Ba tháng cuối mang thai bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và các phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, tiếp tục phát triển, hoàn thiện và bắt đầu hoạt động.
Nội dung chính
Tuần 27 và 28:
Thai nhi: Bé nặng hơn 900g. Phổi có thể tự thở oxy nhưng vẫn còn rất yếu. Có ít không gian cho bé di chuyển hơn, và bé vặn vẹo khi mẹ bầu ở một tư thế mà bé không thích. Phổi bé đã hoàn toàn phát triển nhưng khó có thể tự thở ở môi trường bên ngoài.
Mách mẹ bầu: Mẹ bầu hãy nằm nghiêng, lót một chiếc gối mềm dưới bụng sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn nhiều và tránh đau lưng. Trong giai đoạn này, một số mẹ sẽ xuất hiện sữa non. Nếu có, mẹ bầu chỉ nên vệ sinh thật sạch đầu ti mỗi khi tắm để tránh nhiễm khuẩn, không nên nặn sữa hoặc sờ nắn đầu ti, có thể sẽ kích thích tử cung co bóp, gây sinh non.
Tuần 29:
Thai nhi: Phổi và hệ cơ tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Hộp sọ cũng to ra để não phát triển nhanh hơn. Sự phát triển nhanh và toàn diện của bé khiến bé cần nhiều protein, vitamin C, axit folic và sắt. Hệ xương của bé cũng tăng trưởng nhanh nên bé cũng cần nhiều canxi cho việc phát triển vỏ não của bé mỗi ngày. Bé dài khoảng 38,6 cm và nặng hơn 1100g.
Mách mẹ bầu: Đây là những tuần cuối các mẹ vẫn còn thảnh thơi, hãy tự thưởng cho mình những giờ phút thư giãn với spa, yoga hoặc vài bộ phim yêu thích cùng với ông xã của mình nhé!
Xem thêm: Ăn gì tốt cho cả bà bầu và thai nhi
Tuần 31:
Thai nhi:
- Thính giác của em bé đã thực sự phát triển. Bây giờ em bé có thể “nhảy” lên khi nhge một âm thanh to và di chuyển theo một giai điệu yêu thích của mình.
- Em bé của bạn có thể quay đầu từ bên này sang bên kia.
- Lớp lông tơ bao phủ cơ thể em bé có thể đã được rụng hết. Bây giờ lớp mỡ mới sẽ giúp giữ ấm cho em bé.
- Giờ đây mỗi ngày em bé của bạn đang đi tiểu khoảng 2 ly chất lỏng vào nước ối. Cơ thể của bạn thay thế nước ối vài lần mỗi ngày.
Với trọng lượng 1,4kg và chiều dài khoảng 46cm, em bé của bạn đang nhanh chóng đạt được kích thước khi sinh của mình – mặc dù em bé có để tăng thêm 1,4-2,4kg trước ngày sinh. Em bé duỗi người dài hơn khi ngủ, nếu chú ý bạn có thể cảm nhận được lúc nào em bé đang ngủ hoặc thức giấc.
Em bé đang phát triển các giác quan
Não của em bé hoạt động tích cực trong những ngày này, phát triển nhanh hơn bao giờ hết. Sự kết nối giữa các tế bào thần kinh riêng lẻ đang được tiến hành với tốc độ siêu nhanh. Bây giờ em bé đang xử lí thông tin, theo dõi ánh sáng và nhận các tín hiệu từ cả 5 giác quan. Chắc chắn em bé của bạn đã có thể ngửi thấy mùi ngay lúc này, nhưng hiện tại thì em bé vẫn còn ngập trong nước ối và không được tiếp xúc với bất kì luồng không khí nào từ ngoài. May mắn cho bạn và cả em bé khi mùi hương của bạn sẽ là một trong những mùi đầu tiên em bé hít vào, và rất nhanh sẽ trở thành mùi yêu thích của em bé.
Đạp chân và mút ngón tay
Vậy chú chim bồ câu nhỏ của bạn đang làm cả ngày trong khi bạn đang bận rộn làm tổ chuẩn bị đón nó? Làm mặt xấu, nấc cụt, nuốt, thở, đạp bằng bàn tay và bàn chân nhỏ dọc theo bức tường tử cung của bạn và thậm chí mút ngón tay cái của mình. Trong thực tế, có trường hợp em bé mút ngón tay cái mạnh đến mức khi sinh ra ngón tay cái có vết sẹo.
Mách mẹ bầu: Từ tuần này, mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng khó ngủ do phải đi tiểu thường xuyên, đau ở khớp hông và có thể bị chuột rút nhẹ. Hãy nhờ chồng của mình massage nhẹ nhàng vùng lưng, các mẹ sẽ dễ ngủ hơn đó!
Tuần 32:
Thai nhi:
- Các móng tay của em bé đã mọc hết. Thậm chí chúng sẽ cần được tỉa bớt sau khi sinh. Móng chân thì dài ra thêm một chút (cho đến tận tuần thứ 36).
- Tất cả các cơ quan chính của em bé đã phát triển đầy đủ, trừ phổi. Cơ hội sống sót nếu em bé sinh ra ở tuần này là rất lớn.
- Em bé hít nước ối vào để tập thở.
- Em bé dành tới 90-95% thời gian để ngủ. Nếu bạn muốn đánh thức em bé dậy, hãy ăn hoặc uống thứ gì đó có đường.
Em bé của bạn trong tuần này thay đổi ra sao? Mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày ra đời, em bé có cân nặng khoảng 1,8kg và chiều dài hơn 48 cm. Trong những tuần qua, em bé luôn thực tập những kỹ năng cần để phát triển bên ngoài tử cung – từ nuốt, thở đến mút. Để chuẩn bị cho sự chuyển đổi từ cung cấp dinh dưỡng qua nhau thai sang cung cấp dinh dưỡng qua đường miệng, hệ tiêu hóa của em bé đã được thiết lập và sẵn sàng hoạt động. Và mặc dù còn vài tuần nữa mới đến ngày sinh, em bé của bạn đang càng lúc càng giống trẻ sơ sinh hơn vì có thêm nhiều mỡ tích tụ dưới da. Bởi có lớp mỡ này nên bạn sẽ không còn nhìn thấy các cơ quan bên trong của em bé nữa.
Tuần 34:
Thai nhi: Bé tròn trịa và đạt kích thước gần bằng lúc sinh sau này. Nhờ lớp mỡ dưới da, thân nhiệt bé đã có thể ổn định nếu ra môi trường bên ngoài. Cân nặng của bé khoảng 2,1 kg và dài khoảng 45,72kg. Mẹ bầu sẽ cảm thấy thư giãn nếu biết rằng bé có thể sống khỏe mạnh nếu được sinh ra từ tuần 34-37.
Tuần 36:
Thai nhi: Thân hình bé đầy đặn và tròn trịa, với lông tơ bao quanh cơ thể đã rụng gần hết. Bé lúc này dài khoảng 46cm và nặng khoảng 2,5kg.
Mách mẹ bầu: Lúc này mẹ bầu sẽ đau vùng chậu nhiều hơn do áp lực từ đầu em bé. Hạn chế di chuyển và nghỉ ngơi nhiều hơn. Nếu mẹ bầu đang đi làm hãy nghĩ đến việc tạm gác lại công việc, nghỉ ngơi tại nhà để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp: 10 dưỡng chất bà bầu cần bổ sung khi mang thai
Tuần 38:
Thai nhi: Mọi cơ quan đã sẵn sàng cho việc hoạt động đúng chức năng khi ra môi trường bên ngoài. Bé thậm chí còn có thể chụp, nắm bằng bàn tay bé nhỏ của mình. Bé nặng khoảng 3kg, dài 49,53 cm. Từ tuần này trở đi, bé có thể chào đời bất cứ lúc nào. Mẹ bầu hãy chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để đón bé yêu nhé!
Tuần 40:
Thai nhi: Ngày dự sinh đã đến, bé có thể đạt chiều dài tối đa khoảng 53cm, cân nặng có thể dao động khoảng 3,4 – 3,6 kg. Cuối quý 3 bé sẽ có đầy đủ lông mi và lông mày, và có thể có tóc phủ toàn bộ da đầu. Móng phát triển đầy đủ ở cả móng tay và móng chân. Lông tơ và các chất bao phủ trên lớp da trong quý 2 bắt đầu mất dần. Mẹ bầu có thể thấy một số lông tơ còn sót lại sau khi sinh, nhưng chúng sẽ biến mất trong một vài tuần sau đó.
3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi lớn nhanh nhất và cũng là giai đoạn mẹ bầu tăng cân nhiều nhất. Vì vậy các mẹ cần có chế độ dinh dưỡng thai kỳ hợp lý cũng như chế độ sinh hoạt lành mạnh để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như sự phát triển tối ưu cho bé. Ban biên tập xin chúc các mẹ luôn luôn khỏe mạnh và có cuộc vượt cạn thật thành công!
(Theo tài liệu giáo dục được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS.BS Đặng Thị Hà – Trưởng khoa Phụ Sản BV ĐHYD TP.HCM – Cơ sở 2)
Triệu phương thảo says
E mang thai tuần thứ 33 con em có cân nặng 2kg bsy coa đi siêu âm
Và bsy bảo con em bị còi có phải không ạ vậy còn tháng cuối con e bao nhiêu cân thì đạt ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Phương Thảo,
Ở tuần thai thứ 33 cân nặng thai nhi là 2kg thì chỉ thấp hơn cân nặng trung bình một chút thôi nhưng vẫn nằm trong giới hạn bình thường bạn nhé! Trong những tuần cuối thai kỳ, mỗi tuần thai nhi có thể tăng tới 2-3 lạng. Vì vậy, việc thực hiện chế độ dinh dưỡng tốt trong những tuần cuối này là vô cùng quan trọng để thai nhi có trọng lượng phù hợp khi sinh ra.
Ngoài tăng cường chế độ ăn, bạn có thể bổ sung thêm mỗi ngày 01 viên PM Procare hay PM Procare diamond để cung cấp DHA, EPA và nhiều dưỡng chất cần thiết khác với liều phù hợp cho mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sinh non,sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường,…
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Trần thị hoa says
Xin chào bác sĩ.cho e hỏi thai e được 6 thang được gần 9 lạng vậy có bé k ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Hoa,
Thai nhi 6 tháng có cân nặng trong khoảng 800-1000gam là phát triển bình thường, em bé sẽ tăng cân nhanh chóng ở những tháng sau của thai kỳ bạn nhé!
Nhu cầu dưỡng chất tăng cao khi mang thai khiến chế độ ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đủ. Thai nhi càng lớn thì càng cần cung cấp thêm nhiều dưỡng chất hơn nữa. Do đó, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn bạn có thể bổ sung mỗi ngày 01 viên PM Procare diamond để cung cấp các dưỡng chất cần thiết với liều lượng phù hợp cho mẹ mạnh khỏe và thai nhi phát triển tối ưu.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Đặng văn Đức says
Bs Cho Em hỏi mấy hôm nay tự nhiên vợ em cảm thấy đứa bé trong bụng ít đạp trong bụng. Thì có bị ảnh hưởng gì không?
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Văn Đức,
Thông thường mẹ bầu cảm nhận được thai máy từ tuần 18 – 20 thai kỳ. Mẹ cảm nhận được bé máy mạnh mẽ nhất vào tuần 27-32 sau đó vì thai to nên thường mẹ chỉ cảm nhận được bé cuộn mình, cử động tay chân, mẹ phải rất chú ý và nhạy cảm để nhận biết thai máy. Theo dõi thai máy 3 lần trong ngày sau ăn no, thông thường bé máy trên 4 lần/1 giờ. Khi thai máy dưới 4 lần nên theo dõi thêm 1 giờ, nếu vẫn dưới 4 lần thì phải đến gặp bác sĩ ngay bạn nhé!
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Trần thị hoa says
Em lần đầu mang thai, thai được 25 tuần mà cân nặng được gần 900g. Cho e hỏi như vậy con e có bị bé k ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Hoa,
Ở tuần thai thứ 25 cân nặng của em bé như vậy là hoàn toàn bình thường bạn nhé! Em bé sẽ tăng cân nhanh chóng ở những tháng cuối thai kỳ. Do đó, việc thực hiện một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp là cần thiết. Ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, bạn có thể bổ sung thêm viên bổ tông hợp PM Procare hay PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu với liều lượng phù hợp cho mẹ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,… Ban chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên sau bữa ăn là đủ.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Đặng Quang Dũng says
Em muốn hỏi là vợ em đang mang bầu được 22 tuần mà chân đã bị phù từ 16 tuần. E có chi đi khám xét nghiệm máu, thử nước tiểu và một số xét nghiệm khác.
– Bác sĩ khám xong tổng hợp kết quả kết luận bình thường, và có nói là suy van tĩnh mạch 2 chân, bác sĩ tư vấn mua loại tất ( e ko nhớ rõ tên loại tất) để đi cho thoải mái.
– E định thứ 6 cho vợ em đi lên bệnh viện phụ sản Hà nội kiểm tra lại
– Rất mong các bác sĩ cho em sỹ kiến và lời khuyên. E cảm ơn các AC nhiều
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Quang Dũng,
Phù chân sớm khi mang thai là dấu hiệu mà mẹ cần chú ý bởi đó có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm trong thai kỳ. Để xác định nguyên nhân thì cần dựa vào kết quả thăm khám, xét nghiệm trực tiếp của bác sĩ. Nếu các kết quả bình thường và phù chân do suy van tĩnh mạch thì bạn có thể cho vợ dùng loại tất áp lực mà bác sĩ chỉ định. Lưu ý lựa chọn đúng kích cỡ phù hợp. Hoặc để yên tâm hơn bạn có thể đưa vợ tới bệnh viện tuyến cao hơn để thăm khám và điều trị.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời