Trong quá trình mang thai, sức đề kháng của cơ thể thai phụ suy giảm khiến cho cơ thể mẹ bầu dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Vậy làm thể nào để tăng sức đề kháng cho bà bầu để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh và đảm bảo an toàn cho bé, mẹ bầu chăm sóc bản thân thật tốt và có một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Dưới đây là một số phương pháp giúp làm tăng sức đề kháng theo từng giai đoạn mà mẹ bầu nên biết
Nội dung chính
Phương pháp tăng sức đề kháng cho bà bầu theo từng giai đoạn
Tăng sức đề kháng cho bà bầu ở giai đoạn đầu thai kỳ
Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ có rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng ốm nghén. Khi bị ốm nghén mẹ bầu có những biểu hiện: mệt mỏi, chán ăn, nôn thốc nôn tháo khi ngửi thất mùi thức ăn, mùi tanh, mùi hăng nồng… Những biểu hiện này khiến mẹ bầu không thể ăn uống và hấp thụ được nhiều khiến cho mẹ bầu suy giảm sức đề kháng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả mẹ và bé. Cách khắc phục an toàn và hiệu quả là mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn, tránh các thức ăn có nhiều mùi vị và tăng cường bổ sung một số thực phẩm giúp giảm cơn nghén như: trà gừng, mứt gừng, nước mía bỏ thêm chút gừng…
Ngoài ra, ăn nhiều các loại trái cây chua như cóc, ổi, quýt, bưởi… không chỉ giúp khắc phục được tình trạng nghén mà còn cung cấp được nhiều axit folic, vitamin C và nhiều loại vitamin khác rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. Mỗi ngày 1 ly cam ép có thể giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong 3 tháng đầu.
Trong thời gian này, mẹ cũng nên đi đứng, vận động nhẹ nhàng. Cần dùng các loại thức ăn, nước uống ấm nóng để dễ tiêu hóa và giúp cơ thể kháng bệnh tốt hơn.
Xem thêm: Cách trị ốm nghén khi mang thai
Tăng sức đề kháng cho bà bầu giai đoạn giữa thai kỳ
Giai đoạn này thai nhi đã được 14 đến 27 tuần tuổi và mẹ bầu cũng thoát khỏi giai đoạn ốm nghén cùng với những rắc rối đối mặt khi ở giai đoạn đầu thai kỳ. Giai đoạn này thai nhi đã bắt đầu tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn nên mẹ bầu cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng để cung cấp cho bé. Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ vitamin để tăng sức đề kháng cho mẹ và bé. Các loại vitamin A, B, C, D…đều có sẵn trong các loại thức ăn từ tự nhiên như rau, củ, quả, thịt, tôm, trứng gà…nên mẹ có thể bổ sung chúng trong các bữa ăn hằng ngày.
Bên cạnh việc bổ sung chất dinh dưỡng thì việc tập thể dục nhẹ nhàng, yoga là phương pháp được các chuyên gia khuyến cáo nên làm để giảm được tình trạng mệt mỏi uể oải. Các bài tập Yoga sẽ giúp bà bầu thêm khỏe mạnh, cơ bụng dẻo dai và giãn mềm các khớp, nhất là khớp hông, giúp bé quay đầu dễ dàng trong khi sinh. Ngoài ra, Yoga còn hỗ trợ cho thai phụ tránh phải các bệnh thường gặp như: chuột rút, phù chân, trĩ… Khi tập Yoga mẹ bầu cần lưu ý một số điểm sau:
- Chọn những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản
- Không nên tập quá sức, tập quá lâu, thời giam luyện tập khoảng 15-30 phút là vừa
- Không nên ăn uống ngay khi vừa tập xong
- Cần dừng quá trình tập luyện nếu xuất hiện những biểu hiện: khó thở, choáng vãng, đau, ra máu…
Tăng sức đề kháng cho bà bầu giai đoạn cuối thai kỳ
Để tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu và đảm bảo cho em bé phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu cần cung cấp bổ sung đầy đủ DHA. Bà bầu cần phải tránh tuyệt đối rượu, bia và các chất kích thích. Mẹ bầu không nên sử dụng các loại sữa chưa tiệt trùng, các loại thịt, cá, trứng sống hoặc tái, không dùng đồ ăn thừa để ngoài không khí quá 3 tiếng, để tránh nhiễm các loại vi khuẩn như Salmonella, Listeria, E.Coli…
Xem thêm: Bổ sung DHA cho bà bầu bao nhiêu là đủ
Từ tháng thứ sáu trở đi mẹ bầu nên tập thở hay tập các động tác, tư thế nằm nên nằm nghiêng trái chứ không nằm ngửa. Nằm nghiêng trái giúp giảm sức đè lên các tĩnh mạch chủ dưới nằm bên phải cột sống (đây là những mạch máu giúp dẫn lưu máu từ vùng chân và nửa dưới của cơ thể), giúp cung cấp máu cho thai nhi và tử cung tốt hơn. Tuy nhiên, có những thai phụ bị khó thở hoặc không thể ngủ được khi nằm nghiêng trái. Trong trường hợp này, thai phụ có thể nằm ngửa hoặc nằm nghiêng phải, miễn sao cảm thấy dễ chịu.
Trên đây là những biện pháp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu theo từng giai đoạn thai kỳ giúp hệ miễn dịch của mẹ luôn khỏe mạnh, tránh mắc những bệnh viêm nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Hy vọng rằng mẹ bầu có thể chăm sóc và giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh, thoải mái để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
Tham khảo thêm: Bà bầu nên uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con