Làm thế nào để mẹ bầu luôn luôn khỏe mạnh trong suốt thời kỳ mang thai? Đây là câu hỏi mà hầu hết các mẹ đều quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ giải đáp những băn khoăn này, đồng thời đưa ra 5 tuyệt chiêu giúp mẹ tăng cường sức đề kháng, đảm bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ và thai nhi:
Nội dung chính
1, Chế độ dinh dưỡng khoa học
Việc ốm nghén sẽ khiến mẹ bầu không thể ăn uống được nhiều dẫn đến suy giảm sức đề kháng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn, tránh các thức ăn nặng mùi, đồng thời tăng cường các thực phẩm giúp “vượt nghén” như: trà gừng, mứt gừng, bánh quy… để cơ thể được bổ sung đầy đủ hơn. Ngoài ra, để tăng sức đề kháng cho cơ thể, trong các bữa ăn hàng ngày, mẹ bầu nên bổ sung một số loại thực phẩm dưới đây:
- Thực phẩm giàu vitamin C: Theo nghiên cứu, những người thường xuyên bổ sung vitamin C sẽ giảm tỷ lệ mắc các bệnh thông thường đến 50% so với người bình thường. Vitamin C không chỉ nâng cao miễn dịch cho mẹ bầu mà còn giúp tăng cường chức năng phổi trong sự phát triển của bào thai. Những thực phẩm giàu vitamin C là: cam, chanh, quýt, ớt chuông, ngũ cốc, quả dâu, ổi, kiwi, dứa, nho, đuđủ chín…
- Thực phẩm giàu sắt:Có nhiều trong thịt nạc thăn, thịt gà, thịt bò, mộc nhĩ, nấm hương, mè, cần tây, củ cải, tía tô, lá lốt, ngò, đu đủ chín, lòng đỏ trứng, tim bò, tim gà, mực… giúp bà bầu không bị mệt mỏi vì thiếu máu.
- Thực phẩm giàu kẽm:Thịt bò, thịt gà, sò, củ cải, đậu Hà Lan, lòng đỏ trứng gà, khoai lang, kê, ổi, cùi dừa, bột mỳ… chứa nhiều kẽm, có tác dụng rất tốt trong việc phát triển các tế bào bạch cầu, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, vius gây ra.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa:Không chỉ chứa nhiều calci, vitamin D, phốt pho…, các chế phẩm tách béo từ sữa như sữa chua, sữa tươi tách béo… còn chứa men vi sinh có lợi cho đường tiêu hóa, giúp bảo vệ đường ruột khỏi những vi khuẩn có hại.
Để tăng sức đề kháng cho cơ thể, mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn những thực phẩm chiên rán, thực phẩm đóng hộp, nhiều đường hóa học và chất bảo quản… Đây là những thực phẩm không chỉ có hại cho sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi.
Xem thêm: Ăn gì để tăng sức đề kháng cho bà bầu?
2, Vận động thường xuyên
Trong quá trình mang thai, hầu hết các mẹ đều cảm thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải và khó chịu. Những môn thể thao như đi bộ, bơi lội, hoặc đơn giản là những bài tập vận động cơ thể sẽ rất có lợi trong việc nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu. Vận động thường xuyên giúp cơ thể các mẹ trở lên dẻo dai, tinh thần sảng khoái, tăng sức chịu đựng, tuần hoàn máu tốt và tăng cường hệ miễn dịch. Tập thể dục vào buổi sáng hoặc cuối giờ chiều sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, ngăn chặn cảm lạnh cùng những bệnh nhiễm trùng, thúc đẩy bài tiết độc tố trong cơ thể mẹ và tăng tốc độ tổng hợp kháng thể. Duy trì chế độ tập luyện thường xuyên này sẽ giúp các mẹ bầu tăng cường sức đề kháng rõ rệt. Các bài tập thiền, yoga cũng giúp bà bầu thêm khỏe mạnh, cơ bụng dẻo dai và giãn mềm các khớp, nhất là khớp hông, giúp bé quay đầu dễ dàng trong khi sinh. Đồng thời hỗ trợ cho các mẹ tránh phải các bệnh thường gặp như: chuột rút, phù chân, trĩ… Tuy nhiên, khi tập Yoga các mẹ cần lưu ý: nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản, phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình, nếu thấy dấu hiệu bất thường thì nên dừng luyện tập ngay.
