chảy máu nhẹ vùng kín
- Đi tiểu thường xuyên
- Đau đầu, mệt mỏi cơ thể
- Thân nhiệt tăng lên, đau tức ở ngực
- Tâm trạng thay đổi thất thường
- Nhạy cảm với mùi và rối loạn ăn uống
- Một trong những dấu hiệu có thai dễ nhận biết nhất đó là phụ nữ thường bị chậm kinh.
- Và que thử thai lên 2 vạch
Xem thêm: Dấu hiệu mang thai sớm nhất
2, Lịch siêu âm thai kỳ
Khi trễ kinh một tuần, hoặc khi thử que hai vạch các chị em hãy đến bệnh viện để khám ngay. Có nhiều người biết có thai nhưng cố đợi đến hai ba tháng mới đi khám. Điều đó hoàn toàn không nên. Rất cần phải khám thai sớm để loại trừ trường hợp thai nằm ngoài tử cung hoặc các trường hợp xấu khác. Theo các bác sĩ sản khoa, trong suốt quá trình thai nghén có 3 thời điểm bắt buộc mẹ bầu phải đi siêu âm thai.
- Từ tuần 12 – 14 của thai kỳ: Đây là thời điểm bác sĩ siêu âm có thể xác định tuổi thai một cách chính xác nhất. Và điều quan trọng hơn của việc siêu âm thai trong thời kỳ này là bác sĩ có thể đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể (những bất thường này có thể là nguyên nhân gây bệnh Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành…).
- Từ tuần 21 – 24 của thai kỳ: Hầu hết các cơ quan bên trong thai nhi đều được bác sĩ siêu âm kiểm tra để đảm bảo thai phát triển bình thường. Các cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân của thai nhi ở thời kỳ này đều có thể được nhìn thấy. Ngoài ra, bác sĩ có thể phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng. Thời gian này đặc biệt quan trọng còn bởi vì những đình chỉ thai nghén chỉ có thể được thực hiện trước tuần thứ 28.
- Từ tuần 30 – 32 của thai kỳ: Những bất thường xuất hiện muộn như bất thường ở động mạch, tim và một vùng cấu trúc não sẽ được bác sĩ siêu âm phát hiện ở thời điểm siêu âm này. Thời điểm nay, khi siêu âm bác sĩ còn kiểm tra dây rốn xem nó còn đủ tốt để vận chuyển dinh dưỡng nuôi bào thai hay không, vị trí của nhau thai và tình trạng nước ối (đục hay trong, nhiều hay ít) cũng được bác sĩ kiểm tra trong lần siêu âm này.
Đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, đau đầu khi mang thai, chảy máu âm đạo… là các căn bệnh rất nguy hiểm với sức khỏe của chị em nếu không được phát hiện kịp thời. Vì vậy, các chị em hãy lên lịch khám sức khỏe định kỳ khi mang thai để phát hiện sớm bệnh nếu mắc. Ngoài ra, chị em cũng nên cập nhật lịch tiêm phòng khi mang thai, trong đó có tiêm phòng cúm và uốn ván là 2 mũi tiêm quan trọng với bà bầu.
3, Chế độ dinh dưỡng khi mang thai
Do chưa có kinh nghiệm nên các chị em sẽ rất lo lắng không biết nên ăn gì để tốt cho thai nhi. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong thời gian mang thai, bà bầu nên ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, nhất là vitamin và các loại khoáng chất. Đặc biệt, trong từng giai đoạn của thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu sẽ có xu hướng thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của bé. Chẳng hạn, trong 3 tháng đầu, bà bầu cần đặc biệt bổ sung axit folic và vitamin B12 để chống dị tật ống não cho trẻ. Trong khi đó, 3 tháng giữa và cuối thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng sẽ xoay quanh các thực phẩm giàu canxi và sắt. Thực phẩm giàu chất béo cũng rất quan trọng trong thai kỳ, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển các tế bào não, giúp thai nhi phát triển trí thông minh ngay từ trong bụng mẹ.
Dưới đây là những dưỡng chất bà bầu cần bổ sung trong quá trình mang thai là:
Tên dưỡng chất | Vai trò | Nguồn thực phẩm |
Protein | Phát triển tế bào | Thịt gia cầm, cá, ngũ cốc, trứng, các loại hạt họ nhà đậu… |
Carbohydrates | Sản xuất năng lượng | Bánh mì, ngũ cốc, gạo, khoai tây, mì, trái cây, các loại rau |
Canxi | Cấu tạo xương và răng, tăng cường sức mạnh cơ bắp, chức năng thần kinh | Sữa, phô mai, sữa chua, cá trích, cá hồi nguyên xương, rau dền… |
Sắt | Cấu tạo tế bào màu đỏ | Thịt nạc đỏ, rau dền, ngũ cốc, hạt bí đỏ, bơ đậu phộng, hào |
Vitamin A | Cải thiện tầm nhìn, cho làn da khỏe, phát triển xương | Cà rốt, khoai lang, các loại rau lá xanh thẫm |
Vitamin C | Làm răng lợi khỏe, hỗ trợ cho việc tiêu hóa chất sắt | Các loại quả thuộc họ cam chanh, khoai tây, súp lơ xanh |
Vitamin B6 | Cấu tạo tế bào máu đỏ, giúp chuyển hóa tốt chất đạm, chất béo và carbohydrates | Thịt heo, ngũ cốc nguyên hạt, chuối |
Vitamin B12 | Cấu tạo tế bào máu đỏ, duy trì hoạt động của hệ thần kinh | Thịt, cá, gia cầm, sữa (Nếu ăn chay mà không uống sữa, bạn cần uống bổ sung vitamin B12) |
Vitamin D | Cho răng và xương khỏe, hỗ trợ hấp thụ canxi | Sữa và các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, bánh mì và ánh nắng mặt trời |
Axít Folic | Giúp sản xuất máu và protein, hỗ trợ chức năng của các enzyme, phòng dị tật thai nhi | Rau lá xanh, các loại quả màu vàng sậm, đậu, đậu hà lan, các loạt hạt |
Chất béo | Dự trữ năng lượng cho cơ thể | Thịt, sữa nguyên kem, các loại hạt, bơ đậu phộng, dầu thực vật (Chất béo chỉ nên chiếm tối đa là 30% lượng năng lượng hấp thu mỗi ngày) |
Trong 3 tháng đầu, các chị em sẽ đối mặt với những cơn ốm nghén hành hạ. Để khắc phục tình trạng này, các chị em nên áp dụng phương pháp sau:
- Tránh để bụng rỗng: nên ăn các bữa nhỏ, ăn nhiều bữa mỗi ngày.
- Không uống trong khi ăn, nên uống (nước, sữa, nước hoa quả…) trong thời gian chờ giữa bữa ăn này với bữa ăn khác.
- Không sử dụng các loại thực phẩm có mùi, các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ nướng, rán, chiên xào…
- Các loại thực phẩm có thể giúp giảm nghén: quế, húng quế, hạt mùi, bạc hà, chanh, gừng…
Một điều rất quan trọng nữa là trong thời gian mang thai các chị em nên tránh rượu, chất kích thích, các loại cá chứa nhiều thủy ngân, sữa tươi, phô mai chưa tiệt trùng vì chúng có chứa vi khuẩn Listeria không tốt cho bào thai. Bên cạnh đó, thịt xông khói, xúc xích, đồ hộp là những thực phẩm mẹ bầu cũng nên tránh xa vì chúng chứa nhiều natri không hề tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Ngoài ra, mẹ bầu cũng được khuyến cáo là không nên ăn các thực phẩm tái sống, thực phẩm dọa sảy thai như rau răm, mướp đắng, đu đủ xanh… thực phẩm chứa nhiều phụ gia cùng các chất đường béo.
4, Một số lưu ý cho mẹ mang thai lần đầu
Với những mẹ mang thai lần đầu, cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề trong quá trình mang thai sau để tránh xảy ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của mình:
- Các chị em cần tránh cảm cúm hoặc ốm đau nặng phải uống nhiều thuốc và tiêm nhiều kháng sinh. Nếu bị cảm, hãy dùng các liệu pháp tự nhiên, chẳng hạn như lấy khăn ẩm ướt đắp quanh vùng trán, ăn một chút cháo gà, vì trong gà có chứa nhiều chất kháng khuẩn. Hoặc cũng có thể ăn uống nhiều thực phẩm cam, chanh, bưởi. Đặc biệt không được tự tiện uống thuốc, dù là bất cứ loại thuốc nào nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi chỉ cần uống 1 viên thuốc cũng có thể gây hại cho thai nhi, khiến bé có nguy cơ khiếm khuyết, dị tật bẩm sinh rất cao.
- Các chị em cần loại bỏ rượu bia, thuốc lá và các đồ uống có ga, có cồn. Những thói quen uống nhiều rượu bia và hút thuốc có thể làm tăng hàng loạt các nguy cơ như sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân, sảy thai, dị tật bẩm sinh và thai chết lưu.
- Khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện ra những dấu hiệu bất thường về sức khỏe của bản thân và em bé, từ đó có biện pháp khắc phục.
- Nắm rõ những điều cần tránh khi mang thai như đi giày cao gót, xoa bóp bụng, vận động mạnh, làm việc quá sức… Những việc này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe dẫn đến sảy thai, động thai và sinh non.
- Rạn da sẽ xuất hiện vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, để chăm sóc tốt nhất cho làn da của mình, ngay từ tháng thứ 4, các chị em có thể dùng dầu dừa hoặc kem dưỡng ẩm chiết xuất từ thiên nhiên để đảm bảo làn da không bị rạn nứt, thâm đen khi mang thai nhé.
- Việc quan hệ tình dục khi mang thai cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Với những bà bầu sức khỏe không tốt, có những bất thường về nước ối, chảy máu âm đạo… cần kiêng kỵ hoàn toàn việc này trong thai kỳ.
- Một số công thức thuốc tổng hợp cho bà bầu có bổ sung cân đối các loại dưỡng chất, nhất là Vitamin B1, B2, B6 như thuốc PM Procare , cũng có tác dụng giảm nghén hiệu quả với nhiều bà bầu, đồng thời chống thiếu hụt các loại dinh dưỡng cơ bản, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho thai.
- Các chị em cũng cần học hỏi và tham khảo các kiến thức về chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh như: chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho cả mẹ và con; cách cho bé bú sữa mẹ, cách tắm rửa, vệ sinh, phòng chống nhiễm khuẩn các bệnh như viêm phế quản phổi, nhiễm trùng rốn, viêm mắt sơ sinh… Những kiến thức này sẽ giúp ích cho các chị em rất nhiều trong việc chăm sóc bé sau sinh, để các chị em luôn tự tin và lạc quan trước mọi điều sắp tới.
Trên đây là những kinh nghiệm mang thai lần đầu, hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ bầu biết được mình nên làm những gì tốt nhất cho sức khỏe của bản thân và em bé. Chúc các mẹ bầu luôn luôn vui vẻ và thông thái nhé!
nguyen thi thuy quyen says
có nhất thiết phải uống sữa tươi hoặc sữa bầu không thưa bác sĩ? nếu như mẹ ăn uống bthuong và thai phát triển bình thường, tuy nhiên mẹ và thai nhi tăng cân vừa phải.
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn,
Khi mang thai mẹ cần cung cấp nhiều dưỡng chất hơn. Các nghiên cứu chỉ ra răng, có nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ mà chế độ ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đủ. Cân nặng chỉ là một trong rất nhiều thông số phản ánh sự khỏe mạnh của thai kỳ mà thôi. Do đó, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, việc bổ sung thêm dưỡng chất từ thuốc hay sữa uống là điều cần thiết.
Sữa tươi hay sữa bầu là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên nếu không uống được thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Bởi hiện nay đã có thuốc bổ tổng hợp vô cùng tiện lợi, cung cấp gần như đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho thai kỳ. Bạn có thể sử dụng thuốc bổ này hàng ngày để cùng thức ăn cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ và con.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
hoa xuan says
chào bác sĩ!
Bác sĩ cho e hỏi, e có thai được 6 tuần nhưng không may thai nhi quá yếu và không giữ được nữa. vậy giờ e muốn hỏi bác sĩ e cần phải ăn uống như thế nào cho hợp lí và cần phải tiêm thuốc gì để chuẩn bị cho đợt có thai sắp đến ạ.
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Hoa Xuân,
Có nhiều nguyên nhân gây ra thai chết lưu, sảy thai và cũng có nhiều trường hợp thai lưu, sảy thai không tìm được nguyên nhân. Có khoảng 20-50% trường hợp thai chết lưu không tìm thấy nguyên nhân. Tuy nhiên, người ta thấy rằng đa số các trường hợp thai lưu, sảy thai ở những tháng đầu thai kỳ là do bất thường phôi thai. Đó là sự chọn lọc tự nhiên, phôi thai khỏe mạnh sẽ tiếp tục phát triển và phôi thai “yếu”, bất thường sẽ được loại bỏ. Chính vì vậy, việc chuẩn bị ngay từ trước khi mang thai để có phôi thai khỏe mạnh là cần thiết.
Chuẩn bị mang thai cả bạn và chồng đều cần khỏe mạnh. Cơ thể khỏe mạnh sẽ sinh ra trứng và tinh trùng khỏe mạnh, do đó sẽ sinh ra em bé khỏe mạnh sau này. Ngoài thực hiện thăm khám và tiêm phòng đầy đủ từ trước khi mang thai thì một chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ là thật sự cần thiết.
Theo cơ chế sinh học, trứng bắt đầu chín khoảng 3 tháng trước khi nó được giải phóng để tham gia vào quá trình thụ tinh. Do đó, một chế đô ăn uống nghỉ ngơi điều độ, bổ sung dưỡng chất phù hợp sẽ giúp cho trứng phát triển tốt, tăng khả năng thụ thai và thai nhi sau này phát triển toàn diện. Hơn nữa, đa số phụ nữ chưa biết mình có thai trong một vài tuần đầu tiên. Trong khi đó, hầu hết các cơ quan trong cơ thể được hình thành ngay trong thời gian đầu thai kỳ. Vì vậy, để thai kỳ diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp, ngoài tăng cường chế độ ăn, bạn và chồng có thể dùng mỗi ngày 01 viên PM Procare diamond ít nhất 3 tháng trước khi có thai để cung cấp:
– DHA/EPA ở tỷ lệ chuẩn ~ 4/1, thành phần dầu cáv tự nhiên dạng Triglycerid giúp hấp thu và phát huy tác dụng tối đa. Với hàm lượng 216mgDHA/45mgEPA đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể để tăng cường dòng máu tới tử cung, giúp sự linh hoạt của tinh trùng, làm tăng khả năng thụ thai; hỗ trợ phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,…
– Acid folic 500mcg, đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Bổ sung đủ từ trước khi mang thai, trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ giúp giảm 70% tỷ lệ khuyết tật ống thần kinh. Dùng trong suốt thai kỳ giúp quá trình tạo máu và phân chia tế bào,…
– 24mg sắt nguyên tố, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sắt của cơ thể, phần còn lại bạn có thể dễ dàng bổ sung từ thức ăn. Dùng sắt trước – trong khi mang thai giúp quá trình tạo máu, phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt, sảy thai, thai chậm phát triển, sinh non,…
– kẽm có vai trò quan trọng cho mọi hoạt động của cơ thể, cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai và bánh nhau. Kẽm còn cần thiết cho sự sản sinh tinh trùng và hormon sinh dục nam.
– Vitamin C giúp tăng miễn dich, tăng hấp thu sắt,… Vitamin C còn làm giảm khuynh hướng tinh trùng dính chùm vào nhau – đây là 1 trong những nguyên nhân gây vô sinh thường gặp.
– I-ốt 200mcg, đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ, phòng ngừa các rối loạn do thiếu I-ốt như: chứng đần độn, chậm phát triển,…
– các Vitamin và khoáng chất khác
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
Hiển thị trả lời
Nguyễn Hà Linh says
Chào bác sỹ!
e hiện mang thai được 10 tuần, e có uống bổ sung elevit trong thuốc đó có chứa 800mcg acid folic, nhưng chồng e có mua cho e một hộp viên acid folic để bổ sung cho thai nhi, e uống cùng hai loại đó thì hàm lượng acid folic có bị dư thừa ko ạ? Thuốc elevit e uống từ khi thai được 6 tuần hai ngày tuổi, còn viên acid folic thì e uồng từ khi thai được 8 tuần tuổi.
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Hà Linh,
Theo khuyến cáo của WHO, phụ nữ mang thai cần bổ sung 400-800mcg acid folic/ngày (bao gồm từ thuốc và thực phẩm hàng ngày). Acid folic có nhiều trong gan động vật, ngũ cốc, trứng, các loại rau lá xanh, sữa,… Như vậy, phụ nữ có thai bình thường cần bổ sung khoảng 400-500mcg acid folic từ thuốc mỗi ngày là đủ. Hàm lượng Acid trong Elevit ở ngưỡng cao nhất theo khuyến cáo. Nếu bổ sung với hàm lượng này hàng ngày cộng với lượng acid folic thu được từ thức ăn thì khả năng dư thừa là rất cao, độ an toàn khi dùng thuốc với thời gian dài không được đảm bảo. Dư thừa acid folic có thể gây tiêu chảy, nổi mẩn, rối loạn giấc ngủ, nổi mẩn; tăng nguy cơ ung thư phổi, tiền liệt tuyến, tăng nguy cơ trẻ bị tự kỷ sau này,…
Tương tự như vậy với Sắt, elevit cũng cung cấp tới 60mg sắt nguyên tố, ở ngưỡng cao nhất theo khuyến cáo. Nếu không thiếu máu thiếu sắt và có thai kỳ bình thường thì bạn cần bổ sung khoảng 30mg sắt nguyên tố mỗi ngày là đủ. Việc bổ sung sắt liều cao là không cần thiết mà còn có thể gây ra các tác dụng phụ do dư thừa: táo bón, phân đen, cản trở tạo máu bình thường của thai nhi,…
Ngoài ra Elevit không cung cấp DHA, EPA, Viamin A. Đây là dưỡng chất rất quan trọng cần cung cấp trong suốt thai kỳ để phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,… Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung DHA, EPA ở dạng tự nhiên Triglycerid với tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 là tỷ lệ giúp DHA vận chuyển tối ưu qua nhau thai và phát huy tác dụng tối ưu. Vitamin A thì nên bổ sung dưới dạng tiền chất Betacaroten để tránh các tác dụng phụ có thê gặp phải do dư thừa vitamin A.
Để cung cấp DHA, EPA cùng đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu khác với liều lượng phù hợp cho mẹ khỏe manh, thai nhi phát triển tối ưu bạn có thể tham khảo sử dụng viên PM Procare hay PM Procare diamond mỗi ngày. Chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên sau bữa ăn là đủ bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Dươngquyen says
Chào bác sĩ hiện e đang ở nước ngoài .. e chậm kinh.. đầu ngực căng đau.. que thử thi một đậm một nhạt.. với có ra máu một chút đau bụg rAm ran thi đã co bàu chưa ạ.. e cảm on ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn,
Chậm kinh và thử que 2 vạch và một số biểu hiện đầu ngực căng đau, nhạy cảm, đau bụng râm râm là dấu hiện cho thấy khả năng mang thai của bạn rất cao. Bạn có thể mua một vài que thử về thử lại, đợi một vài hôm nữa đi siêu âm để khẳng định chính xác và kiểm tra xem thai nhi phát triển thế nào bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Nguyễn như quỳnh says
Thưa bác sĩ e đã có thai được hơn 1 tháng nhưng vì lí do e không biết nên e đã uống thuốc tránh thai không biết có ảnh hưởng gì đến thái nhi không bác sĩ e lo quá . Cũng chỉ vì e k biết khi có thai là bị nhỡ nên e k để ý kĩ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Như Quỳnh,
Thuốc tránh thai thực chất là dùng hormon với liều lượng cao để ức chế sự rụng trứng, làm tăng độ nhớt của niêm mạc tử cung để cản trở quá trình thụ thai đồng thời biến đổi niêm mạc tử cung, ngăn sự làm tổ. Nếu không biết mang thai mà lỡ uống thuốc tránh thai thì bạn không cần phải quá hoang mang, lo lắng và hoàn toàn có thể giữ thai nếu muốn bởi thuốc không làm hư thai, không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, để yên tâm bạn vẫn cần theo sát thai kỳ của mình qua các lần thăm khám theo định kỳ.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời