Dinh dưỡng bà bầu

Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú

Trang chủGiới thiệuLiên hệ
  • Chuẩn bị mang thai
    • Dinh dưỡng trước khi mang thai
    • Sức khỏe trước khi mang thai
    • Hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS
  • Cẩm nang mang thai
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Bệnh khi mang thai
  • Cho con bú
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Chăm sóc trẻ sơ sinh
    • Chăm sóc sau sinh
  • Góc của bố
    • Sức khỏe của bố
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Bố chăm sóc mẹ và con
  • Tư vấn hỏi đáp
  • Góc chia sẻ mẹ bầu
  • Video bác sĩ tư vấn
    • Video tư vấn trước khi mang thai
    • Cho mẹ mang thai
    • Cho mẹ sau sinh
Tin tiêu điểm
  • Sản phẩm PM Procare
  • Sản phẩm PM Procare diamond

Liên hệ: 0964.666.152

  • canxi-cho-me-2
  • banner-procare
  • banner-procare-diamond

Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị

0 lượt xem

Viết bình luận

Tiền sản giật là căn bệnh rất nguy hiểm ở phụ nữ mang thai, để lại những biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời. Vậy bệnh tiền sản giật là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả để lại và cách điều trị tiền sản giật như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây:

Nội dung chính

  • 1 1, Tiền sản giật là gì?
  • 2 2, Triệu chứng của tiền sản giật
  • 3 3, Nguyên nhân gây ra tiền sản giật
    • 3.1 Di truyền học
    • 3.2 Nhau thai
  • 4 4, Tiền sản giật để lại hậu quả gì?
  • 5 5, Cách chữa bệnh tiền sản giật
  • 6 6, Cách phòng ngừa bệnh tiền sản giật

1, Tiền sản giật là gì?

tien san giat

Tiền sản giật là biến chứng do nhiễm độc thai nghén thường phát triển sau tuần 20 của thai kỳ và chiếm tỉ lệ 5-8% số phụ nữ mang thai. Bệnh xuất hiện do các cơ quan bị giảm tưới máu vì mạch máu co thắt và nội mạch phù dày, xuất hiện nhiều ở những thai phụ mắc các bệnh lý liên quan như bệnh thận, bệnh basedow, bệnh tiểu đường… có thể khiến người mẹ bị tổn thương gan, thận, chảy máu (máu chảy không cầm được hay co giật khi chuyển dạ) và làm thai nhi chậm phát triển, suy thai, thậm chí chết trong tử cung.

Nếu không được điều trị, tiền sản giật có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng – thậm chí là có thể gây tử vong – cho cả mẹ và em bé.

2, Triệu chứng của tiền sản giật

Phụ nữ bị tiền sản giật nhẹ có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào và nó thường chỉ được phát hiện trong các cuộc hẹn khám thai định kỳ (thông qua kiểm tra huyết áp tiêu chuẩn và mẫu nước tiểu).

Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, các triệu chứng tiền sản giật khác nhau có thể phát triển, bao gồm:

  • Tăng huyết áp: Theo dõi huyết áp là một phần quan trọng vì dấu hiệu tiền sản giật đầu tiên thường là tăng huyết áp. Huyết áp vượt quá 140/90 milimét thủy ngân (mm Hg) được ghi nhận trong hai lần và cách nhau ít nhất bốn giờ là những biểu hiện bất thường.
  • Protein dư thừa trong nước tiểu (protein niệu)
  • Tăng cân đột ngột (trên 2kg/tuần), sưng phù – thường rõ ở bàn tay, chân và bàn chân. Nhưng đây là những biểu hiện ở những trường hợp mang thai bình thường. Vì vậy, chúng không được coi là dấu hiệu tiền sản giật đáng tin cậy.
  • Thay đổi về thị lực, bao gồm mất thị lực tạm thời, mờ mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng nhạy cảm
  • Khó thở, gây ra bởi chất lỏng trong phổi của bạn
  • Giảm mức độ tiểu cầu trong máu của bạn (giảm tiểu cầu)
  • Đau bụng trên, thường là dưới xương sườn của bạn ở bên phải
  • Đau đầu dai dẳng kèm buồn nôn, nôn mửa.

3, Nguyên nhân gây ra tiền sản giật

Các chuyên gia tin rằng tiền sản giật bắt đầu trong nhau thai – cơ quan nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ. Đầu thai kỳ, các mạch máu mới phát triển để đưa máu đến nhau thai một cách hiệu quả.

Ở phụ nữ bị tiền sản giật, những mạch máu này dường như không phát triển hoặc hoạt động đúng. Chúng hẹp hơn các mạch máu bình thường và phản ứng khác nhau nội tiết tố trong cơ thể, điều này hạn chế lượng máu có thể chảy qua chúng.

Nghiên cứu chỉ ra rằng di truyền và nhau thai có thể là yếu tố nguy cơ của tiền sản giật. Cụ thể là:

Di truyền học

Phụ nữ có nhiều khả năng bị tiền sản giật nếu mẹ và chị gái của họ có tiền sử bệnh này.

Phụ nữ đã bị tiền sản giật khi mang thai lần đầu sẽ có nguy cơ phát triển tiền sản giật trong lần mang thai tiếp theo.

Nhau thai

Nhau thai có liên quan đến sự phát triển của tiền sản giật. Nhau thai giúp cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi. Sự phát triển của các mạch máu của nhau thai không phát triển ở những phụ nữ bị tiền sản giật.

Ngoài ra, tiền sản giật còn do một số nguyên nhân sau:

  • Cao huyết áp mãn tính
  • Bị một số chứng rối loạn như máu khó đông, có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, hoặc bệnh tự miễn như lupus (lở ngoài da) trước đó.
  • Bị béo phì, thừa cân trong thai kỳ
  • Mang song thai hoặc đa thai
  • Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn
  • Lưu lượng máu đến tử cung không đủ
  • Tổn thương mạch máu
  • Một vấn đề với hệ thống miễn dịch

4, Tiền sản giật để lại hậu quả gì?

Trong các trường hợp nhẹ, tiền sản giật thường không ảnh hưởng đến mẹ và bé. Nhưng nếu mẹ bị tiền sản giật nặng có thể dẫn đến các biến chứng khôn lường như:

  • Hạn chế tăng trưởng của thai nhi: Tiền sản giật ảnh hưởng đến các động mạch mang máu đến nhau thai. Lưu lượng máu giảm khiến nhau thai không nhận đủ máu, thai nhi có thể nhận được ít oxy và chất dinh dưỡng hơn. Điều này có thể dẫn đến tăng trưởng chậm được gọi là hạn chế tăng trưởng của thai nhi, nhẹ cân hoặc sinh non.
  • Bong nhau thai: Tiền sản giật làm tăng nguy cơ bong nhau thai, vỡ nhau thai, tình trạng nhau thai tách ra khỏi thành trong của tử cung trước khi sinh. Bong nặng có thể gây chảy máu nặng, có thể đe dọa mạng sống cho cả mẹ và bé.
  • Sinh non: Nếu bạn bị tiền sản giật bạn có thể cần được sinh sớm, để cứu mạng sống của bạn và em bé. Sinh non có thể dẫn đến hô hấp và các vấn đề phát triển khác cho em bé.
  • Hội chứng HELLP: HELLP – viết tắt của tán huyết (sự phá hủy của các tế bào máu đỏ), men gan cao và số lượng tiểu cầu thấp – hội chứng có thể nhanh chóng trở thành đe dọa cho cả mẹ và bé. Các triệu chứng của hội chứng HELLP bao gồm buồn nôn và nôn, đau đầu và đau bụng trên bên phải. Hội chứng HELLP là đặc biệt nguy hiểm bởi vì nó có thể phát triển đột ngột ngay cả trước khi có dấu hiệu hoặc triệu chứng tiền sản giật xuất hiện.
  • Sản giật: Khi tiền sản giật không được kiểm soát, sản giật sẽ là biến chứng cấp tính của tiền sản giật mà biểu hiện lâm sàng bằng những cơn co giật liên tục rồi kết thúc bằng hôn mê. Nếu không điều trị kịp thời sản phụ có thể co giật liên tiếp cho đến khi chết. Thông thường, không có triệu chứng hoặc dấu hiệu cảnh báo để dự đoán sản giật. Bởi vì sản giật có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé, việc sinh nở trở nên cần thiết, bất kể là sinh non.
  • Bệnh tim mạch: Bị tiền sản giật có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và mạch máu (tim mạch) trong tương lai. Nguy cơ thậm chí còn lớn hơn nếu bạn bị tiền sản giật nhiều lần hoặc bạn sinh non. Để giảm thiểu rủi ro này, sau khi sinh hãy cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng của bạn, ăn nhiều loại trái cây và rau quả, tập thể dục thường xuyên và không hút thuốc.
  • Tổn thương cơ quan khác: Tiền sản giật có thể dẫn đến tổn thương thận, gan, phổi, tim hoặc mắt và có thể gây đột quỵ hoặc chấn thương não khác. Số lượng tổn thương cho các cơ quan khác phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tiền sản giật.

5, Cách chữa bệnh tiền sản giật

Tiền sản giật là một căn bệnh nguy hiểm và diễn ra trong thời gian rất nhanh, mặc dù ảnh hưởng của nó đôi khi không rõ ràng. Do đó khi thấy xuất hiện các dấu hiệu như nhức đầu, hoa mắt, nhìn mờ, tăng cân nhanh, đau vùng thượng vị, huyết áp tăng cao, tiểu ít, nước tiểu đậm màu thai phụ cần đến các trung tâm y tế để kiểm tra, xét nghiệm và điều trị kịp thời.

Trường hợp tiền sản giật nhẹ, thai non tháng, người mẹ có điều kiện, có kiến thức có thể tự theo dõi. Tái khám mỗi tuần 1 lần. Tại bệnh viện làm các xét nghiệm, huyết đồ, chức năng gan, chức năng thận, xét nghiệm đông máu toàn bộ, nhóm máu và tổng phân tích nước tiểu. Đo monitoring sản khoa, và siêu âm thai Doppler, hướng dẫn theo dõi cử động thai máy. Tại nhà đo huyết áp ngày 2 lần sáng – chiều, ghi nhớ lại các thông số đo được, theo dõi cân nặng, thai máy, nằm nghỉ ngơi hoàn toàn, không làm việc.

Nếu bị tiền sản giật nặng, phải chấm dứt ngay bệnh bằng việc sinh thai nhi ra, ngay cả khi thai nhi còn non tháng để tránh nguy cơ biến chứng nặng và tử vong cho mẹ. Người mẹ có thể được kích thích chuyển dạ trong một vài ngày và mổ đẻ là cần thiết cho người mẹ tiền sản giật.

6, Cách phòng ngừa bệnh tiền sản giật

Theo PGS. TS. BS. Đặng Thị Minh Nguyệt – Phó Khoa Sản Bệnh Lý – Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Giảng viên Đại học Y Hà Nội chia sẻ, tiền sản giật chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, điều trị nguyên nhân là phải ngừng thai nghén, các điều trị khác chỉ là điều trị triệu chứng để phòng các biến chứng vì vậy phải lấy thai ra sớm. Do đó, quan trọng nhất là dự phòng tiền sản giật. Chế độ ăn uống hợp lý đầy đủ Đạm, Canxi, Vitamin, Các yếu tốt vi lượng kết hợp vận động phù hợp sẽ đem lại sức khỏe tốt cho người mẹ, phòng chống béo phì nhờ đó giúp hạn chế Tiền sản giật. Trong việc phòng ngừa các bệnh khi mang thai vai trò của một số chất dinh dưỡng như Omega 3 (DHA,EPA), Canxi, Vitamin D đặc biệt quan trọng.

  • Bổ sung đầy đủ lượng DHA, EPA giúp phòng ngừa Tiền sản giật. DHA đầy đủ làm giảm sFlt-1 (tiêu VEGF- yếu tố tăng trưởng biểu mô mạch máu) do đó hạn chế triệu chứng của tiền sản giật. Các nguồn thức ăn giàu Omega 3 cho bà bầu như cá hồi, súp lơ, bắp cải, quả óc chó, hạt vừng…
  • Đáp ứng đủ lượng canxi cần thiết mỗi ngày giúp giảm tới 49% nguy cơ tiền sản giật ở những phụ nữ có nguy cơ thấp và tới 82% ở phụ nữ có nguy cơ cao. Thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa và các chế phẩm, bông cải xanh, đậu bắp, măng tây, rau diếp …
  • Mẹ cũng nên cung cấp đủ Vitamin D cho cơ thể giúp giảm 27% nguy cơ bị tiền sản giật. Vitamin D có nhiều trong dầu gan cá, nấm hương, các loại ngũ cốc nguyên hạt.
  • Ngoài ra cần theo dõi sát các sản phụ có nguy cơ cao nửa kỳ sau thai kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu của tiền sản dật nếu có. Nếu gặp các biểu hiện bất thường mẹ bầu cần ngay lập tức đến bệnh viện kiểm tra, để có thể điều trị sớm và phù hợp sẽ ngăn chăn được các biến chứng.

Tìm hiểu thêm: Phòng ngừa tiền sản giật thế nào?

Tóm lại, tiền sản giật là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra những biến chứng khó lường cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy mọi người mẹ khi mang thai cần hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình, nắm bắt thông tin về những căn bệnh thường gặp khi mang thai, theo dõi thai kỳ thường xuyên, phát hiện, chủ động và kịp thời xử trí khi có vấn đề không mong muốn xảy ra.

PM Procare/PM Procare diamond là thuốc chuyên dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Cung cấp DHA, EPA cùng nhiều Vitamin và khoáng chất thiết yếu nhằm cùng với thức ăn hàng ngày đáp ứng nhu cầu tăng lên ở mẹ trong thời kỳ này. Procare được khuyên dùng hàng ngày trong suốt thai kỳ, và khi cho con bú giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ mạnh khỏe, thai nhi phát triển tối ưu về cả thể chất và trí tuệ. Thuốc được nhập khẩu trực tiếp từ Úc và được cấp phép lưu hành chính hãng tại Việt Nam từ năm 2002 tới nay. An toàn khi sử dụng đúng liều khuyến nghị 1 viên mỗi ngày.

Đức Trí

 

BTV Lê Ngần - 09/05/2020
★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ của mẹ bầu
  • Dành cho những bà mẹ đang chuẩn bị mang thai và mang thai
  • Nhật ký viết cho bé Miu và bé Heo con của mẹ
  • Mẹ Việt kể lại hành trình mang thai ở tuổi 30
  • Trăm mối lo của người phụ nữ khi làm mẹ
  • Tâm sự của người mẹ đã từng “khó lòng mà có con”
procare procare

74 Bình luận

  1. Nguyễn thị lê says

    01/08/2017 at 18:05

    Em đang mang thai tuần thứ 16 mà hay bị đau dạ dày và buồn nôn.liệu có vấn đề gì ko ạ bs

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      04/08/2017 at 17:34

      Chào bạn Lê,
      Chế độ dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe của mẹ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Đau dạ dày khi mang thai khiến dinh dưỡng của mẹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mẹ không những ăn uống kém hơn mà khả năng tiêu hóa, hấp thu các dưỡng chất từ thức ăn cũng giảm đi nhiều, điều này khiến nguy cơ em bé thiếu dưỡng chất tăng lên. Hơn nữa, thời gian này bạn không thể dùng các thuốc điều trị đau dạ dày thông thường bởi thuốc có thể gây tác dụng không tốt tới thai kỳ. Chính vì vậy, việc thực hiện một chế độ dinh dưỡng tốt, giữ tinh thần thoải mái là điều quan trọng để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng bất lợi mà bệnh dạ dày gây ra cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
      Các nghiên cứu chỉ ra rằng, có nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ mà chế độ ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đủ như: acid folic, DHA, EPA, sắt, I-ốt,… Do đó, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn bạn có thể bổ sung thêm viên bổ tổng hợp PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Thành phần các dưỡng chất trong viên PM Procare diamond đều ở dạng dễ hấp thu và không gây kích ứng dạ dày, bạn có thể yên tâm sử dụng trong suốt thai kỳ cho mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

  2. Lâm Thị Hương says

    23/07/2017 at 13:26

    Em đi khám thai bác sĩ nói em huyết áp cao nhưng khi o nhà bình thường đi khám thì chưa 1 lần nào em bi cao huyết áp cả em theo doi liên tục cung ko thấy bị tăng từ tuần thai thứ20 0 đến giờ là tuần 32 trường họp củaem co cần đi viện điều trị ko ah đây là hiện tượng bị cao hay do em đi xe máy hoạc o to đường xa bị thế co nguy hiểm ko ah? Bs tư vấn giúp em em cảm ơn ạ

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      31/07/2017 at 15:11

      Chào bạn Hương,
      Để kết quả đo huyết áp được chính xác bạn cần nghỉ ngơi yên tĩnh trước khi đo ít nhất 5-10 phút và không dùng chất kích thích trong vòng 2h trước đó. Không nói chuyện trong khi đo. Nên đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg, cần đo lại một vài lần sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng. Để chuẩn đoán cao huyết áp cần dưa vào giá trị trung bình này.
      Nếu có chuẩn đoán cao huyết áp thì chắc hẳn bác sĩ đã có hướng dẫn và chỉ định phù hợp. Nếu tăng huyết áp nhẹ thì bạn không cần nằm viện, chỉ cần theo dõi và điều trị tại nhà. Bạn yên tâm thực hiện theo chỉ định của bác sĩ nhé!
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

  3. Nguyễn thị xuân phượng says

    19/07/2017 at 20:36

    Em đang mang thai tuần thứ 24 nhưng e hay bị đau bụng dưới có lúc đau cứng bụng dưới .hôm nay đi khám thì bác sỹ bảo em bé nhà em đã quay đầu và em có dấu hiệu hay đau bụng như vậy thì rất dễ sinh non.em thực sự rất lo lắng vì lần đầu mang thai.bác sỹ cho em lời khuyên về cách sinh hoạt đi lại và biện pháp để giảm thiểu nguy cơ sinh non ạ

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      24/07/2017 at 11:47

      Chào bạn Xuân Phượng,
      Khoảng 80% các trường hợp thai nhi quay đầu ở tuần thứ 28 của thai kỳ. Còn lại 20% các trường hợp thai nhi quay đầu sớm hơn hoặc muộn hơn. Đối với trường hợp thai nhi quay đầu sớm, để tránh em bé tụt xuống khu vực xương châu nhanh hơn thì bạn nên có chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh vận động mạnh, đột ngột, không quan hệ vợ chồng, không để trượt té và cần khám thai đúng lịch hẹn bạn nhé!
      Bạn có thể bổ sung thêm mỗi ngày 01 viên PM Procare diamond trong suốt thai kỳ để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển tối ưu. Thành phần DHA/EPA trong thuốc cao, ngoài giúp phát triển não bộ, thị giác còn giúp phòng ngừa sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ….
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

  4. Nguyetanh says

    08/04/2017 at 03:38

    Thưa bác sĩ, ở lần mang thai đầu tiên cách đây 1 năm e bị lưu thai ở tuần 32 và bác sĩ chuẩn đoán e bị tiền sản giật. Và điều trị bằng việc cho e sinh thường. Hiện tại e đang mang thai lần 2 ở tuần thứ 10, e có đi siêu âm và kết quả là thai vẫn phát triển bình thường ạ. Nhưng e rất lo lắng vì sợ mình cũng sẽ có nguy cơ như lần trước. Bác sĩ có thể tư vấn cho e biết cách phát hiện bệnh TSG sớm nhất ko để e có được 1 kì thai an toàn ko ạ? Em xin chân thành cảm ơn ạ!

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      07/06/2017 at 15:25

      Chào bạn!
      Tiền sử tiền sản giật là một yếu tố làm tăng nguy cơ tiền sản giật cho thai kỳ tiếp theo. Tiền sản giật được định nghĩa là sự có mặt của bộ ba: huyết áp tăng cao, protein niệu và phù trong khi có thai. Hiện nay, có các xét nghiệm giúp hỗ trợ sàng lọc TSG ở tam cá nguyệt đầu thai kỳ như: Đo huyết áp động mạch trung bình, đo trở kháng động mạch tử cung, xét nghiệm PIGF. Bạn nên tới bác sĩ thăm khám trực tiếp để được hướng dẫn cụ thể bạn nhé!
      Khi mang thai nhu cầu dưỡng chất tăng cao khiến chế độ ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đủ. Do đó để có một thai kỳ suôn sẻ và tốt đẹp thì phụ nữ mang thai được khuyên dùng thêm viên bổ tổng hợp như PM Procare hay PM Procare diamond mỗi ngày. Procare cung cấp DHA, EPA và nhiều dưỡng chất cần thiết giúp mẹ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu, phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,… Bạn chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên sau bữa ăn là đủ.

      Chúc bạn thai kỳ khỏe mạnh và theo dõi page https://www.facebook.com/dinhduongbabau1/ để cập nhật những thông tin bổ ích cho mẹ bầu nhé!

      Hiển thị trả lời

  5. hương mai says

    29/03/2016 at 15:01

    Thưa bác sĩ! Bệnh tiền sản giật có nguy hiểm không? Tôi nên ăn gì hoặc uống gì để phòng ngừa căn bệnh này?

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • nghianb says

      30/03/2016 at 10:18

      Chào bạn, tiền sản giật là bệnh lý hết sức nguy hiểm đối với bà mẹ và thai nhi, thậm chí liên quan tới tính mạng của bà mẹ và thai nhi. Trong chế độ ăn phòng tránh nguy cơ tiền sản giật thì các thầy thuốc khuyên bạn nên dùng những loại thực phẩm giàu DHA/EPA như một cách để phòng ngừa nhiều biến chứng trong thời kỳ mang thai.

      Hiển thị trả lời

Phản hồi mới hơn »
1 2 3 … 8 »

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!

Hỏi đáp – Tư vấn trực tuyến
  • E be nhe can hon so voi tuoi thai
  • Bà bầu khó thở, làm gì để giảm bớt?
  • Bí quyết nhận biết Omega 3 loại nào tốt nhất?
  • Bà bầu nên uống loại sắt nào?
  • Thuốc procare cho bà bầu của nước nào?
  • thuốc procare có tác dụng gì cho phụ nữ có thai

Xem thêm

Bà bầu thông thái
LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE

LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE

Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?

Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Khi nào cần bổ sung Omega-3 cho bà bầu

Khi nào cần bổ sung Omega-3 cho bà bầu

Bổ sung Acid folic đúng cách cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai Việt Nam

Bổ sung Acid folic đúng cách cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai Việt Nam

Bài viết mới nhất
  • Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình Dương năm 2022
  • [BÁO SK&ĐS] OMEGA 3 CHO BÀ BẦU – HIỂU ĐỦ ĐỂ CHỌN ĐÚNG
  • Lời khuyên chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai trong mùa dịch
  • Truyền hình trực tuyến: CHĂM SÓC BẢO VỆ PHỤ NỮ MANG THAI TRONG MÙA DỊCH
  • LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Video Clips

Tự tin đảm bảo dinh dưỡng “ĐỦ-ĐÚNG” tốt nhất cho con khi mang thai

  • Video tư vấn: Bổ sung Omega3 cho bà bầu
  • Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh
Dinh dưỡng bà bầu
  • Bà bầu nên ăn gì
  • Cẩm nang mang thai
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Kinh nghiệm mang thai
  • Cần tránh khi mang thai
Bệnh bà bầu thường gặp
  • Bệnh tiền sản giật
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đau đầu khi mang thai
  • Viêm gan B ở bà bầu
  • Ốm nghén khi mang thai
Bà mẹ cho con bú
  • Ăn gì nhiều sữa cho con bú
  • Bí kíp cho con bú đúng cách
  • Kinh nghiệm nuôi con
  • Bệnh thường gặp ở bé sơ sinh
Góc cho con
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tăng sức đề kháng cho con
  • Chế độ ăn dặm
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Kinh nghiệm nuôi con
Cho mẹ trước bầu
  • Dấu hiệu có thai
  • Dấu hiệu mang thai sớm
  • Kiến thức trước khi mang thai
  • Khám trước khi mang thai
  • Thuốc bổ trước khi mang thai
Danh mục
  • Cho mẹ trước bầu
    • Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất
    • Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm
    • Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!
    • 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai
    • Uống thuốc bổ gì trước khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh?
  • Dinh dưỡng bà bầu
    • Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?
    • Cẩm nang mang thai – Kiến thức sơ đẳng bà bầu cần biết
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
    • Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu cần biết
    • 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai
  • Bệnh thường gặp của bà bầu
    • Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
    • Đái tháo đường thai kỳ: Cách phát hiện và điều trị
    • Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị
    • Viêm gan B ở bà bầu
    • Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai
  • Bà mẹ cho con bú
    • Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú
    • Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách
    • Chứng trầm cảm sau sinh
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
  • Góc cho con
    • Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
    • Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con?
    • Hướng dẫn chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ

© Copyright 2015
Trang chủ Procare Procare Diamond
Tư vấn sức khỏe trực tuyến
Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!