Dinh dưỡng bà bầu

Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú

Trang chủGiới thiệuLiên hệ
  • Chuẩn bị mang thai
    • Dinh dưỡng trước khi mang thai
    • Sức khỏe trước khi mang thai
    • Hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS
  • Cẩm nang mang thai
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Bệnh khi mang thai
  • Cho con bú
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Chăm sóc trẻ sơ sinh
    • Chăm sóc sau sinh
  • Góc của bố
    • Sức khỏe của bố
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Bố chăm sóc mẹ và con
  • Tư vấn hỏi đáp
  • Góc chia sẻ mẹ bầu
  • Video bác sĩ tư vấn
    • Video tư vấn trước khi mang thai
    • Cho mẹ mang thai
    • Cho mẹ sau sinh
Tin tiêu điểm
  • Sản phẩm PM Procare
  • Sản phẩm PM Procare diamond

Liên hệ: 0964.666.152

  • Slide 031219 PC
  • canxi-cho-me
  • banner-280119
  • dinh duong cho me nen tang suc khoe cho be

Động thai nên ăn gì và không nên ăn gì?

2213 lượt xem

Viết bình luận

bà bầu bị động thai nên ăn gì và không nên ăn gì

Nội dung chính

  • 1 Những điều mẹ cần biết về động thai
  • 2 Bà bầu nên ăn gì khi bị động thai?
    • 2.1 Khi bị động thai, chế độ ăn của bà bầu nên đảm bảo các điều sau:
    • 2.2 Những thực phẩm nào nên tránh khi bị động thai:
  • 3 Một số món cháo bổ dưỡng giúp an thai và dưỡng thai

Động thai là nỗi lo lắng lớn nhất của bà bầu. Khi bị động thai, ngoài việc đặt thuốc và uống thuốc theo đúng yêu cầu của bác sĩ, thì bà bầu cần phải hiểu rõ mình nên ăn gì và nghỉ ngơi như thế nào để nhanh phục hồi sức khỏe. Các mẹ hãy cùng Dinh dưỡng bà bầu tìm hiểu rõ hơn các vấn đề này dưới đây nhé.

Những điều mẹ cần biết về động thai

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến động thai. Trong đó suy giảm nội tiết là nguyên nhân thường gặp nhất. Do đó, đa phần các trường hợp động thai đều được kê thuốc nội tiết dưỡng thai. Mẹ bầu cũng đừng lo lắng uống thuốc sẽ ảnh hưởng đến con vì các bác sĩ đã cân nhắc kĩ điều này khi kê đơn, mẹ có thể yên tâm sử dụng thuốc theo đơn kê thời gian này.

Động thai thông thường có xuất huyết âm đạo và đau bụng. Tuy nhiên có những trường hợp động thai chỉ thấy bóc tách trên siêu âm, chứ không thấy xuất huyết bên ngoài âm đạo. Nếu lo lắng, mẹ bầu có thể hỏi bác sĩ siêu âm kiểm tra có bóc tách túi thai hay không.

Với bà bầu bị động thai, việc quan trọng lúc này là dưỡng thai. Bà bầu nên đi đứng nhẹ nhàng, nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tinh thần thoải mái và tái khám đúng hạn. Tốt nhất là bạn nên cân nhắc nghỉ làm một thời gian, ưu tiên nghỉ ngơi tại giường, kiêng hoạt động mạnh, quan hệ. Tránh để bản thân bị căng thẳng, stress. Bên cạnh nghỉ ngơi, để phục hồi sức khỏe thai kỳ mẹ bầu cũng nên tuân thủ một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng như sau.

Bà bầu nên ăn gì khi bị động thai?

Để dưỡng thai ngoài việc tuân thủ theo những điều dặn dò của bác sĩ, mẹ bầu cần đảm bảo được những tiêu chí ăn uống sau.

Khi bị động thai, chế độ ăn của bà bầu nên đảm bảo các điều sau:

  • Ăn sáng đều đặn mỗi ngày. Ngay cả khi bà bầu cảm thấy khó chịu ở dạ dày, việc ăn sáng vẫn là cần thiết, bà bầu có thể ăn bột ngũ cốc hoặc bánh quy làm từ ngũ cốc. Sau đó có thể ăn bữa phụ là sữa chua, sữa, trái cây, các loại hạt…
  • Nên ăn thức ăn mềm dễ tiêu hóa kết hợp cân đối rau xanh, hoa quả và tinh bột. Mẹ bầu nên tích trữ nhiều trái cây. Đây không những là bữa ăn nhẹ lý tưởng mà còn giúp tránh việc bà bầu bị táo bón.
  • Uống một lượng nước vừa đủ kết hợp đi lại nhẹ nhàng sẽ giúp bà bầu hạn chế tình trạng táo bón do phải nghỉ ngơi nằm nhiều giai đoạn này.
  • Lưu ý bổ sung dưỡng chất đầy đủ, đặc biệt là DHA, EPA, acid folic, sắt… để cơ thể khỏe mạnh, tăng cường lưu lượng máu tới tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho thai nhi làm tổ và phát triển tốt nhất.

bà bầu bị động thai nên ăn gì và không nên ăn gì

Khi dưỡng thai, bà bầu nên nghỉ ngơi thật tốt, giữ tinh thần vui vẻ thoải mái, ăn nhiều hoa quả và tuân thủ theo đúng các tiêu chí ăn uống trong thai kỳ.

Những thực phẩm nào nên tránh khi bị động thai:

  • Tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ vừa khó tiêu hóa vừa tăng nguy cơ bị táo bón.
  • Thận trọng khi ăn cá. Mặc dù cá là một thực phẩm bổ sung dưỡng chất rất tốt cho bà bầu như DHA, vitamin A, nhưng một vài loại cá có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể gây hại thai nhi, như cá mập, cá kiếm, cá thu loại lớn. Do đó, đã có khuyến cáo là khi mang thai bà bầu không nên ăn quá 350g bất kỳ loại cá nào. Nếu muốn đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ, bạn có thể tham khảo bổ sung các loại vitamin tổng hợp cho bà bầu.
  • Không ăn các loại đồ ăn tươi sống như rau sống, gỏi cá, sashimi, thịt gia cầm, thịt gia súc chưa chín tới. Những thức ăn này có thể chứa vi khuẩn gây hại. Trong thai kỳ, đặc biệt là sau khi bị động thai mẹ bầu không nên ăn những loại này để phòng tránh bệnh tả dẫn đến sẩy thai.
  • Một số thực phẩm tuyệt đối không sử dụng khi bị động thai như đồ có chất kích thích, uống rượu, bia, hút thuốc lá.

Trường hợp bà bầu bị nghén và nôn ói nhiều có thể chuẩn bị một số kẹo ngọt, the, chua (tùy vị giác mỗi người) ngậm tránh lạt miệng. Luôn phải đảm bảo không để dạ dày trống, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và tránh nêm nếm gia vị nhiều.

Mẹ bầu nên lưu ý tất những điều này cũng không hoàn toàn đảm bảo cho tránh được sẩy thai. Vì vậy, nếu đã từng bị động thai bạn cần tuân thủ các chế độ điều trị của bác sĩ và tái khám theo hạn hoặc tái khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường.

Một số món cháo bổ dưỡng giúp an thai và dưỡng thai

bà bầu bị động thai nên ăn gì và không nên ăn gì

1. Cháo hạt sen

Chuẩn bị: Hạt sen 50g, gạo nếp 100g, đường trắng 20g.

Chế biến: Hạt sen bỏ vỏ, bỏ tâm, cùng gạo nếp xay thành bột. Cho vào nồi thêm vừa nước rồi đun sôi kỹ, quấy đều tay khi cháo chín thì cho đường, cháo sôi lại là được.

Nên ăn: Ngày 2 lần, lúc đói. Cần ăn liền 7 – 10 ngày.

2. Cháo hồng táo

Chuẩn bị: Hồng táo 10 quả, gạo nếp 100g, đường trắng 20g.

Chế biến: Hồng táo (táo tàu màu hồng) bỏ hạt giã nhỏ, gạo nếp xay thành bọt. Cho vào nồi thêm vừa nước, đun lửa riu riu và quấy đều tay. Khi cháo chín cho đường trắng vào đun tiếp, cháo sôi lại là được.

Nên ăn: Ngày 2 lần, lúc đói. Cần ăn 7-15 ngày liền.

3. Cháo cá chép

động thai nên ăn gì

Chuẩn bị: Cá chép 1 con (khoảng 500g), gạo nếp 100g, hành hoa, gừng, các loại gia vị.

Chế biến: Cá chép bỏ sạch ruột, đánh vẩy rửa sạch và đem ướp với gừng, mắm, muối khoảng 20 phút. Cho cá chép, gạo nếp vào nồi thêm 500ml nước, ninh đến khi nhừ gạo nếp. Nêm nếm gia vị vừa miệng, và cho thêm hành ăn sẽ ngon hơn.

Nên ăn: ngày 1 lần, cần ăn liền 10 ngày.

4. Cháo củ mài

Chuẩn bị: Củ mài tươi 100g, gạo nếp 100g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ.

Chế biến: Rửa sạch thịt nạc băm nhỏ rồi ướp bột gia vị, củ mài bỏ vỏ xắt miếng. Ninh nhừ củ mài và gạo nếp bằng nước trước. Đợi cháo chín cho thịt vào quấy đều, đợi chín rồi cho bột gia vị vào là được.

Nên ăn: ngày 1 lần, cần ăn liền trong 10 ngày.

5. Cháo hoàng kỳ

Chuẩn bị: Hoàng kỳ 30g, gạo tẻ 50g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ.

Chế biến: Gạo tẻ nghiền thành bột. Thịt lợn nạc rửa sạch, băm nhỏ ướp gia vị rồi xào chín. Cho hoàng kỳ vào nồi cùng nước đun sôi kỹ, chắt lấy 250ml nước hoàng kỳ đặc, bỏ bã. Cho bột gạo vào nước hoàng kỳ đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín cho thịt lợn vào quấy đều, cháo sôi lại là được.

Nên ăn: ngày một lần, lúc đói, cần ăn liền 5 ngày.

6. Cháo bầu dục

động thai nên ăn gì và không nên ăn gì

Chuẩn bị: Bầu dục lợn 1 đôi, gạo tẻ 50g, đỗ trọng 12g, gia vị vừa đủ.

Chế biến: Bầu dục lợn làm sạch rồi tẩm gia vị. Gạo tẻ xay thành bộ. Đỗ trọng thì đun lấy nước, cho khoảng 300ml nước đợi sôi thì chắt mình nước. Tiếp đó cho bầu dục vào, đợi chín thì cho bột gạo vào quấy đều. Đun lửa nhỏ trong cả quá trình nấu.

Nên ăn: Chia làm 2 lần ăn trong ngày. Cần ăn liền 5 ngày.

7. Nước ngải cứu

Chuẩn bị: lá ngải cứu 16g, tía tô 16g

Chế biến: Lá ngải cứu, tía tô đem rửa sạch cho thêm 600ml nước. Sắc đến khi còn khoảng 100ml là được. Thuốc sẽ hơi khó uống, bạn có thể pha thêm chút đường để dễ uống hơn.

Cách uống: Uống thành 3-4 lần trong ngày.

8. Nước lá sen

Chuẩn bị: Lá sen 100g, đường đỏ 30g.

Chế biến: Lá sen rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi đun với 300ml nước, đợi sôi kỹ chắt lấy 200ml nước lá sen đặc, bỏ bã. Cho đường đỏ vào đợi sôi là được.

Cách uống: Chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 ngày.

9. Nước lá gai

Chuẩn bị: Lá gai 50g, gạo nếp 50g,

Chế biến: Lá gai phơi khô, gạo nếp sao vàng. Cả hai thứ cho vào nồi thêm 250ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 200ml nước đặc, bỏ bã.

Cách uống: Chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3-5 ngày.

10. Nước nho khô

Chuẩn bị: Nho khô 30g, táo tàu 5 quả.

Chế biến: Đun sôi kỹ nho khô, táo tàu bằng 300ml nước, rồi chắt lấy 200ml nước đặc, bỏ bã.

Cách uống: ngày chia làm 3 lần, cần uống liền 3-5 ngày.

Theo Dinhduongbabau.net

Bài viết liên quan

  • Dinh dưỡng bà bầu: Chế độ ăn uống chuẩn theo từng tháng
  • Các mốc khám thai quan trọng và lịch trình khám thai chi tiết cho bà bầu
  • Cách chăm sóc bà bầu khoa học trong suốt thai kỳ
  • Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu cần biết
  • Ăn gì tốt cho cả bà bầu và thai nhi?
BTV Lê Ngần - 28/11/2019
★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ của mẹ bầu
  • Dành cho những bà mẹ đang chuẩn bị mang thai và mang thai
  • Nhật ký viết cho bé Miu và bé Heo con của mẹ
  • Mẹ Việt kể lại hành trình mang thai ở tuổi 30
  • Trăm mối lo của người phụ nữ khi làm mẹ
  • Tâm sự của người mẹ đã từng “khó lòng mà có con”
procare procare

2 Bình luận

  1. Phạm hà says

    17/10/2019 at 18:31

    Chào bs
    E chậm kinh đc 15 ngày và trước đó đã có hiện tượng đau lưng giữa bên phải và đến hôm nay hiện tượng đau lưng đã thuyên giảm chỉ còn hơi đau thôi ạ. Nhưng lúc trưa hôm nay e đi vs thấy ra ít máu mầu hồng nghĩ đó là máu báo thai nhưng đến chiều tối thấy lượng máu ra nhiều hơn bụng k thấy đau gì cả e rất lo lắng kb đây có phải hiện tượng động thai k ạ mong bs tư vấn cho e với ạ

    Trả lời
    • dinhduongbabau says

      18/10/2019 at 10:24

      Chào bạn Phạm Hà,
      Chậm kinh, đau lưng không phải là dấu hiệu chẩn đoán bạn đã có thai hay chưa. Không rõ bạn đã thử thai hay đã đi siêu âm thăm khám gì chưa? kết quả thế nào?
      Nếu kết quả thăm khám/thử thai đã xác định chính xác rằng bạn mang thai thì hiện tượng ra máu này là báo hiệu của tình trạng động thai, sảy thai và bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám hỗ trợ càng sớm càng tốt.
      Chúc bạn sức khỏe!

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!

Hỏi đáp – Tư vấn trực tuyến
  • E be nhe can hon so voi tuoi thai
  • Bà bầu khó thở, làm gì để giảm bớt?
  • Bí quyết nhận biết Omega 3 loại nào tốt nhất?
  • Bà bầu nên uống loại sắt nào?
  • Thuốc procare cho bà bầu của nước nào?
  • thuốc procare có tác dụng gì cho phụ nữ có thai

Xem thêm

Bà bầu thông thái
Hướng dẫn bổ sung sắt theo từng giai đoạn thai kỳ

Hướng dẫn bổ sung sắt theo từng giai đoạn thai kỳ

Bổ sung DHA cho bà bầu bao nhiêu thì đủ?

Bổ sung DHA cho bà bầu bao nhiêu thì đủ?

Hướng dẫn chọn thuốc DHA cho bà bầu tốt cho mẹ và thai nhi

Hướng dẫn chọn thuốc DHA cho bà bầu tốt cho mẹ và thai nhi

10 Thực phẩm tốt nhất cho bà bầu 3 tháng đầu mang thai

10 Thực phẩm tốt nhất cho bà bầu 3 tháng đầu mang thai

Ăn gì tốt cho cả bà bầu và thai nhi?

Ăn gì tốt cho cả bà bầu và thai nhi?

Bài viết mới nhất
  • [Infographic] Acid folic rất quan trọng: Bạn đã bổ sung đủ chưa?
  • Tại sao nên bổ sung canxi hữu cơ cho bà bầu
  • Hướng dẫn bổ sung sắt theo từng giai đoạn thai kỳ
  • Hướng dẫn bổ sung axit folic cho bà bầu
  • Động thai nên ăn gì và không nên ăn gì?
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Video Clips

Tự tin đảm bảo dinh dưỡng “ĐỦ-ĐÚNG” tốt nhất cho con khi mang thai

  • Video tư vấn: Bổ sung Omega3 cho bà bầu
  • Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh
Dinh Dưỡng Bà Bầu
Dinh dưỡng bà bầu
  • Bà bầu nên ăn gì
  • Cẩm nang mang thai
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Kinh nghiệm mang thai
  • Cần tránh khi mang thai
Bệnh bà bầu thường gặp
  • Bệnh tiền sản giật
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đau đầu khi mang thai
  • Viêm gan B ở bà bầu
  • Ốm nghén khi mang thai
Bà mẹ cho con bú
  • Ăn gì nhiều sữa cho con bú
  • Bí kíp cho con bú đúng cách
  • Chứng trầm cảm sau sinh
  • Kinh nghiệm nuôi con
  • Bệnh thường gặp ở bé sơ sinh
Góc cho con
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tăng sức đề kháng cho con
  • Chế độ ăn dặm
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Kinh nghiệm nuôi con
Cho mẹ trước bầu
  • Dấu hiệu có thai
  • Dấu hiệu mang thai sớm
  • Kiến thức trước khi mang thai
  • Khám trước khi mang thai
  • Thuốc bổ trước khi mang thai
Danh mục
  • Cho mẹ trước bầu
    • Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất
    • Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm
    • Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!
    • 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai
    • Uống thuốc bổ trước khi mang thai: Nên hay không?
  • Dinh dưỡng bà bầu
    • Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?
    • Cẩm nang mang thai – Kiến thức sơ đẳng bà bầu cần biết
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
    • Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu cần biết
    • 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai
  • Bệnh thường gặp của bà bầu
    • Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
    • Đái tháo đường thai kỳ: Cách phát hiện và điều trị
    • Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị
    • Viêm gan B ở bà bầu
    • Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai
  • Bà mẹ cho con bú
    • Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú
    • Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách
    • Chứng trầm cảm sau sinh
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
  • Góc cho con
    • Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
    • Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con?
    • Hướng dẫn chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ

© Copyright 2015
Trang chủ Procare Procare Diamond
Tư vấn sức khỏe trực tuyến
Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!