3, Chế độ sinh hoạt hợp lý
Chế độ sinh hoạt góp phần quan trọng vào việc giúp cơ thể phòng tránh được các căn bệnh nguy hiểm trong quá trình mang thai gây ra. Dưới đây là một số biện pháp duy trì chế độ sinh hoạt hằng ngày một cách khoa học cho mẹ bầu:
- Ăn đúng bữa, chia đều thành các bữa nhỏ để cơ thể dễ hấp thu
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc
- Tránh căng thẳng, stress, buồn phiền trong người.
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Loại bỏ những chất có hại cho cơ thể như bia rượu, cà phê, chất kích thích…
- Uống đủ nước: Thiếu nước thì cơ thể càng khó đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, hệ miễn dịch không đủ điều kiện để phục hồi. Do đó, mẹ bầu nên uống khoảng 2,5 lít nước/ ngày để cơ thể được cung cấp đầy đủ nước.
4, Tự bảo vệ sức khỏe của mình
Mẹ bầu không thể tránh hoàn toàn được các bệnh truyền nhiễm gây ra. Tuy nhiên vẫn có thể tự bảo vệ sinh bằng các cách như:
- Hạn chế tiếp xúc với những người đang bị ho, hắt xì hoặc bị cảm cúm. Nếu bạn đang ngồi gần họ nơi công cộng, hãy cố gắng chuyển sang một chỗ khác để phòng ngừa nguy cơ lây bệnh.
- Hạn chế đi lại giữa đám đông hoặc những nơi chứa dịch bệnh, mang theo khẩu trang, kính, gang tay… để phòng bệnh.
- Rửa tay thường xuyên trước và sau khi ăn, sau khi vệ sinh, hoặc ở nơi công cộng về. Tay sạch giúp tránh các bệnh do vi khuẩn, virus lây lan.
5, Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Khi mang thai, sức đề kháng của người phụ nữ không tốt hơn bình thường mà còn giảm đi nhiều so với thời kỳ chưa có thai. Điều này có nghĩa là mẹ bầu càng dễ mắc các bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng trong thời gian mang thai và có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Do đó việc tiêm phòng trước khi mang thai và trong quá trình mang thai sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm có thể xảy ra như: thủy đậu, quai bị, sởi, uốn ván, rubella… Để đảm bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ và con thì mẹ bầu cũng nên đi khám thường xuyên và đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời nắm rõ những thông tin về các loại bệnh dịch bùng phát theo mùa, cũng như cần có đầy đủ thông tin về bệnh để nhận biết và xử lí bệnh kịp thời…
Hy vọng, với những chia sẻ về cách tăng sức đề kháng cho bà bầu sẽ giúp ích cho các mẹ có những thông tin bổ ích trong việc chăm sóc sức khỏe của mình, tạo điều kiện tốt nhất để sinh ra những em bé thông minh, khỏe mạnh và đáng yêu nhé!
Mỹ Tâm
Cao thi phuong says
Mong bác sĩ tư vấn:cách đây 2 tuần e có bị cảm và chót uống mất liều thuốc cảm.do lúc ý e chưa biết mình mang bầu.vậy liệu co a/h đến thai nhi ko ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn,
Khi mang thai việc dùng thuốc cần hết sức thận trọng bởi thuốc dùng không đúng có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai kỳ của bạn. Mức độ ảnh hưởng của thuốc đối với thai kỳ phụ thuộc vào loại thuốc, liều lượng, thời điểm và thời gian dùng thuốc của bạn.
Theo thông tin bạn cung cấp, thì thời điểm dùng thuốc của bạn có thể trùng với thời kỳ tiền phôi (thời kỳ này kéo dài khoảng 17 ngày sau khi trứng được thụ tinh). Thuốc dùng trong thời kỳ tiền phôi sẽ tác động tới thai kỳ theo nguyên tắc “tất cả hoặc không có gì”. Nghĩa là dưới tác động của thuốc, hoặc là phôi thai sẽ chết, hoặc phôi thai phát triển hoàn toàn bình thường. Bạn đã dùng thuốc và hiện tại thai kỳ của bạn không có gì bất thường nghĩa là thuốc không gây ảnh hưởng gì tới thai nhi. Bạn có thể yên tâm tiếp tục dưỡng thai.
Khi mang thai, sức đề kháng giảm đi nhiều khiến mẹ bầu dễ bị nhiễm bệnh hơn. Chủ động phòng ngừa bằng cách tăng cường dinh dưỡng trong chế độ ăn, uống nhiều nước, bổ sung thuốc bổ tổng hợp mỗi ngày là cần thiết để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Trương thị hằng says
Chào bác sỹ! E muốn hỏi thai e dược 8 tuần . E bị cảm cúm và hơi sốt như vậy có nguy hiểm đến thai nhi không ạ. Cám ơn bác sỹ.
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Hằng,
Virus cúm hay bất kỳ loại virus nào khác đều có thể gây dị tật cho thai nhi nhất là khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai thì nguy hiểm càng tăng lên. Tuy nhiên, không phải trường hợp nhiễm cúm nào cũng gây dị tật.
Khi có các biểu hiện hắt hơi sổ mũi có thể bạn bị nhiễm cúm hoặc bị viêm đường hô hấp. Nếu bạn không sốt cao và trước đây có tiền sử viêm mũi dị ứng thì khả năng dẫn đến dị tật thai nhi là rất thấp. Ngược lại, nếu thực sự không may bị nhiễm cúm, bạn sẽ phải trải qua các triệu chứng như: sốt, đau đầu, đau họng, toàn thân ê ẩm… Các biểu hiện này sẽ khỏi trong vòng 7-10 ngày nếu bạn chịu khó nghỉ ngơi, bồi dưỡng, kết hợp các cách hợp lý nhằm giảm nhẹ triệu chứng.
Cảm cúm thường lành tính đối với mẹ nhưng lại tiềm ẩn một mối nguy hiểm với sự phát triển của bé. Đặc biệt là khi mẹ bị sốt liên tục và kéo dài ở 39 độ C, nguy cơ dị tật ở thai nhi sẽ xuất hiện, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ như : sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng down… Độc tính của virus kết hợp với sốt cao có thể kích thích co bóp tử cung, gây ra hiện tượng sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non…
Khi mang thai sức đề kháng giảm đi nhiều khiến mẹ dễ nhiễm bệnh hơn, đặc biệt là các bệnh dễ lây nhiễm như cảm cúm. Để phòng chống cúm trước hết bạn cần thực hiện chế độ ăn uống nghỉ ngơi phù hợp để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống bệnh tật. Ngoài chế độ ăn, bạn có thể bổ sung thêm viên bổ tổng hợp như PM Procare hay PM procare diamond mỗi ngày để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giúp mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
phạm thị như quỳnh says
Chào bác sĩ cho mình hỏi mình đang có bầu ở tuần thứ 22 nhưng mình bị cảm cúm sổ mũi ho kéo dài hơn hai tuần rồi mà chưa bớt .mình đã dùng đủ mọi cách dân gian mà chưa hết ho.Thưa bác sĩ mình bị cảm cúm ho lâu như zậy có ảnh hưởng tới thai nhi không và có cách nào để hết ho không bác sĩ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn,
Virus cúm hay bất kỳ loại virus nào khác đều có thể gây dị tật cho thai nhi nhất là khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai thì nguy hiểm càng tăng lên. Tuy nhiên, không phải trường hợp nhiễm cúm nào cũng gây dị tật.
Khi có các biểu hiện hắt hơi sổ mũi có thể bạn bị nhiễm cúm hoặc bị viêm đường hô hấp. Nếu bạn không sốt và trước đây có tiền sử viêm mũi dị ứng thì khả năng dẫn đến dị tật thai nhi là rất thấp. Ngược lại, nếu thực sự không may bị nhiễm cúm, bạn sẽ phải trải qua các triệu chứng như: sốt, đau đầu, đau họng, toàn thân ê ẩm… Các biểu hiện này sẽ khỏi trong vòng 7-10 ngày nếu bạn chịu khó nghỉ ngơi, bồi dưỡng, kết hợp các cách hợp lý nhằm giảm nhẹ triệu chứng. Có thể các triệu chứng mà bạn gặp phải chỉ là do viêm đường hô hấp mà thôi. Viêm đường hô hấp, ho, sổ mũi làm mẹ mệt mỏi, ăn uống nghỉ ngơi kém… đều có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe thai kỳ của bạn. Nếu tình trạng bện kéo dài thì bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp. Vẫn có nhiều thuốc vừa chữa được bệnh vừa an toàn đối với thai kỳ, có điều bạn cần tới bác sĩ để được khám trực tiếp bạn nhé!
Ngoài ra, để mau khỏi bệnh bạn cần thực hiện chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ, uống nhiều nước, nhỏ rửa mũi, xúc miệng nước muối thường xuyên. Đồng thời bổ sung thêm viên bổ tổng hợp như PM Procare hay PM procare diamond mỗi ngày để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giúp mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Trinh thi hoa says
Chào bác sĩ cho e hỏi e đang mang thai ở tuần thứ 32_nhưng mấy hôm nay e bị hắc hơi sổ mũi ngứa họng nhưng e ko dám dùng thuốc bác sĩ cho e hỏi có biện pháp gì khắc phục từ thiên nhiên nhanh khỏi và cho e hỏi bị như vậy có ảnh hưởng nhiều tới e bé ko ak
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Hoa,
Khi có các biểu hiện hắt hơi sổ mũi có thể bạn bị nhiễm cúm hoặc bị viêm đường hô hấp. Nếu bạn không sốt và trước đây có tiền sử viêm mũi dị ứng thì khả năng dẫn đến dị tật thai nhi là rất thấp. Ngược lại, nếu thực sự không may bị nhiễm cúm, bạn sẽ phải trải qua các triệu chứng như: sốt, đau đầu, đau họng, toàn thân ê ẩm… Các biểu hiện này sẽ khỏi trong vòng 7-10 ngày nếu bạn chịu khó nghỉ ngơi, bồi dưỡng, kết hợp các cách hợp lý nhằm giảm nhẹ triệu chứng.
Cảm cúm thường lành tính đối với mẹ nhưng lại tiềm ẩn một mối nguy hiểm với sự phát triển của bé. Đặc biệt là khi mẹ bị sốt liên tục và kéo dài ở 39 độ C, nguy cơ dị tật ở thai nhi sẽ xuất hiện, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ như : sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng down… Độc tính của virus kết hợp với sốt cao có thể kích thích co bóp tử cung, gây ra hiện tượng sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non… Tuy nhiên, bạn đã mang thai ở tuần 32 thì nguy cơ dị tật thai do cúm hầu như không có. Mặc dù vậy, khi cơ thể mệt mỏi vẫn gây ảnh hưởng ít nhiều tới sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Để giảm thiếu các triệu chứng khó chịu trên trước hết bạn cần thực hiện chế độ ăn uống nghỉ ngơi phù hợp, tăng cường rau xanh và hoa quả, uống nhiều nước để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống bệnh tật. Có thể nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, súc miệng nước muối thường xuyên, không ăn – uống thức ăn lạnh… Ngoài chế độ ăn, bạn có thể bổ sung thêm viên bổ tổng hợp như PM procare diamond mỗi ngày để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, nâng cao sức đề kháng giúp mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Đàm Duy says
Vợ mình có bầu mà hay chóng mặt, sức đề kháng kém có dụng được thuốc trên khônh?
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Duy,
Chóng mặt khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở các bà bầu. Khi mang thai, thể tích máu tăng lên, máu loãng hơn, hệ tim mạch và thần kinh có lúc không tự thích ứng với sự thay đổi của huyết áp khiến bà bầu đôi khi bị hoa mắt chóng mặt, nhất là khi thay đổi tư thế đột ngột. Ngoài ra chế độ ăn không đảm bảo, thiếu dinh dưỡng, thiếu máu cũng gây chóng mặt…
Do sự thay đổi của các hormon thai kỳ nên sức đề kháng của mẹ giảm đi nhiều trong thời gian mang thai. Chóng mặt và sức đề kháng giảm sút có thể là biểu hiện của tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Bạn nên đưa vợ tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
Để nâng cao sức để kháng, giảm thiểu hiện tượng chóng mặt thì biện pháp mẹ bầu cần thực hiện trước tiên là cải thiện chế độ dinh dưỡng của mình. Tăng cường chất lượng bữa ăn hàng ngày, ăn nhiều rau xanh và hoa quả, uống nhiều nước; chế độ ăn nên đầy đủ các loại thực phẩm: thịt, cá, trứng, sữa,… Đồng thời bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp PM Procare diamond để cùng thức ăn hàng ngày cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giúp nâng cao sức để kháng cho cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu. Với một thai kỳ bình thường, bạn chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên sau bữa ăn là đủ.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời