Ở tháng thứ 5 của thai kỳ, thai nhi phát triển rất nhanh và rất cần một chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt hợp lý. Vậy cần phải lưu ý những vấn đề gì để có một thai kì khỏe mạnh cho mẹ và bé trong tháng thứ 5 này, các bà bầu có thể tham khảo bài viết rất hữu ích dưới đây:
Nội dung chính
1, Cơ thể người mẹ thay đổi như thế nào ở tháng thứ 5?
Ở giai đoạn mang thai tháng thứ 5, ngoại hình và nội tiết tố của bà bầu có nhiều thay đổi lớn. Cụ thể:
- Bụng và ngực to hơn. Da mặt, quầng vú, âm hộ vẫn sẫm màu hơn. Ngực bắt đầu tiết ra sữa non, da bụng, đùi bắt đầu xuất hiện các vết rạn nhỏ.
- Do khớp và dây chằng giãn ra nên bà bầu sẽ cảm thấy đau lưng, đau 2 bên sườn và nhức mỏi cơ bắp.
- Gặp phải một số vấn đề khó chịu về tiêu hóa: ợ chua, đầy bụng, táo bón,…
- Tăng dịch tiết âm đạo
- Bà bầu trở nên thèm ăn và ăn nhiều hơn trước.
- Giai đoạn này cơ thể bắt đầu tăng cân nhanh chóng dẫn đến việc di chuyển của mẹ bầu trở lên khó khăn hơn.
- Sự lớn lên của bé sẽ làm cho tử cung của mẹ gia tăng kích thước một cách nhanh chóng, tử cung to hơn sẽ chèn ép lên phổi, dạ dày, bàng quang và thậm chí là thận nên sẽ gây khó thở cho các mẹ bầu.
- Bà bầu bắt đầu cảm nhận được thai máy
2, Thai nhi phát triển như thế nào ở tháng thứ 5?
Giai đoạn này, cũng như mẹ, thai nhi phát triển rất mạnh về các bộ phận của cơ thể, nhất là sự phát triển các giác quan của bé:
- Não của bé đang phân định các vùng riêng biệt cho khứu giác, vị giác, thích giác, thị giác và xúc giác.
- Chiều dài vòng đầu tăng gấp 25 lần và thể tích tăng gấp 60 lần so với tuần thứ 14.
- Lông mày và mắt đã phát triển hoàn thiện.
- Cân nặng thai nhi lên đều và được bao phủ bởi lớp mỡ trắng mỏng giúp bảo vệ da bé trong môi trường nước ối và giúp bé xoay chuyển dễ dàng hơn.
- Phản xạ nuốt tốt hơn nhằm tập luyện cho hệ tiêu hóa phát triển.
- Cử động mạnh: bắt đầu từ tháng thứ 5 đến lúc sinh, thai nhi sẽ máy thường xuyên và thỉnh thoảng đạp mạnh.
Trong giai đoạn này, em bé đã có thể nghe được giọng nói của mẹ, vì vậy mẹ bầu nên tranh thủ trò chuyện, đọc sách hoặc hát những giai điệu hạnh phúc vào những lúc rảnh rỗi nhé.
3, Bà bầu cần lưu ý gì ở tháng thứ 5 của thai kỳ?
Cơ thể mẹ và em bé ngày càng phát triển mạnh đòi hỏi dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 5 cần có sự thay đổi hợp lý và khoa học. Dưới đây là một số lưu ý bà bầu nên tham khảo:
- Bà bầu nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như sắt, canxi, protein, vitamin và nhiều khoáng chất để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và em bé.
- Bà bầu nên uống nhiều nước để tăng lượng nước ối và giúp cơ thể chống phù nề, rạn da… Bà bầu có thể lựa chọn những loại thực phẩm giúp tăng lượng nước ối là: nước dừa, dưa hấu, dưa vàng, cam, bưởi…
- Thường xuyên đi bộ và có quá trình tập luyện với bác sĩ để sinh con như thế nào, bà bầu cần tập thở, xoa bóp, tập các động tác áp chế để việc sinh con diễn ra dễ dàng và thuận lợi.
- Vào thời điểm này, bà bầu mang thai cần duy trì việc khám thai theo từng tuần, và vào thời kì này âm đạo thường ra nhiều dịch và khí hư, vì vậy mà các bà bầu cần vệ sinh sạch sẽ phía ngoài âm đạo, cần rửa và thay băng vệ sinh để cho phần vùng kín được sạch sẽ và an toàn.
- Một số bà bầu thường bị đau bụng và chảy máu ở giai đoạn tháng thứ 5 này, nếu bà bầu có bị trường hợp này thì cần phải đến gặp bác sĩ gấp để tránh trường hợp việc sinh non.
- Khi bà bầu mang thai tháng thứ 5 cũng không nên ăn quá mặn, các món ăn vừa ăn, không quá ngọt hoặc quá chua, nhằm tránh nguy cơ bị tiểu đường, tăng huyết áp, gây rối loạn đường tiêu hóa sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của thai nhi. Đồng thời, hạn chế việc ăn dầu mỡ, vệ sinh an toàn cho thực phẩm tránh trường hợp ngộ độc thức ăn.
- Điều quan trọng là bà bầu cần kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể khi mang thai. Không nên tăng cân quá nhanh và quá nhiều không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé để tránh các bệnh béo phì và đái tháo đường thai kỳ. Theo các bác sĩ, tốt nhất là chỉ nên tăng từ 10 – 12 kg trong suốt thai kỳ.
- Việc sinh hoạt vợ chồng vào tháng thứ 5 của thai kỳ sẽ không ảnh hưởng đến em bé lắm nếu sức khỏethai kỳ của mẹ bình thường. Em bé sẽ được bảo vệ trong nước ối và cổ tử cung mà tinh trùng khó có thể lọt vào được. Nếu quan hệ tình dục đúng cách còn mang lại cảm giác thoải mái, hạnh phúc cho mẹ, đồng thời làm giảm cảm giác mệt mỏi khó chịu như mất ngủ, stress, đau lưng… do việc mang thai gây ra.
- Giai đoạn này, nhiều bà bầu có thể đã bắt đầu xuất hiện các vết rạn da ở vùng bụng, màu hồng nhạt, vàng nhạt, trắng hoặc màu tím nhạt. Để điều trị rạn da, bà bầu có thể dùng dầu dừa, kem trị rạn… massage lên vùng da bị rạn. Và cách tốt nhất là bà bầu nên dùng các loại kem trị rạn bằng thảo dược tự nhiên dành riêng cho bà bầu. Như vậy bà bẫu sẽ yên tâm hơn về mức độ an toàn của sản phẩm với sức khỏe thai nhi. Bởi đây là sản phẩm được chiết xuất theo cách hoàn toàn tự nhiên, không hóa chất bảo quản hay chất phụ gia nào gây dị ứng cho da hay ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng.
Trên đây là những lưu ý cho bà bầu ở tháng thứ 5 của thai kỳ, hy vọng bài viết sẽ giúp các bà bầu có đầy đủ kiến thức để chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bản thân cũng như thai nhi trong suốt quá trình mang thai của mình nhé!
Đọc tiếp: Ăn gì tốt cho cả bà bầu và thai nhi?
Hồng Ngọc
Đào Thị Kim Tuyến says
Chào bác sĩ, em bầu đến nay là 19 tuần. Em vẫn nghén trong suốt thai kì nên chưa ăn được mấy. Liệu có ảnh hưởng đến sự phát triển của bé ko bác sĩ? Em cần bổ sung thuốc bổ cũng như dinh dưỡng bữa ăn như thế nào thì hợp lý ạ? Cám ơn bác sĩ!
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Kim Tuyến,
Nhu cầu các chất dinh dưỡng trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ không tăng nhiều, hơn nữa nếu thức ăn hàng ngày không cung cấp đủ thì cơ thể mẹ sẽ ưu tiên chuyển dưỡng chất cho con. Vì vậy, nếu ăn uống kém hơn một chút thì bạn cũng không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, kho dinh dưỡng của mẹ không phải là vô hạn, do đó quan trọng nhất vẫn là mẹ cần chú ý bổ sung dưỡng chất tốt nhất có thể để đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của con. Bạn có thể bắt đầu bằng các thực phẩm mình thấy thích ăn, tránh xa mùi vị mang lại cảm giác khó chịu. Ăn các món dễ tiêu như: món nấu, luộc, hấp… thay vì các thực phẩm chiên, rán, nướng… Chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa trong ngày, uống nhiều nước…
Ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, với những mẹ bầu bị nghén khó ăn uống thì có thể bổ sung thêm mỗi ngày 01 viên PM Procare diamond để cung cấp:
– DHA/EPA cần thiết cho sự phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ,… Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglycerid với tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 là tỷ lệ giúp DHA vận chuyển tối ưu qua nhau thai và phát huy tác dụng tốt nhất.
– Acid folic ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, cần thiết cho quá trình tạo máu và phân chia tế bào
– Sắt giúp tạo máu, phòng xảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai,…
– I-ốt giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ, ngăn ngừa các rối loạn do thiếu I-ốt: chứng đần độn, chậm phát triển,…
– Kẽm: cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai và bánh nhau. Thiếu Kẽm ở mẹ là nguyên nhân của suy dinh dưỡng bào thai
– Mg: cần thiết cho quá trình trao đổi chất của calci, photpho, natri, kali, vitamin C, một số vitamin nhóm B; giúp điều hòa trạng thái thần kinh và chức năng vận động của hệ cơ; chuyển hóa đường, chất béo… thành năng lượng
– Các vitamin A,B,C,D,E và khoáng chất khác.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Thanh Nhàn says
Cho e hỏi là e có thai tuần thứ 18 hơi bị đau bụng dưới có bị sao k ạ. Em cảm ơn
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Thanh Nhàn,
Khi mang thai các dây chằng vùng bụng phải dãn ra, cơ căng lên để nâng đỡ thai nhi ngày một lớn. Sự kéo căng của dây chằng khiến mẹ bàu thường cảm thấy đau bụng nhẹ. Cảm giác đau này sẽ gặp nhiều hơn khi bạn thay đổi tư thế hay ho mạnh. Đây là hiện tượng bình thường bạn không cần lo lắng.
Tuy nhiên, nếu bạn thấy đau dữ dội, đau từng cơn, sốt, mệt mỏi, ra máu, … thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị vì đó có thể là dấu hiệu nguy hiểm tới thai kỳ.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Nguyễn thị thành says
Chào bs ạ. E năm nay 24 tuổi. Đang mang thai được 20 tuần 4 ngày. Sáng hôm qua e có bị ra máu đỏ tươi và có đau bụng giống đang có kinh nguyệt đi khám thì bs bảo thai vẫn khỏe. Do e có tử cung đôi và 2 cổ tử cung 1 vách ngăn âm đạo. Thai hiện đang ở bên tử cung bên trái. Hiện tại máu thì e đã hết chảy màu đỏ tươi nhưng có khí hư màu nâu giống như máu chảy đông lại bị đẩy ra. E hoang mang quá bs tư vấn cho e biết được ko ạ. Do hôm qua bs bảo về mà còn đau bụng ra máu thì nên đi nhập viện ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Thành,
Bình thường người phụ nữ có 1 tử cung, 1 đường âm đạo, 2 vòi trứng và 2 buồng trứng. Tử cung đôi là khi tử cung của mẹ bị chia làm 2, đây là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp của cơ quan sinh dục nữ. Phụ nữ mang tử cung dị tật này, khi sinh đẻ sẽ gặp nhiều nguy cơ. Bình thường, một tử cung khỏe mạnh sẽ cung cấp cho thai nhi một không gian đủ rộng để thai phát triển. Với buồng tử cung quá hẹp do bị chia làm hai ở người tử cung đôi, khi thai lớn quá giới hạn cho phép, tử cung sẽ có cơ chế tự đào thải thai nhi, dẫn tới thai kỳ gặp nhiều nguy cơ, trước hết là dễ bị sảy thai hoặc sinh non.
Ra máu khi mang thai có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào, nhưng thường gặp nhất ở thai kỳ thứ 1. Đây có thể là máu báo theo chu kỳ kinh nguyệt do các hormon thai kỳ chưa ổn định và không đủ để chặn chu kì kinh nguyệt, hoặc có thể do những bất thường trong thai kỳ: dọa sảy thai, thai ngoài tử cung, do nhiễm trùng,… Gần 30% phụ nữ bị ra máu khi mang thai và không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm. Tuy nhiên bạn cũng không biết chắc rằng có vấn đề gì đang sảy ra với thai kỳ của mình. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải báo ngay với bác sĩ khi bị ra máu để nhận được sự hỗ trợ hợp lý, kịp thời.
Bạn đã tới thăm khám bác sĩ và hiện thai nhi đang phát triển tốt thì bạn có thể yên tâm dưỡng thai. Hiện tượng ra máu có thể kéo dài một vài hôm, quan trọng là bạn không có các biểu hiện bất thường khác như đau bụng, ra máu đỏ tươi, ra máu nhiều hơn thì bạn không nên quá lo lắng.
Tuy nhiên, với trường hợp tử cung đôi thì bạn cần hết sức cẩn thận. Tăng cường bồi dưỡng sức khỏe, tránh làm việc nặng, căng thẳng. Đăc biệt là phải đi khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Do ngoc mai says
Bsi cho e hoi thai e dc 22tuan ma e bi da oi va duong trong thai ky cao.vay do duong cao dan den nhu oi dung k.
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Ngọc Mai,
Đa ối là do sự sản xuất quá mức nước ối hoặc do rối loạn tái hấp thu của nước ối. Trong đó, tiểu đường trước hoặc trong khi mang thai là nguyên nhân thường gặp dẫn tới tình trạng đa ối. Tuy nhiên, để xác định rõ nguyên nhân thì cần tới sự thăm khám, theo dõi của bác sĩ thăm khám trực tiếp bạn nhé!
Khi bị đa ối, việc thăm khám định kỳ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ là điều cần thiết. Dựa vào mức độ qua mỗi lần thăm khám mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp. Ngoài ra, bạn nên tăng cường nghỉ ngơi, bổ sung dưỡng chất đầy đủ, ăn ít muối. Nếu xuất hiện khó thở, đau bụng hoặc đi lại khó khăn thì cần nhập viện ngay.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
LE THI TUYETDAO says
EM CO BAU 5THANGMACHUACO CHIT NGUA GI HET CO SAO KHONG
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn,
Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể người mẹ hoạt động kém hơn bình thường. Nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng của bạn cũng vì vậy mà tăng lên. Một số bệnh chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu thông thường. Tuy nhiên, số khác lại có thể gây những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bạn và bé trong bụng. Nếu trong quá trình mang thai, không may bạn có tiếp xúc với nguồn bệnh thì tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi những nguy hiểm không đáng có này.
Tuy nhiên, để an toàn cho thai nhi thì đa phần các vacxin phòng bệnh được tiêm từ trước khi mang thai (vacxin phòng sởi, quai bị, rubella, thủy đậu). Khi đã mang thai rồi việc tiêm phòng cần hết sức cẩn trọng. Ở tháng thứ 5, bạn nên thực hiện tiêm phòng uốn ván mũi 1, sau đó 1 tháng tiêm phòng uốn ván mũi 2 để phòng uốn ván sơ sinh. Bạn cũng có thể thực hiện tiêm phòng cúm, viêm gan B trong thai kỳ khi có nguy cơ lây nhiễm cao.
Điều cần làm lúc này là bạn cần thực hiện tiêm phòng uốn ván, đồng thời có chế độ làm việc nghỉ ngơi phù hợp, ăn uống bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức để kháng, phòng chống bệnh tật cho cơ thể
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời