Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 là loại vitamin bổ dưỡng và rất cần thiết cho phụ nữ trước và trong quá trình mang thai. Axit folic giúp tổng hợp AND và rất cần thiết sự phát triển toàn diện của bào thai nhất là hệ thần kinh. Thiếu axit folic khi mang thai, thai nhi sẽ có nguy cơ mắc những dị tật về ống thần kinh (vô sọ, thoát vị não – màng não), hở đốt sống, gai đôi cột sống và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch…
Nội dung chính
Nhu cầu bổ sung axit folic khi mang thai
Người trưởng thành nhu cầu bổ sung axit foilc mỗi ngày là vào khoảng 180-200mcg/ngày còn đối với phụ nữ mang thai cần đến 400mcg/ngày để đáp ứng các nhu cầu cần thiết gia tăng trong quá trình quá trình phân chia tế bào cũng như tăng kích thước tử cung. Cụ thể, khi mang thai nhu cầu bổ sung axit folic cho bà bầu tăng lền cần cho tổng hợp nhân tế bào AND, ARN, và protein, hình thành nhau thai, số lượng tế bào hồng cầu gia tăng và sự tăng trưởng của bào thai… và do tăng thải folate qua nước tiểu trong khi mang thai.
Hậu quả của thiếu hụt axit folic với phụ nữ mang thai
Thiếu hụt axit folic ở phụ nữ mang thai sẽ gây thiếu máu hồng cầu khổng lồ, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và sinh con nhẹ cân. Nếu mẹ bầu bị thiếu axit folic ở ngay giai đoạn đầu tiên của thai kỳ gây ra sự phân chia tế bào không bình thường, gây sảy thai hoặc dị tật thai nhi như hở hàm ếch, vòm miệng, hội chứng Down, đặc biệt nguy hiểm là khiếm khuyết ống thần kinh, gây những bất thường đến cột sống, xương sọ và não, tật nứt đốt sống và thiếu não.
Nứt đốt sống thường xảy ra vào thời điểm sau thụ thai 21 – 28 ngày làm cho tủy sống không được bảo vệ. Thiếu não là một bộ phận não không phát triển hoặc phát triển không đầy đủ, trẻ bị thiếu não thường tử vong trước hoặc ngay sau khi sinh. Vì vậy, axit folic có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của não và hệ thần kinh của thai nhi, ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh (NTDs).
Xem thêm: Bổ sung axit folic trước khi mang thai
Những phụ nữ nào dễ bị ảnh hưởng của thiếu axit folic?
Tất cả các bà mẹ đầu có nguy cơ tiềm ẩn sinh ra những em bé bị nứt đốt sống, não úng thủy bất kể là họ ở độ tuổi nào, sinh con lần đầu có khỏe mạnh hay không. Một số mẹ bầu cần phải bổ sung chế độ axit folic chặt chẽ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và nguy cơ dị tật của thai nhi:
- Tình trạng dinh dưỡng kém, khẩu phần ăn không cân đối, sụt cân
- Chán ăn, không ăn được do mệt mỏi, tâm lý lo lắng
- Mới sảy thai hoặc thai chết lưu
- Làm việc vất vả, căng thẳng thần kinh trầm trọng
- Phụ nữ đẻ dày, có nhiều con
- Có tiền sử sinh con bị dị tật ống thần kinh
- Nghiện rượu, thuốc lá
Làm thế nào để đảm bảo bổ sung đủ liều lượng axitfolic?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bổ bổ sung axit folic cho phụ nữ mang thai được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Mẹ bầu có thể bổ sung bằng dạng thuốc uống với liều lượng 400mcg/ngày trước khi khi dự định có thai 3 tháng và uống axit folic kèm với sắt từ khi phát hiện có thai đến sau khi sinh một tháng, mẹ bầu nên lựa chọn bổ sung 60mcg sắt nguyên tố và 400mcg axit folic. Bên cạnh việc uống viên nang bổ sung axit folic, phụ nữ mang thai cũng nên chú trọng đến việc bổ sung axit folic qua thực đơn hàng ngày nhờ các loại thực phẩm dưới đây:
Ngũ cốc
Ngũ cốc cung cấp một hàm lượng đáng kể axit folic, trung bình một chén ngũ cốc có chứa khoảng 100 đến 400 mg axit folic. Mỗi loại ngũ cốc khác nhau có chứa hàm lượng axit folic khác nhau, vì vậy mẹ nên chú ý tỷ lệ hàm lượng axit folic khi mua ngũ cốc để lựa chọn được loại có tỷ lệ phần trăm axit folic cao nhất. Mẹ có thể bổ sung ngũ cốc trong khẩu phần ăn uống hàng ngày là ăn ngũ cốc với sữa vào mỗi buổi sáng hoặc rắc lên sữa chua để ăn kèm.
Đậu lăng
Nửa bát đậu lăng nấu chín cung cấp được 180 mg axit folic cho mẹ bầu. Ngoài ra, đậu lăng còn chứa hàm lượng protein cao, giàu chất xơ và ít chất béo nên rất tốt cho mẹ bầu. Đậu lăng có thể chế biến rất đơn giản bằng cách đun sôi nước trong vòng 15 – 20 phút rồi thêm gia vị hoặc thêm vào món súp hay món hầm đều được.
Rau bina (cải bó xôi)
Trong nửa bát rau bina nấu chin có chứa tới khoảng 100 mg folate. Rau bina còn chứa một lượng đáng kể lutein và beta carotene giúp chống lại nhiều dạng ung thư. Đây được coi là một trong những loại rau lành mạnh và thích hợp nhất cho các bà bầu có thể bổ sung nhiều.
Súp lơ
Súp lơ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa khá cao và có khả năng ngăn ngừa một số bệnh ung thư nhất định. Hơn nữa, súp lơ dồi dào chất xơ nên rất tốt cho mẹ bầu giúp hạn chế tính trạng táo bón trong thai kỳ. Mỗi nửa bát súp lơ nấu chín có thể cung cấp cho mẹ tới 50 mg folate.
Măng tây
Măng tây có chứa hàm lượng axit folic khá cao, 5 cây măng tây có chứa khoảng 1000 mg axit folic. Khi nấu ăn măng tây không nên nấu quá lâu, sẽ làm tổn thất lượng axit folic quý giá. Ngoài ra, măng tây cũng không chứa chất béo hay cholesterol, và còn cung cấp nguồn dồi dào kali và chất xơ.
Dưa vàng
Dưa vàng không những rất thơm và ngọt mà còn chứa hàm lượng cao vitamin A, vitamin C và axit folic. Một phần tư trái dưa vàng có thể cung cấp cho mẹ khoảng 25 mg folate.
Trứng
Trứng cũng là một nguồn bổ sung axít folic rất tốt, ngoài ra nó còn chứa nhiều protein và khoáng chất cần thiết trong thai kỳ. Trung bình một quả trứng gà cung cấp cho mẹ khoảng 25 mg axit folic.
Xem chi tiết: Bổ sung axit folic cho bà bầu đúng cách
Hải says
Vợ em mang bầu 5 tuần 2 ngày có bị sốt ho, đau họng liệu uống thuốc có phòng được dị tật không ạ
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn Hải,
Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung đủ 400mcg acid folic/ngày ngay từ khi chuẩn bị mang thai và trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ giúp giảm 70% tỷ lệ dị tật ống thần kinh ở trẻ. Đồng thời việc bổ sung acid folic trong suốt thai kỳ là cần thiết cho quá trình phân chia tế bào, giúp sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Cùng với acid folic, mẹ mang thai cần lưu ý bổ sung thêm các dưỡng chất khác như:
– DHA/EPA cần thiết cho sự phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, cao huyết áp, tiền sản giất, đái tháo đường thai kỳ,… Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglycerid với tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 là tỷ lệ vận chuyển tối ưu qua nhau thai và phát huy tác dụng tốt nhất.
– Sắt giúp tạo máu, phòng sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai,…
– I-ốt giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ, ngăn ngừa các rối loạn do thiếu I-ốt: chứng đần độn, chậm phát triển,…
– Kẽm: cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai và bánh nhau. Thiếu Kẽm ở mẹ là nguyên nhân của suy dinh dưỡng bào thai
– Mg: cần thiết cho quá trình trao đổi chất của calci, photpho, natri, kali, vitamin C, một số vitamin nhóm B; giúp điều hòa trạng thái thần kinh và chức năng vận động của hệ cơ; chuyển hóa đường, chất béo… thành năng lượng.
– Các vitamin A,B,C,D,E và khoáng chất khác.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Trịnh Thị Nhung says
E muốn bổ sung sắt và canxi khi mang bầu không biết dùng loại nào
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Nhung,
Sắt canxi là 2 trong nhiều dưỡng chất cần cung cấp trong suốt thai kỳ để thai nhi khỏe mạnh. Theo khuyến cáo, với một thai kỳ bình thường, phụ nữ mang thai cần bổ sung khoảng 27mg -30mg sắt nguyên tố/ngày là đủ (bao gồm từ thức ăn và thuốc bổ sung). Với lượng sắt này, nếu có chế độ ăn tương đối tốt, có thể ăn được 1-2 lạng thịt cá cùng rau củ/ngày thì bạn chỉ cần bổ sung sắt ở mức tối thiếu 5mg sắt nguyên tố như trong thuốc PM Procare là hợp lý, không lo dư thừa. Nếu chế độ ăn uống yếu kém hơn, bạn có thể chuyển sang dùng thuốc PM Procare diamond để cung cấp 24mg sắt nguyên tố, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sắt của cơ thể, phần còn lại thức ăn hàng ngày dễ dàng cung cấp đủ. Ngoài Sắt, PM Procare/PM Procare diamond còn cung cấp nhiều dưỡng chất khác nữa như:
– DHA/EPA cần thiết cho sự phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, cao huyết áp, tiền sản giất, đái tháo đường thai kỳ,… Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglycerid với tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 là tỷ lệ vận chuyển tối ưu qua nhau thai và phát huy tác dụng tốt nhất.
– Acid folic ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, cần thiết cho quá trình tạo máu và phân chia tế bào
– Sắt giúp tạo máu, phòng sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai,…
– I-ốt giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ, ngăn ngừa các rối loạn do thiếu I-ốt: chứng đần độn, chậm phát triển,…
– Kẽm: cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai và bánh nhau. Thiếu Kẽm ở mẹ là nguyên nhân của suy dinh dưỡng bào thai
– Mg: cần thiết cho quá trình trao đổi chất của calci, photpho, natri, kali, vitamin C, một số vitamin nhóm B; giúp điều hòa trạng thái thần kinh và chức năng vận động của hệ cơ; chuyển hóa đường, chất béo… thành năng lượng
– Các vitamin A,B,C,D,E và khoáng chất khác. Sự kết hợp của Vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt tối ưu.
Tuy nhiên, cũng như đa phần các thuốc bổ tổng hợp, để các thành phần của thuốc được hấp thu tốt nhất thì hàm lượng canxi được thiết kế trong công thức thuốc PM Procare/PM Procare diamond không cao. Từ tháng thứ 3,4 trở đi, nhu cầu canxi tăng cao khiến chế độ ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đủ. Lúc này, ngoài Procare bạn cần bổ sung thêm canxi từ thuốc riêng lẻ bên ngoài.
Đối với phụ nữ mang thai, nên lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi ở dạng canxi hữu cơ như canxi citrat để cơ thể dễ hấp thu, không bị cản trở bởi thức ăn, không gây ra tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, ít nguy cơ gây sỏi Oxalat… Sản phẩm bổ sung canxi cũng nên có sự kết hợp của các thành phần: canxi – Mg – Vitamin D để không những cung cấp thêm các dưỡng chất cho cơ thể mà còn giúp canxi được hấp thu tối ưu. Để cung cấp canxi, Magcaldi của MaxBiocare – Úc là sản phẩm bạn có thể tham khảo sử dụng.
Như vậy, với tuổi thai hiện tại, nếu có chế độ ăn tương đối tốt, bạn chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên PM Procare là đủ. Nếu chế độ ăn yếu hơn, thì bạn chuyển sang sử dụng PM Procare diamond. Từ tháng thứ 3,4 trở đi, ngoài Procare bạn chỉ cần uống thêm Magcaldi mỗi ngày là cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường…
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Nguyễn Thị thanh huyền says
Em lỡ mang bầu mà trước đó em có uống thuốc depakin có nên giữ thai lại ko ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Thanh Huyền,
Các nghiên cứu cho thấy sử dụng Depakin trước và trong khi mang thai có thể gây nguy cơ dị tật thai nhi tăng cao gấp 2-3 lần so với người không sử dụng. Tuy nhiên không phải ai dùng thuốc cũng dẫn tới dị tật thai, hơn nữa hiện nay việc tầm soát dị tật thai nhi không quá khó khăn. Bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định.
Đối với trường hợp đã và đang dùng thuốc chống động kinh sẽ được chỉ định dùng acid folic ở liều cao hơn bình thường để phòng chống dị tật ống thần kinh ở trẻ. Vì vậy, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám kiểm tra cụ thể.
Thân ái,
Hiển thị trả lời