Trong 9 tháng 10 ngày mang thai mẹ bầu nên hiểu xem cơ thể mình cần bổ sung những thực phẩm gì, những chất dinh dưỡng gì để cơ thể mẹ luôn khỏe mạnh và giúp thai nhi phát triển toàn diện.
Chế độ ăn uống cho bà bầu tăng cường chất dinh dưỡng
- Sắt: Chỉ cần bổ sung vài phần trăm sắt trong chế độ ăn uống sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt chất dinh dưỡng từ thức ăn. Sắt có rất nhiều từ động vật, ngoài ra sắt có từ các loại rau củ nhưng mẹ bầu cần bổ sung lượng rau củ rất nhiều mới cung cấp được đầy đủ lượng sắt cần thiết.
- Bổ sung Vitamin A (nhưng chỉ một lượng nhỏ): Theo các chuyên gia, mẹ bầu cần bổ sung một lượng nhỏ Vitamin A vì nếu dùng nhiều Vitamin A quá sẽ rất độc hại cho cơ thể và có khă năng gây tử vong và các chuyên gia khuyến cáo rằng mẹ bầu không nên bổ sung Vitamin A từ gan. Những thực phẩm có hàm lượng Vitamin A có hàm lượng cao: rau và trái cây có màu vàng hoặc cam như: cà rốt, bí đỏ. Mẹ bầu nên thận trọng trong việc bổ sung Vitamin A, nếu bổ sung quá nhiều sẽ khiến da bị nổi vết, sần sùi.
- Vitamin nhóm B: Vitamin nhóm B sẽ giúp chăm sóc và duy trì sức khỏe tốt. Vitamin B còn hỗ trợ hệ thần kinh và giúp não bộ hoạt động hiệu quả. Các loại thực phẩm như: ngũ cốc, mì nâu, chuối, các loại rau lá màu xanh là nguồn cung cấp đầy đủ Vitamin B.
- Vitamin C: Vitamin C thì giúp cơ thể tránh bị nhiễm trùng, tăng cường hệ thống miễn dịch giúp hấp thu sắt trong bữa ăn và giúp các mô dễ lành hơn sau khi sinh. Nguồn thực phẩm cung cấp Vitamin C tốt mà mẹ bầu cần bổ sung là trái cây họ cam quýt, dâu, nước ép trái cây tươi, đu đủ, các loại rau họ cải như bông cải xanh và cải Brussel.
- Canxi và Vitamin D: Sữa và các sản phẩm từ đậu nành là những thực phẩm bổ dưỡng nên dùng từ 2 – 4 lần mỗi ngày. Phơi nắng mỗi ngày trước 10 giờ sáng và sau 4,5 giờ chiều cũng có thể giúp bổ sung một lượng vitamin D cho cơ thể mẹ bầu, mẹ bầu không nên phơi nắng vào những khoảng thời gian nắng gắt.
- Vitamin E: Giúp mẹ bầu có đôi mắt và làn da khỏe mạnh, đẹp và loại bỏ những hợp chất bị lão hóa. Khi mang thai và đồng thời giúp phát triển hệ thần kinh và các cơ bắp của em bé. Các loại hạt, dầu thực vật như dầu oliu, các loại đậu và hạt giống là nguồn cung cấp vitamin E rất tốt.
- Protein (chất đạm): Protein hỗ trợ cho sự phát triển của em bé. Nhu cầu về protein của mẹ bầu tăng lên đến 15 – 20% so với người bình thường để giúp cho các cơ xương và các bộ phận của thai nhi phát triển mạnh mẽ. Những thực phẩm giàu protein chủ yếu từ thịt và thịt gà, những động vật đi bộ nhiều.
- I ốt, kẽm, maggie, đồng và crôm: Mẹ bầu có thể bổ sung những dưỡng chất đó từ các loại trái cây tươi, rau quả, các loại đậu, đậu hà lan và các loại hạt. Lưu ý, mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm tươi và nguyên gốc. Vì vậy, mẹ bầu cần hạn chế các loại thực phẩm đựng trong nhiều lớp bọc và các loại thực phẩm được làm từ nhiều thành phần khác nhau.
Ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày, mẹ bầu cần có những phương pháp để cơ thể hấp thụ được tối đa nguồn dưỡng chất cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng cho bà bầu, phòng tránh những nguy cơ sau sinh và giúp bé phát triển toàn diện
Xem thêm: Mới mang thai bà bầu nên ăn gì?
Làm thế nào để tối đa hóa chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống cho bà bầu
- Tránh dùng vitamin hoặc các khoáng chất bổ sung trừ axit Folic
- Không nên sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp, đông lạnh, sấy khô hoặc hầm kỹ.
- Tránh để rau hoặc trái cây bị nấu trong thời gian quá dài vì chúng sẽ mất hết chất.
- Khi chuẩn bị trái cây hay rau quả để ăn mẹ bầu cần phải bỏ vỏ và cắt thành miếng vì các loại vitamin sẽ bị oxi hóa và tan vào không khí rất nhanh khi lớp vỏ bị cắt bỏ
- Việc hấp thu kẽm có thể bị can thiệp khi bạn dùng bổ sung sắt. Do đó, nếu bạn đang uống thuốc sắt thì nhớ hạn chế ăn các thực phẩm giàu kẽm như thịt, chuối, hải sản và các loại hạt.
Xem thêm: Bổ sung Vitamin tổng hợp cho bà bầu/Bổ sung Acid Folic cho bà bầu đúng cách