Dinh dưỡng bà bầu

Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú

Trang chủGiới thiệuLiên hệ
  • Chuẩn bị mang thai
    • Dinh dưỡng trước khi mang thai
    • Sức khỏe trước khi mang thai
    • Hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS
  • Cẩm nang mang thai
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Bệnh khi mang thai
  • Cho con bú
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Chăm sóc trẻ sơ sinh
    • Chăm sóc sau sinh
  • Góc của bố
    • Sức khỏe của bố
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Bố chăm sóc mẹ và con
  • Tư vấn hỏi đáp
  • Góc chia sẻ mẹ bầu
  • Video bác sĩ tư vấn
    • Video tư vấn trước khi mang thai
    • Cho mẹ mang thai
    • Cho mẹ sau sinh
Tin tiêu điểm
  • Sản phẩm PM Procare
  • Sản phẩm PM Procare diamond

Liên hệ: 0964.666.152

  • canxi-cho-me-2
  • banner-procare
  • banner-procare-diamond

Siêu âm thai trong quá trình mang thai

0 lượt xem

Viết bình luận

Siêu âm thai trong quá trình mang thai là biện pháp kiểm tra phổ biến để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Hiện nay, kỹ thuật siêu âm đã phát triển nhanh với nhiều kỹ thuật như siêu âm 2D, 3D, 4D, siêu âm màu, ước tính cân nặng thai nhi qua siêu âm…. Nhờ đó, hạn chế được các rủi ro cho bà bầu và trẻ sơ sinh. Sau đây là một số nguyên tắc về siêu âm mọi người nên biết.

sieu am khi mang thai

Nội dung chính

  • 1 Những nguyên tắc của siêu âm
  • 2 Chỉ định siêu âm khi nào?
  • 3 Biến chứng của siêu âm?
  • 4 Các Hướng dẫn chuẩn (Guideline) trong siêu âm thai
    • 4.1 Siêu âm trong tam cá nguyệt 1 (thai kỳ thứ nhất)
    • 4.2 Siêu âm trong tam cá nguyệt 2 (thai kỳ thứ hai)
    • 4.3 Siêu âm trong tam cá nguyệt 3
    • 4.4 Siêu âm và phù thai nhi

Những nguyên tắc của siêu âm

  • Siêu âm sử dụng sóng âm có tần số cao (3.5-5 MHz đối với siêu âm ngả bụng và 5-7.5 MHz đối với siêu âm ngả âm đạo). Sóng có tần số càng cao thì độ phân giải càng tốt (độ nét), nhưng độ xuyên thấu mô càng ít.
  • Siêu âm đòi hỏi nhiều kinh nghiệm: kiến thức của bác sỹ là một phần, phần lớn các bác sỹ siêu âm giỏi là những người được đào tạo qua thực tế thăm khám lâm sàng và thực hành thường xuyên để nâng cao kỹ năng, khả năng quan sát, chẩn đoán.

Chỉ định siêu âm khi nào?

Sử dụng siêu âm thường quy có thể phát hiện bất thường của thai, xác định chính xác tuổi thai, và giúp chẩn đoán đa thai sớm. Tuy nhiên, siêu âm tỏ ra tốn kém và hiệu quả cải thiện kết quả chu sinh chưa rõ ràng.

Biến chứng của siêu âm?

Siêu âm không có tác dụng phụ lên thai. Bất lợi chủ yếu là kết quả không chính xác khi thực hiện siêu âm.

Các Hướng dẫn chuẩn (Guideline) trong siêu âm thai

Siêu âm trong tam cá nguyệt 1 (thai kỳ thứ nhất)

  • Đánh giá sự hiện diện của túi thai. Túi thai trong tử cung nên được quan sát thấy khi beta-hCG >=1,000-1,200 mIU/ml qua siêu âm ngả âm đạo và khi beta-hCG>=6,000 mIU/ml qua siêu âm bụng. Nếu không thấy túi thai, chúng ta cần xem xét khả năng thai ngoài tử cung.
  • Nếu túi thai được xác định, cần xem có yolk sac (thường thấy rõ khi beta-hCG >=7,000 mIU/ml) và phôi (khi beta-hCG >=11,000 mIU/ml) hay chưa.
  • Nên khảo sát tuổi thai. Chiều dài đầu mông (CRL) trong tam cá nguyệt đầu là một yếu tố quyết định chính xác tuổi thai, chênh lệch 3-5 ngày (so với sai số +- 2 tuần trong tam cá nguyệt 2 và +-3 tuần trong tam cá nguyệt 3)

Tuổi thai ước tính (tuần) = Chiều dài đầu mông (mm) + 6.5

Vào cuối tam cá nguyệt 1, đo đường kính lưỡng đỉnh (BPD) để ước tính tuổi thai.

  • Thường quan sát được hoạt động của tim thai nhi khi cực của thai nhi được nhìn thấy rõ ràng. Nếu CRL là 3-5mm nhưng không thấy hoạt động của tim mthai, cần theo dõi và siêu âm trong 3-5 ngày sau đó để đánh giả khả năng sống của thai nhi. Một khi đã thấy hoạt động của tim thai, tỷ lệ sẩy thai giảm xuống còn khoảng 5%.
  • Xcas định số lượng thai. Nếu xác định là đa thai, nên xác định số màng dệm.
  • Đo khoảng sang da gáy (NT)
  • Đánh giá những bất thường không liên quan thai của tử cung, cấu trúc phần phụ và túi cùng.

Siêu âm trong tam cá nguyệt 2 (thai kỳ thứ hai)

  • Đánh giá hoạt động của tim thai và số thai nhi.
  • Ước tính lượng nước ối.
  • Xác định vị trí nhau thai. Bàng quang giãn quá mức hoặc tử cung thấp có thể gây ấn tượng sai lầm là nhau tiền đạo. Nếu xác định nhau tiền đạo ở 18-22 tuần, nên thực hiện siêu âm liên tiếp để theo dõi vị trí nhau thai. Chỉ có 5% trường hợp nhau tiền đạo được xác định trong tam cá nguyệt 2 vẫn tồn tại đến khi thai đủ tháng.
  • Nên quan sát dây rốn, và số lượng mạch máu (một động mạch rốn duy nhất có thể gợi ý bất thường về di truyền của thai, đặc biệt nếu có bất thường cấu trúc khác), vị trí nhau bám, và vị trí nhau bám vào thai nhi cần được lưu ý. Thóa vị thành bụng của ruột giữa vào dây rốn thường xảy ra ở thai 8-12 tuần và không nên chẩn đoán nhầm với khiếm khuyết thành bụng.
  • Đo chiều dài tử cung. Cổ tử cung ngắn có liên quan nguy cơ sinh non.
  • Đánh giá tuổi thai.
  • Khảo sát hình thái tốt nhất được thực hiện ở tuần 18-22.
  • Đánh giá tử cung và phần phụ.

Siêu âm trong tam cá nguyệt 3

  • Giống như siêu âm trong tam cá nguyệt 2.
  • Ước lương cân nặng thai (EFW) bằng cách sử dụng trung bình của ba số đo trong một lần đo: chiều dài xương đùi (FL), chu vi vòng bụng (AC), và đường kính lưỡng đỉnh (BPD). Các số đo được chuẩn hóa ở từng thời điểm tuổi thai. Trong ba số đo, chu vi vòng bụng là quan trọng nhất trong quá trình ước lượng EFW. Đây cũng là chỉ số khó đo nhất. Một sự khác biệ nhỏ của chu vi vòng bụng dẫn đến khác biệt lớn về cân nặng thai nhi. Vì vậy kết quả là, sai số của siêu âm khi tính cân thai vào khoảng 15-20%.
  • Khảo sát hình thái học chi tiết phải được thực hiện mỗi lần siêu âm dù đã khảo sát hình thái ở tam cá nguyệt 2. Mộ số bất thường của thai sẽ trở nên rõ ràng trong giai đoạn cuối thai kỳ (như lùn do bất sản sụn).

Siêu âm Doppler velo

  • Siêu âm Doppler velo cho biết hướng và đặc điểm của lưu lượng máu, và có thể kiểm tra tuần hoàn giữa mẹ – nhau thia và giữa nhau thai – thai.
  • Siêu âm Doppler velo không nên thực hiện thường quy. Chỉ thực hiện khi có chậm tăng trưởng trong tử cung, dị tật dây rốn, thiểu ối không giải thích được, tiền sản giật, và bất thường tim thai.

Siêu âm tim thai

Được chỉ định trường hợp có nguy cơ bất thường tim thai cao (vd. Thai kỳ nguy cơ do mẹ bị đái tháo đường hay bệnh tim bẩm sinh). Siêu âm để phát hiện những rối loạn của thai nhi trong các trường hợp thai bị dị thể dị bội.

  • Bất thường trisomy 13 hoặc trisomy 18 thường có bất thường cấu trúc nghiêm trọng, có thể phát hiện trên siêu âm.
  • Bất thường trisomy 21 (hội chứng Down) có thể không có bất thường, dị tật về cấu trúc chỉ có thể dduowwjc phát hiện vào cuối thai kỳ (hẹp tá tràng), hoặc bất thường sinh trắc học hoặc hình thái học (xương đùi ngắn, giãn bể thận). Chỉ có khoảng 30% – 50% thai bị hội chứng Down phát hiện được bằng siêu âm thường quy. Khảo sát hình thái bình thường giảm nguy cơ mắc hội chứng Down khoảng 50%.

Siêu âm và phù thai nhi

Phù thai là tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tích tụ chất lỏng quá nhiều ở thai. Nhờ có siêu âm mà các bác sỹ có thể phát hiện được sớm tình trạng phù thai.

Sổ tay Sản phụ khoa Hoa Kỳ

Theo Dinhduongbabau.net

Dược sĩ Lê Tiến - 12/12/2019
★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ của mẹ bầu
  • Dành cho những bà mẹ đang chuẩn bị mang thai và mang thai
  • Nhật ký viết cho bé Miu và bé Heo con của mẹ
  • Mẹ Việt kể lại hành trình mang thai ở tuổi 30
  • Trăm mối lo của người phụ nữ khi làm mẹ
  • Tâm sự của người mẹ đã từng “khó lòng mà có con”
procare procare

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!

Hỏi đáp – Tư vấn trực tuyến
  • E be nhe can hon so voi tuoi thai
  • Bà bầu khó thở, làm gì để giảm bớt?
  • Bí quyết nhận biết Omega 3 loại nào tốt nhất?
  • Bà bầu nên uống loại sắt nào?
  • Thuốc procare cho bà bầu của nước nào?
  • thuốc procare có tác dụng gì cho phụ nữ có thai

Xem thêm

Bà bầu thông thái
LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE

LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE

Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?

Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Khi nào cần bổ sung Omega-3 cho bà bầu

Khi nào cần bổ sung Omega-3 cho bà bầu

Bà bầu uống DHA vào tháng thứ mấy và vào thời điểm nào trong ngày?

Bà bầu uống DHA vào tháng thứ mấy và vào thời điểm nào trong ngày?

Bài viết mới nhất
  • Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình Dương năm 2022
  • [BÁO SK&ĐS] OMEGA 3 CHO BÀ BẦU – HIỂU ĐỦ ĐỂ CHỌN ĐÚNG
  • Lời khuyên chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai trong mùa dịch
  • Truyền hình trực tuyến: CHĂM SÓC BẢO VỆ PHỤ NỮ MANG THAI TRONG MÙA DỊCH
  • LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Video Clips

Tự tin đảm bảo dinh dưỡng “ĐỦ-ĐÚNG” tốt nhất cho con khi mang thai

  • Video tư vấn: Bổ sung Omega3 cho bà bầu
  • Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh
Dinh dưỡng bà bầu
  • Bà bầu nên ăn gì
  • Cẩm nang mang thai
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Kinh nghiệm mang thai
  • Cần tránh khi mang thai
Bệnh bà bầu thường gặp
  • Bệnh tiền sản giật
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đau đầu khi mang thai
  • Viêm gan B ở bà bầu
  • Ốm nghén khi mang thai
Bà mẹ cho con bú
  • Ăn gì nhiều sữa cho con bú
  • Bí kíp cho con bú đúng cách
  • Kinh nghiệm nuôi con
  • Bệnh thường gặp ở bé sơ sinh
Góc cho con
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tăng sức đề kháng cho con
  • Chế độ ăn dặm
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Kinh nghiệm nuôi con
Cho mẹ trước bầu
  • Dấu hiệu có thai
  • Dấu hiệu mang thai sớm
  • Kiến thức trước khi mang thai
  • Khám trước khi mang thai
  • Thuốc bổ trước khi mang thai
Danh mục
  • Cho mẹ trước bầu
    • Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất
    • Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm
    • Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!
    • 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai
    • Uống thuốc bổ gì trước khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh?
  • Dinh dưỡng bà bầu
    • Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?
    • Cẩm nang mang thai – Kiến thức sơ đẳng bà bầu cần biết
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
    • Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu cần biết
    • 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai
  • Bệnh thường gặp của bà bầu
    • Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
    • Đái tháo đường thai kỳ: Cách phát hiện và điều trị
    • Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị
    • Viêm gan B ở bà bầu
    • Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai
  • Bà mẹ cho con bú
    • Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú
    • Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách
    • Chứng trầm cảm sau sinh
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
  • Góc cho con
    • Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
    • Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con?
    • Hướng dẫn chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ

© Copyright 2015
Trang chủ Procare Procare Diamond
Tư vấn sức khỏe trực tuyến
Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!