Hầu hết các cặp vợ chồng sau khi kết hôn đều rất mong chờ có con. Nhưng nếu cả vợ và chồng đều không có sự chuẩn bị tốt về kiến thức và tâm lý trước khi mang thai thì không chỉ khiến cho tỷ lệ thụ thai thấp mà còn ảnh hưởng đến em bé sau này.
Nội dung chính
1, Tại sao cần chuẩn bị tâm lý khi mang thai?
Ngoài việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai, các cặp vợ chồng cũng cần chuẩn bị một tâm lý vững vàng và tinh thần thật tốt trước khi bước vào giai đoạn thai kỳ. Các nhà khoa học cho biết, phụ nữ thường bị stress có khả năng thụ thai thấp hơn những người luôn có tâm trạng vui vẻ. Nếu đang căng thẳng chuyện công việc hay cuộc sống, các cặp đôi nên tự giải tỏa cho mình bằng cách sắp xếp lại công việc một cách khoa học, rũ bỏ những phiền muộn thông qua việc tâm sự với người thân, ăn ngủ điều độ, đi du lịch, tập thiền hoặc yoga để giảm stress. Trạng thái tâm lý, tinh thần là biểu hiện hoạt động tâm lý của con người và nó có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thụ thai. Do đó, khi một cặp vợ chồng bàn bạc quyết định sinh con thì hai bên đều cần có tâm tư thoải mái, tinh thần hưng phấn, thái độ lạc quan và có niềm tin hy vọng về việc sinh con thì em bé được sinh ra nhất định sẽ bình thường, hơn nữa còn khỏe mạnh, thông minh.
2, Những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý khi mang thai
Mang thai sẽ là quãng thời gian khá mệt mỏi, cơ thể sẽ có nhiều biến chuyển (rạn da, nổi mụn, thậm chí mắc một số bệnh nguy hiểm khi mang bầu…). Do vậy các cặp vợ chồng cần chuẩn bị sẵn tâm lý cho những thay đổi đó cũng như tâm lý chuẩn bị đón chào thành viên mới cho gia đình. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý khi mang thai là:
- Khi mang thai sẽ ảnh hưởng tới vóc dáng, sắc đẹp của các chị em phụ nữ
- Có nhiều chị em sợ đau khi sinh.
- Có chị em lo lắng sau khi sinh không biết chăm sóc con thế nào
- Có nhiều cặp vợ chồng vì không có kế hoạch, tâm lý chuẩn bị sinh con dẫn đến bối rối, thiếu kiến thức, không đủ tài chính trong quá trình mang thai. Từ đó dẫn đến rạn nứt trong mối quan hệ vợ chồng và ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý người mẹ khi mang thai.
3, Biện pháp khắc phục tâm lý trước khi mang thai
Nắm bắt được những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý khi mang thai đến sức khỏe người mẹ và thai nhi, chúng ta cần:
- Trang bị kiến thức trước khi mang thai: Tìm kiếm cho mình một cuốn cẩm nang, một trang thông tin tổng hợp về quá trình trước, trong và sau khi mang thai cũng như những kinh nghiệm của các ông bố bà mẹ sau sinh. Hoặc tham gia vào các group hay lớp học để học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước.
- Lên kế hoạch chuẩn bị: Các cặp đôi cần lên kế hoạch chuẩn bị các vấn đề về dinh dưỡng, sức khỏe, tài chính, tiêm phòng trước khi mang thai… để tạo điều kiện cho quá trình mang thai diễn ra suôn sẻ và thuận lợi hơn.
- Ngăn ngừa stress:Nếu như stress trong thời gian mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi thì tâm trạng lo lắng, căng thẳng trước khi mang thai là nguyên nhân cản trở cơ hội thụ thai của các cặp vợ chồng. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và em bé, các cặp vợ chồng cần sắp xếp ổn thỏa cuộc sống hàng ngày, thông cảm, quan tâm, sẻ chia lẫn nhau không để tình trạng mất cân bằng tâm lý hoặc tinh thần bất ổn xảy ra.
- Suy nghĩ tích cực: Khi mang thai sẽ có rất nhiều những biến đổi tâm sinh lý xảy ra, các chị em hãy suy nghĩ lạc quan và tâm niệm chỉ cần kiên trì luyện tập sau khi sinh thì cơ thể sẽ phục hồi nhanh chóng. Đau đớn khi đẻ cũng là tạm thời, chỉ cần phối hợp nhịp nhàng với bác sĩ thì sẽ giảm bớt đau, rồi cũng “mẹ tròn con vuông”, còn chăm sóc trẻ thế nào dần dần sẽ hiểu rõ qua thực tế. Có được những suy nghĩ tích cực như vậy thì tâm lý mới ổn định và sẵn sàng cho thời kỳ mang thai thành công sắp đến.
Trên đây là những gợi ý về cách chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai cho các cặp vợ chồng. Hy vọng bài viết sẽ giúp các cặp đôi có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe và tinh thần của mình cũng như đảm bảo vững chắc cho bé yêu ổn định ngay từ trong bụng mẹ.
Hồng Ngọc
Nguyễn Thị Liên says
thưa bác sỹ em có nên tiêm phòng trước khi mang bầu không ạ?
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Liên,
Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể người mẹ hoạt động kém hơn bình thường. Nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng của bạn cũng vì vậy mà tăng lên. Một số bệnh chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu thông thường. Tuy nhiên, số khác lại có thể gây những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bạn và bé trong bụng. Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi những nguy hiểm không đáng có này.
Ngoài ra, khi mang thai nghĩa là bạn đang chia sẻ mọi thứ cho thai nhi. Nếu nhận được vắc-xin, bạn không chỉ bảo vệ bản thân mà bạn còn đang cho con một sức đề kháng ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Chuẩn bị mang thai bạn nên thực hiên tiêm phòng viêm gan B, sởi-quai bị-rubelaa, thủy đậu, cúm… để có sự chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ sắp tới.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe và sớm có tin vui!
Hiển thị trả lời