Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu mang thai đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Vậy bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu? Dưới đây là gợi ý 10 thực phẩm tốt nhất, các bà bầu có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình nhé!
Nội dung chính
1, Thịt đỏ
Thịt bò và thịt lợn nạc là những thực phẩm chứa lượng sắt khổng lồ. Bổ sung những loại thịt đỏ này trong thực đơn ăn uống sẽ giúp bà bầu bổ sung máu và tránh tình trạng thiếu máu. Ngoài ra trong thịt bò còn có nhiều protein, B6, B12, kẽm và colin rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là quá trình phát triển của não bộ. Đặc biệt bà bầu ăn thịt bò còn giúp giữ ổn định lượng đường trong máu, giúp bà bầu có sức đề kháng tốt, tránh bệnh tật, tránh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, khi ăn thịt bò các bà bầu nên chọn loại thịt bò nạc, và nên ăn điều độ để tránh tình trạng dư thừa cholesterol trong máu. Đồng thời cần tuyệt đối tránh các món làm bằng thịt tái sống hoặc thịt bò khô với gia vị cay nóng.
2, Thịt gia cầm
Thịt gà chứa lượng chất sắt giúp tạo ra tế bào máu đỏ và giúp cơ thể bà bầu có đủ oxy. Ngoài ra trong thịt gà, thịt vịt còn có hàm lượng canxi, phốtpho, sắt, vitamin A, B1, B2, D, E cũng như các loại acide nicotic rất cao, hơn hẳn các loại thịt khác như thịt bò, thịt dê… Đây là nguồn năng lượng cần và đủ để bà bầu bồi bổ cơ thể và chăm sóc bé yêu trong bụng. Chính vì thế các bà bầu hoàn toàn yên tâm ăn thịt gà cũng như thịt vịt để bổ sung thêm dưỡng chất cho mẹ và em bé. Một số món ăn bổ dưỡng cho mẹ bầu có thể chế biến từ thịt gà, thịt vịt là: canh gà hầm sen, gà tần thuốc bắc, cháo vịt đậu xanh…
3, Rau có màu xanh đậm
Rau lá xanh thẫm nói chung chứa rất nhiều axit folic – đây chính là dưỡng chất quan trọng cho ống thần kinh của bé, chống lại khiếm khuyết và dị tật bẩm sinh ở trẻ, ngăn ngừa sự mệt mỏi khi mang thai. Bổ sung axit folic cho bà bầu cần thiết từ trước khi mang thai và đặc biệt 3 tháng đầu thai kỳ. Một số loại rau xanh đậm bà bầu cần bổ sung vào danh sách thực đơn hàng ngày của mình là rau bina, rau diếp cá, rau cải xoăn và súp lơ xanh…
4, Trứng
Trứng là thực phẩm rất dồi dào protein. Ngoài protein, trong trứng chứa nhiều canxi, vitamin D, Omega- 3,… rất tốt cho sự phát triển xương, thị giác và trí não của thai nhi. Một nghiên cứu khoa học cho biết, ăn trứng gà đầy đủ khi mang thai giúp thai nhi có làn da trắng hồng. Một quả trứng gà (hoặc vịt) cung cấp khoảng 13 vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đây là thực phẩm có thể bổ sung dưỡng chất trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên bầu chỉ nên ăn điều độ trứng gà từ 3-4 quả trứng mỗi tuần để giảm lượng cholesterol trong máu. Trứng ngỗng cũng là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, nhưng lại quá nhiều năng lượng và chất béo, do đó, bà bầu nên hạn chế ăn để tránh tình trạng thừa cân trong thai kỳ nhé!
5, Cá hồi
Cá hồi là một trong những loại cá an toàn và rất giàu chất dinh dưỡng cho bà bầu trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu. Trong cá hồi có chứa axít béo không no DHA, rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi. Nguồn DHA trong cá hồi cao hơn rất nhiều so với nguồn DHA chứa trong các loại sữa dinh dưỡng cho bà bầu, có thể giúp cải thiện tâm trạng, ổn định tinh thần. Bên cạnh đó, trong cá hồi còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin D, vitamin B12, vitamin B, vitamin A, vitamin B6; các nguyên tố vi chất như canxi, kali, sắt, phốt pho, kẽm, đồng, magie và nhóm axit amin như: thiamin, niacin, riboflavin, pantothenic. Vì vậy cung cấp dinh dưỡng cho bà bầu từ cá hồi là một lựa chọn rất chính xác. Tuy nhiên, các bà bầu cũng chỉ nên ăn khoảng 350 gam cá hồi mỗi tuần vì mặc dù cá hồi có ít hàm lượng thuỷ ngân, an toàn hơn các loại cá khác nhưng nếu ăn hằng ngày có thể tích tụ một lượng lớn thuỷ ngân trong cơ thể và gây hại cho em bé.
6, Măng tây
Măng tây được xem là loại rau thần dược bởi măng tây chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi, tiêu biểu là chất xơ, đạm, glucid, các vitammin K, C, A, pyridoxine (B6), riboflavin (B2), thiamin (B1)… Đặc biệt trong măng tây có chứa lượng axit folic rất lớn, cứ 180g măng tây có chứa đến 268mg axit folic, chiếm 67% lượng folate cơ thể thai phụ cần mỗi ngày. Theo một nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ trước khi mang thai và trong thời kỳ 3 tháng đầu mang thai ăn khoảng 400 mg axit folic mỗi ngày có thể làm giảm đến 70% các nguy cơ khuyết tật liên quan đến ống thần kinh ở trẻ sơ sinh, ngăn ngừa được bệnh đục thủy tinh tế, giữ cho đôi mắt trẻ luôn sáng và khỏe mạnh. Chính vì vậy, bà bầu nhớ bổ sung măng tây vào các bữa ăn của mình để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở trẻ gây ra nha.
7, Các loại hạt
Hạnh nhân, hạt bí, hướng dương, óc chó, đậu phộng… là những thực phẩm dồi dào chất sắt giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở bà bầu khi mang thai. Ngoài ra các loại hạt này cũng chứa nhiều a-xít béo omega-3 rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi trong giai đoạn 3 tháng đầu. Vì vậy bà bầu đừng bỏ qua các loại hạt kể trên nhé.
8, Họ hàng nhà đậu
Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng… là sự lựa chọn tốt cho bà bầu. Hầu hết các loại đậu này đều chứa protein, chất béo, khoáng chất. Ngoài ra còn chứa canxi, sắt, kẽm, beta carotin, vitamin B1, B2, B1 rất cần thiết cho mẹ và thai nhi. Ngoài ra, trong các loại đậu cũng chứa hàm lượng lớn vitamin K, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển hệ thần kinh trung ương, sức khỏe xương cũng như hệ cơ bắp của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nhớ đừng bỏ quên nguồn dưỡng chất tuyệt vời này nhé!
9, Sữa và các chế phẩm từ sữa
Trong sữa và các chế phẩm từ sữa rất dồi dào canxi, đây là dưỡng chất vô cùng quan trọng giúp xương, răng và cơ bắp của thai nhi phát triển tốt nhất. Bổ sung đủ canxi cũng ngăn ngừa nguy cơ loãng xương ở bà bầu trong và sau khi sinh. Một chế phẩm từ sữa là sữa chua cũng rất có ích cho bà bầu. Các loại vi khuẩn có lợi trong sữa chua giúp bà bầu chống lại các vi khuẩn có hại gây bệnh nhiễm trùng, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cơ thể trở lên dễ dàng hơn. Vi khuẩn có lợi probiotic trong sữa chua cũng có tác dụng xua tan mệt mỏi và giúp bà bầu giảm bớt khó chịu, tinh thần hưng phấn hơn. Lưu ý bà bầu nên sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa đã qua tiệt trùng để đảm bảo sức khỏe của mình nhé.
10, Các loại quả giàu vitamin C
Các loại quả như cam, chanh, quýt, bưởi, mận, xoài… không chỉ có tác dụng làm sạch miệng, kích thích khẩu vị của bà bầu, mà trong các loại hoa quả này còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tự nhiên như vitamin A, C, thiamin, niacin, canxi, folate, phốt pho, magiê, đồng, mangan, axit panthothenic, vitamin B6, riboflavin… giúp tăng cường mạch máu, ngăn ngừa xuất huyết bên trong, đồng thời có vai trò lớn trong việc duy trì huyết áp ổn định khi mang thai, phòng ngừa cảm lạnh, tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu rất hiệu quả. Đây cũng là những loại trái cây rất phổ biến và được hầu hết các bà bầu yêu thích vì mùi vị chua ngọt rất thích hợp trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu này.
Tóm lại, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, chế độ dinh dưỡng của bà bầu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi, do đó bà bầu nên chú ý bổ sung những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng vào cơ thể. Tuy nhiên bà bầu cũng cần chọn những thực phẩm sạch sẽ, an toàn để đảm bảo sức khỏe cho mình và em bé nhé!
Hồng Ngọc
Quang says
Xin bs cho xin ý kiến về phụ nữ mới mang thai thì nên kiên cử những gì. Và ăn uống gì tốt cho mẹ và thai nhi
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Quang,
Thai kỳ thứ nhất là giai đoạn hình thành và phát triển đa số các cơ quan của thai nhi. Việc ăn uống, sinh hoạt như thế nào vô cùng quan trọng vì đây là thời kỳ nhạy cảm nhất. Một chế độ ăn lành mạnh bao gồm nhiều vitamin và rau quả, giàu chất đạm, ít chất béo: thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu đỗ,… tránh những đồ uống có cồn, chè, cafe, nước ngọt… Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn những thức ăn chế biến sẵn, có nhiều chất bảo quản… Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, thuốc phiện, hóa chất độc hại. Một số thực phẩm bạn cũng không nên ăn nhiều trong thời gian này như: rau ngót, rau răm, rau sam, mướp đắng, dứa, ngải cứu,…
Khi mang thai, nhu cầu dưỡng chất tăng cao khiến chế độ ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đủ. Do đó, cùng với chế độ ăn phụ nữ có thai được khuyên bổ sung thêm viên đa vi chất tổng hợp như PM Procare hay PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp các dưỡng chất cần thiết với liều lượng phù hợp cho mẹ khỏe mạnh thai nhi phát triển tối ưu; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,… Bạn chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên sau bữa ăn là đủ.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Nguyễn Thị Hiền says
Em Chào BS! Em có bầu được 14 tuần rùi nhưng tình trạng nghén mệt mỏi buồn nôn ngày càng tăng. Em vẫn bổ sung sắt, VTM tổng hượp, caxi đầy đủ ạ! E bị nghén lâu như vậy cóp ảnh hưởng gì tới em bé không ạ? Em xin cảm ơn BS ạ!
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Hiền,
Với đa số mẹ bầu chứng ốm nghén sẽ giảm khi bước sang tháng thứ 4 thai kỳ mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp chứng ốm nghén kéo dài tới tuần thứ 20 thai kỳ, thậm chí kéo dài tới khi sinh con. Mặc dù gây khó chịu cho mẹ bầu, tuy nhiên nếu bạn vẫn cố gắng ăn uống được, bổ sung thuốc bổ đều đặn thì tình trạng ốm nghén không ảnh hưởng gì tới thai kỳ. Bạn có thể yên tâm tiếp tục chăm sóc thai kỳ của mình.
Cần lưu ý liều lượng bổ sung thuốc bổ tổng hợp, đặc biệt là sắt, canxi; sao cho việc bổ sung chỉ nên đáp ứng vừa đủ nhu cầu cơ thể mà thôi. Dư thừa sắt, canxi cũng có thể khiến mẹ bầu khó chịu hơn: chán ăn, buồn nôn, nôn, mệt mỏi…
Mời bạn tham khảo thêm bài viết: Cách lựa chọn thuốc bổ cho bà bầu để tìm hiểu rõ hơn.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Lê thị Tầm says
Em muốn được tư vấn viên sắt nào tốt nhất cho phụ nữ mang thai ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Tầm,
Sản phẩm bổ sung được coi là tốt khi đáp ứng vừa đủ nhu cầu của cơ thể, không dư thừa và không gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng.
Nhu cầu sắt ở phụ nữ mang thai Việt Nam khoảng 27-30mg sắt nguyên tố/ngày (bao gồm từ thức ăn và thuốc bổ sung). Sắt có khá nhiều trong thực phẩm hàng ngày, và cơ thể chúng ta cũng hấp thu sắt tốt nhất từ thực phẩm. Chính vì vậy, tăng cường bổ sung sắt từ thực phẩm là việc đầu tiên bạn nên làm để việc bổ sung sắt cho hiệu quả tốt nhất. Các thực phẩm giàu sắt có thể kể tới như: tim, gan, tiết, thịt đỏ, rau xanh các loại…
Một số thói quen trong ăn uống có thể làm giảm hấp thu sắt như: uống trà, caphe… Vì vậy, cần hạn chế dùng để cơ thể hấp thu tối ưu.
Lựa chọn sản phẩm bổ sung nào phụ thuộc vào lượng sắt mà chế độ ăn hàng ngày đã cung cấp. Bởi sắt không phải cứ bổ sung nhiều là tốt. Dư thừa sắt cũng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như: táo bón hoặc tiêu chảy, đi ngoài phân đen, xơ gan, cản trở quá trình vận chuyển máu bình thường giữa mẹ và con…
Ngoài sắt, khi mang thai bạn cần cung cấp nhiều dưỡng chất khác nữa như:
– DHA/EPA cần thiết cho sự phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, cao huyết áp, tiền sản giất, đái tháo đường thai kỳ,… Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglycerid với tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 là tỷ lệ vận chuyển tối ưu qua nhau thai và phát huy tác dụng tốt nhất.
– Acid folic ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, cần thiết cho quá trình tạo máu và phân chia tế bào
– I-ốt giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ, ngăn ngừa các rối loạn do thiếu I-ốt: chứng đần độn, chậm phát triển,…
– Kẽm: cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai và bánh nhau. Thiếu Kẽm ở mẹ là nguyên nhân của suy dinh dưỡng bào thai
– Mg: cần thiết cho quá trình trao đổi chất của calci, photpho, natri, kali, vitamin C, một số vitamin nhóm B; giúp điều hòa trạng thái thần kinh và chức năng vận động của hệ cơ; chuyển hóa đường, chất béo… thành năng lượng
– Các vitamin A,B,C,D,E và khoáng chất khác.
Để cùng thức ăn hàng ngày cung cấp sắt cùng đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, bạn có thể tham khảo sử dụng thuốc PM Procare hay PM Procare diamond mỗi ngày. Nếu có chế độ ăn tương đối tốt, có thể ăn được 1-2 lạng thịt cá cùng rau củ hàng ngày thì bạn chọn PM Procare. Nếu chế độ ăn uống kém hay kém hấp thu hoặc bạn mang thai ngoài độ tuổi sinh đẻ, làm IVF, đái tháo đường, béo phì… thì PM Procare diamond với hàm lượng các chất cơ bản được tăng cường như: hàm lượng DHA/EPA là 216mg/45mg cao gấp 1.5 lần, Hàm lượng acid folic là 500mcg, I-ốt là 200mcg đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể; hàm lượng sắt 24mg, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu vể sắt (phần còn lại thức ăn hàng ngày dễ dàng đáp ứng đủ),…sẽ là lựa chọn phù hợp.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Nguyễn Ly Ny says
Em bầu được 6 tuần 3 ngày, nhưng bụng dưới nhiều lúc cảm giác tức tức, âm âm đau. Em muốn hỏi triệu chứng này là do thời kì đầu thai nghén hay do sức khoẻ e có vấn đề ạ. Em năm nay 28 tuổi.
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Ly Ny,
Ở những tuần đầu tiên của thai kỳ, nhiều mẹ bầu gặp phải hiện tượng đau lâm râm vùng bụng dưới là do phôi thai đang tìm cách làm tổ trong buồng tử cung gây lên. Đó là dấu hiệu bình thường không cần lo lắng. Khi thai lớn hơn bạn có thể đau nhiều hơn một chút do lúc này các dây chằng vùng vụng phải dãn ra, cơ căng lên để nâng đỡ thai nhi ngày một lớn. Cơn đau này sẽ gặp nhiều hơn khi bạn thay đổi tư thế hay ho mạnh….
Tuy nhiên, nếu bạn thấy đau dữ dội, đau bụng từng cơn, hay sốt, mệt mỏi, ra máu, … thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị vì đó có thể là dấu hiệu nguy hiểm tới thai kỳ.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Huỳnh ngoc phuong says
Thuc pham
Nao tot cho moi bat dau co Thai de co suc khoe cho Thai va me
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn,
Thai kỳ thứ nhất là giai đoạn hình thành và phát triển đa số các cơ quan của thai nhi. Việc ăn uống, sinh hoạt như thế nào vô cùng quan trọng vì đây là thời kỳ nhạy cảm nhất. Một chế độ ăn lành mạnh bao gồm nhiều vitamin và rau quả, uống nhiều nước, tăng cường thực phẩm giàu chất đạm, ít chất béo; Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn những thức ăn chế biến sẵn, có nhiều chất bảo quản… Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, thuốc phiện, hóa chất độc hại…
Một số thực phẩm tốt cho thai kỳ nên có trong bữa ăn hàng ngày của mẹ bầu như: Các loại thịt đỏ, trứng, cá, đậu, rau xanh, cam, chuối,…
Mời bạn tham khảo thêm bài viết: Top 20 thực phẩm tốt cho bà bầu
CHúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời