Thuốc bổ sung sắt không được tự ý sử dụng vì cung cấp thừa hay thiếu sắt đều nguy hiểm với mẹ bầu và thai nhi. Vậy làm sao để sử dụng thuốc bổ sung sắt đúng cách? Tham khảo bài viết để biết cách sử dụng thuốc bổ sung sắt ĐÚNG và ĐỦ cùng các khuyến nghị về bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai.
Nội dung chính
Hiểu đúng về bổ sung sắt cho bà bầu
Mặc dù chỉ chiếm một lượng nhỏ nhưng sắt rất cần thiết cho sự sống và đặc biệt quan trọng với bà bầu. Nếu bạn có ý định mang thai hoặc đang mang thai thì tốt nhất bạn nên hiểu thêm về nhu cầu Sắt của cơ thể, đặc biệt là khi mang thai và nguy hại khi bổ sung thiếu hoặc thừa, để từ đó sử dụng thuốc bổ sung sắt đúng cách khi cần.
1. Vai trò của sắt đối với bà bầu
Sắt là nguyên tố cần thiết cho quá trình tạo thành hồng cầu. Thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng lên 50% so với bình thường do đó nhu cầu bổ sung sắt – nguyên liệu tạo máu cũng tăng lên. Ngoài ra, bổ sung đủ sắp giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, tránh nhiễm khuẩn cho người mẹ.
2. Thiếu sắt khi mang thai gây ra hậu quả gì?
Sắt ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ. Khi mới mang thai, nếu cơ thể mẹ bị thiếu sắt có thể gây ra hiện tượng sảy thai hoặc thai bị chết lưu. Còn nếu mẹ thiếu sắt ở những giai đoạn sau dễ gây ra đẻ non, bào thai suy dinh dưỡng, chậm phát triển nhận thức và trí tuệ ở con sau này. Nguy hiểm nhất là thiếu sắt làm tăng tỷ lệ băng huyết khi sinh có thể dẫn tới tử vong ở cả mẹ và con.
Một số biểu hiện do thiếu sắt gây ra để mẹ nhận biết: mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, thậm chí ngất xỉu – ảnh hưởng đến sự an toàn của cả mẹ và thai nhi.
Mẹ có thể tìm hiểu kĩ hơn các dấu hiệu thiếu sắt của cơ thể tại đây: Dấu hiệu thiếu sắt khi mang thai
3. Bổ sung thừa sắt có nguy hiểm không?
Thiếu sắt đe dọa sức khỏe cả mẹ lẫn bé nhưng bổ sung thừa sắt cũng nguy hiểm không kém. Khi thừa sắt nồng độ sắt tự do tăng và nồng độ huyết sắc tố trong máu tăng gây cản trở quá trình cung cấp máu từ Mẹ sang thai nhi, dẫn tới tình trạng sinh non, thiếu cân, thậm chí tử vong cho thai phụ.
Sức khỏe người mẹ cũng sẽ gặp các vấn đề nghiêm trọng do sắt dư thừa sẽ đọng lại trong gan, lá lách, nếu tích lũy kéo dài có thể dẫn tới suy gan, suy lá lách và kéo theo nhiều biến chứng khác.
Dấu hiệu thừa sắt ở mẹ bầu: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đi tiểu ra máu,…
Thừa hay thiếu sắt đều rất nguy hiểm mẹ bầu cần đến bác sĩ điều trị của mình để thăm khám, không được chờ đợi bệnh tự thuyên giảm.
Khi nào mẹ bầu nên sử dụng thuốc bổ sung sắt?
Khi nhu cầu sắt tăng cao mà chế độ dinh dưỡng không đáp ứng đủ thì mẹ bầu cần bổ sung sắt từ thuốc. Tuy nhiên việc bổ sung này chỉ nên ở liều thấp nhất có thể, trừ trường hợp mẹ bị thiếu sắt nghiêm trọng cần bổ sung hàm lượng sắt cao theo chỉ định của bác sĩ.
Bởi vì sắt trong thuốc không dễ hấp thu như dạng sắt tồn tại trong thực phẩm, phần sắt không được hấp thu sẽ gây các tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân đen, hoặc viêm loét dạ dày. Do đó, để bổ sung sắt hiệu quả thì trước tiên mẹ bầu cần tăng cường các thực phẩm giàu sắt, sau đó nên bổ sung sắt từ thuốc ở liều lượng càng thấp càng tốt để giảm tối đa những tác dụng phụ do thuốc gây ra.
Mẹ có thể tham khảo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2016 về lượng sắt khuyến cáo cần được bổ sung mỗi ngày dưới đây để cân nhắc, tính toán sử dụng thêm thuốc bổ sung sắt phù hợp:
Như vậy, nếu có chế độ ăn tương đối tốt, trung bình ăn được >90gam thịt cá hoặc lượng Vitamin C>75mg/ngày thì bạn chỉ cần bổ sung 27,1mg Sắt nguyên tố mỗi ngày là đủ (bao gồm từ thức ăn và thuốc bổ sung). Ngược lại, nếu chế độ ăn yếu kém thì bạn cần bổ sung tới 41,1mg sắt nguyên tố/ngày.
Bổ sung sắt từ thuốc càng thấp càng giảm thiểu các tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra.
Tuy nhiên mẹ cần lưu ý là từng giai đoạn thai kỳ nhu cầu sắt của cơ thể sẽ có sự khác nhau. Do đó để bổ sung sắt hiệu quả mẹ nên tránh việc bổ sung trải đều, mà nên bổ sung ĐÚNG thời điểm và ĐỦ lượng sắt cơ thể cần.
Trong đó, nhu cầu cung cấp sắt hàng ngày từng giai đoạn thai kỳ tương ứng như sau:
- 0,8 mg Fe trong 3 tháng đầu
- 4 – 5 mg Fe trong tam cá nguyệt thứ hai
- > 6 mg Fe trong tam cá nguyệt thứ ba
Tự cơ thể người mẹ sẽ có sự điều chỉnh hấp thu sắt để phù hợp nhu cầu lúc đó. Khi nhu cầu không cao thì cơ thể sẽ có cơ chế giảm hấp thu tương ứng, như trong 3 tháng đầu thai kỳ hấp thu sắt giảm. Và khi thai phát triển, cần tạo máu chuẩn bị cho quá trình sinh, nhu cầu sắt tăng dần trong suốt các tháng tiếp theo của thai kỳ cho tới 1 tháng sau sinh để đáp ứng nhu cầu tái lập và dự trữ sắt cho mẹ.
Với một thai kỳ bình thường, ở phụ nữ có cân nặng trước khi mang thai khoảng 45 – 55kg thì tổng nhu cầu sắt cần đáp ứng trong cả thời gian mang thai khoảng 800-1000mg sắt nguyên tố.
Một chế độ ăn đầy đủ (cung cấp lượng sắt sinh học cao) với tỷ lệ hấp thu tốt sẽ cung cấp khoảng 600mg sắt trong cả thai kỳ. Lúc đó mẹ bầu chỉ cần 200-400mg sắt huy động từ dự trữa sắt của mà và lượng hấp thu thực từ các dạng thuốc bổ sung là hợp lý.
Trường hợp kết quả xét nghiệm của bà bầu cho thấy thiếu hụt sắt mức bệnh lý (Hb<1111g/dl và Ferritin <30mg/mL), thì mẹ bầu cần bổ sung thêm sắt từ thuốc ở hàm lượng cao theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Vậy trước khi dùng thuốc bổ sung sắt cho bà bầu, mẹ cần lưu ý một số điểm sau
- Bổ sung ĐỦ: phụ thuộc nhu cầu thực tế của cơ thể, cần tính toán lượng sắt mà thức ăn hàng ngày cung cấp, từ đó mới chọn thuốc bổ sung có hàm lượng sắt nguyên tố phù hợp
- Bổ sung ĐÚNG: phụ thuộc từng giai đoạn thai kỳ để có sự điều chỉnh tăng cường bổ sung thực phẩm/thuốc.
- Với một thai kỳ bình thường, mẹ có thể sử dụng thuốc bổ/ vitamin tổng hợp vừa đảm bảo lượng sắt ở mức cần thiết, vừa đáp ứng được các dưỡng chất cần thiết khác cho thai nhi.
- Trường hợp mẹ có vấn đề về thiếu máu thiếu sắt phải bổ sung sắt liều cao cần theo chỉ định của bác sĩ và theo dõi định kỳ để điều chỉnh liều lượng nếu cần.Tuyệt đối không tự ý tăng/giảm liều hoặc kéo dài/rút ngắn thời gian điều trị
Xem thêm: