Dinh dưỡng bà bầu

Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú

Trang chủGiới thiệuLiên hệ
  • Chuẩn bị mang thai
    • Dinh dưỡng trước khi mang thai
    • Sức khỏe trước khi mang thai
    • Hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS
  • Cẩm nang mang thai
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Bệnh khi mang thai
  • Cho con bú
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Chăm sóc trẻ sơ sinh
    • Chăm sóc sau sinh
  • Góc của bố
    • Sức khỏe của bố
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Bố chăm sóc mẹ và con
  • Tư vấn hỏi đáp
  • Góc chia sẻ mẹ bầu
  • Video bác sĩ tư vấn
    • Video tư vấn trước khi mang thai
    • Cho mẹ mang thai
    • Cho mẹ sau sinh
Tin tiêu điểm
  • Sản phẩm PM Procare
  • Sản phẩm PM Procare diamond

Liên hệ: 0964.666.152

  • canxi-cho-me-2
  • banner-procare
  • banner-procare-diamond

Những lưu ý cho bà bầu ở tháng thứ 5 thai kỳ

0 lượt xem

Viết bình luận

Ở tháng thứ 5 của thai kỳ, thai nhi phát triển rất nhanh và rất cần một chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt hợp lý. Vậy cần phải lưu ý những vấn đề gì để có một thai kì khỏe mạnh cho mẹ và bé trong tháng thứ 5 này, các bà bầu có thể tham khảo bài viết rất hữu ích dưới đây:

nhung luu y khi mang thai thang thu 5

Nội dung chính

  • 1 1, Cơ thể người mẹ thay đổi như thế nào ở tháng thứ 5?
  • 2 2, Thai nhi phát triển như thế nào ở tháng thứ 5?
  • 3 3, Bà bầu cần lưu ý gì ở tháng thứ 5 của thai kỳ?

1, Cơ thể người mẹ thay đổi như thế nào ở tháng thứ 5?

Ở giai đoạn mang thai tháng thứ 5, ngoại hình và nội tiết tố của bà bầu có nhiều thay đổi lớn. Cụ thể:

  • Bụng và ngực to hơn. Da mặt, quầng vú, âm hộ vẫn sẫm màu hơn. Ngực bắt đầu tiết ra sữa non, da bụng, đùi bắt đầu xuất hiện các vết rạn nhỏ.
  • Do khớp và dây chằng giãn ra nên bà bầu sẽ cảm thấy đau lưng, đau 2 bên sườn và nhức mỏi cơ bắp.
  • Gặp phải một số vấn đề khó chịu về tiêu hóa: ợ chua, đầy bụng, táo bón,…
  • Tăng dịch tiết âm đạo
  • Bà bầu trở nên thèm ăn và ăn nhiều hơn trước.
  • Giai đoạn này cơ thể bắt đầu tăng cân nhanh chóng dẫn đến việc di chuyển của mẹ bầu trở lên khó khăn hơn.
  • Sự lớn lên của bé sẽ làm cho tử cung của mẹ gia tăng kích thước một cách nhanh chóng, tử cung to hơn sẽ chèn ép lên phổi, dạ dày, bàng quang và thậm chí là thận nên sẽ gây khó thở cho các mẹ bầu.
  • Bà bầu bắt đầu cảm nhận được thai máy

 

2, Thai nhi phát triển như thế nào ở tháng thứ 5?

Giai đoạn này, cũng như mẹ, thai nhi phát triển rất mạnh về các bộ phận của cơ thể, nhất là sự phát triển các giác quan của bé:

  • Não của bé đang phân định các vùng riêng biệt cho khứu giác, vị giác, thích giác, thị giác và xúc giác.
  • Chiều dài vòng đầu tăng gấp 25 lần và thể tích tăng gấp 60 lần so với tuần thứ 14.
  • Lông mày và mắt đã phát triển hoàn thiện.
  • Cân nặng thai nhi lên đều và được bao phủ bởi lớp mỡ trắng mỏng giúp bảo vệ da bé trong môi trường nước ối và giúp bé xoay chuyển dễ dàng hơn.
  • Phản xạ nuốt tốt hơn nhằm tập luyện cho hệ tiêu hóa phát triển.
  • Cử động mạnh: bắt đầu từ tháng thứ 5 đến lúc sinh, thai nhi sẽ máy thường xuyên và thỉnh thoảng đạp mạnh.

Trong giai đoạn này, em bé đã có thể nghe được giọng nói của mẹ, vì vậy mẹ bầu nên tranh thủ trò chuyện, đọc sách hoặc hát những giai điệu hạnh phúc vào những lúc rảnh rỗi nhé.

 

3, Bà bầu cần lưu ý gì ở tháng thứ 5 của thai kỳ?

Cơ thể mẹ và em bé ngày càng phát triển mạnh đòi hỏi dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 5 cần có sự thay đổi hợp lý và khoa học. Dưới đây là một số lưu ý bà bầu nên tham khảo:

  • Bà bầu nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như sắt, canxi, protein, vitamin và nhiều khoáng chất để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và em bé.
  • Bà bầu nên uống nhiều nước để tăng lượng nước ối và giúp cơ thể chống phù nề, rạn da… Bà bầu có thể lựa chọn những loại thực phẩm giúp tăng lượng nước ối là: nước dừa, dưa hấu, dưa vàng, cam, bưởi…
  • Thường xuyên đi bộ và có quá trình tập luyện với bác sĩ để sinh con như thế nào, bà bầu cần tập thở, xoa bóp, tập các động tác áp chế để việc sinh con diễn ra dễ dàng và thuận lợi.
  • Vào thời điểm này, bà bầu mang thai cần duy trì việc khám thai theo từng tuần, và vào thời kì này âm đạo thường ra nhiều dịch và khí hư, vì vậy mà các bà bầu cần vệ sinh sạch sẽ phía ngoài âm đạo, cần rửa và thay băng vệ sinh để cho phần vùng kín được sạch sẽ và an toàn.
  • Một số bà bầu thường bị đau bụng và chảy máu ở giai đoạn tháng thứ 5 này, nếu bà bầu có bị trường hợp này thì cần phải đến gặp bác sĩ gấp để tránh trường hợp việc sinh non.
  • Khi bà bầu mang thai tháng thứ 5 cũng không nên ăn quá mặn, các món ăn vừa ăn, không quá ngọt hoặc quá chua, nhằm tránh nguy cơ bị tiểu đường, tăng huyết áp, gây rối loạn đường tiêu hóa sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của thai nhi. Đồng thời, hạn chế việc ăn dầu mỡ, vệ sinh an toàn cho thực phẩm tránh trường hợp ngộ độc thức ăn.
  • Điều quan trọng là bà bầu cần kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể khi mang thai. Không nên tăng cân quá nhanh và quá nhiều không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé để tránh các bệnh béo phì và đái tháo đường thai kỳ. Theo các bác sĩ, tốt nhất là chỉ nên tăng từ 10 – 12 kg trong suốt thai kỳ.
  • Việc sinh hoạt vợ chồng vào tháng thứ 5 của thai kỳ sẽ không ảnh hưởng đến em bé lắm nếu sức khỏethai kỳ của mẹ bình thường. Em bé sẽ được bảo vệ trong nước ối và cổ tử cung mà tinh trùng khó có thể lọt vào được. Nếu quan hệ tình dục đúng cách còn mang lại cảm giác thoải mái, hạnh phúc cho mẹ, đồng thời làm giảm cảm giác mệt mỏi khó chịu như mất ngủ, stress, đau lưng… do việc mang thai gây ra.
  • Giai đoạn này, nhiều bà bầu có thể đã bắt đầu xuất hiện các vết rạn da ở vùng bụng, màu hồng nhạt, vàng nhạt, trắng hoặc màu tím nhạt. Để điều trị rạn da, bà bầu có thể dùng dầu dừa, kem trị rạn… massage lên vùng da bị rạn. Và cách tốt nhất là bà bầu nên dùng các loại kem trị rạn bằng thảo dược tự nhiên dành riêng cho bà bầu. Như vậy bà bẫu sẽ yên tâm hơn về mức độ an toàn của sản phẩm với sức khỏe thai nhi. Bởi đây là sản phẩm được chiết xuất theo cách hoàn toàn tự nhiên, không hóa chất bảo quản hay chất phụ gia nào gây dị ứng cho da hay ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng.

Trên đây là những lưu ý cho bà bầu ở tháng thứ 5 của thai kỳ, hy vọng bài viết sẽ giúp các bà bầu có đầy đủ kiến thức để chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bản thân cũng như thai nhi trong suốt quá trình mang thai của mình nhé!

PM Procare/PM Procare diamond là thuốc  chuyên dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Mẹ bầu có thể dùng hàng ngày, trong suốt thai kỳ và trong thời gian cho con bú để cung cấp DHA, EPA cùng các Vitamin và khoáng chất thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tăng lên của cơ thể trong giai đoạn này. Cùng với chế độ ăn, mẹ chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên Procare sau bữa ăn là đủ giúp cho mẹ mạnh khỏe, thai nhi phát triển tối ưu.

Đọc tiếp: Ăn gì tốt cho cả bà bầu và thai nhi?

Hồng Ngọc

 

Theo Dinhduongbabau.net

BTV Lê Ngần - 23/05/2020
★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ của mẹ bầu
  • Dành cho những bà mẹ đang chuẩn bị mang thai và mang thai
  • Nhật ký viết cho bé Miu và bé Heo con của mẹ
  • Mẹ Việt kể lại hành trình mang thai ở tuổi 30
  • Trăm mối lo của người phụ nữ khi làm mẹ
  • Tâm sự của người mẹ đã từng “khó lòng mà có con”
procare procare

184 Bình luận

  1. Thi anh duyen says

    21/08/2018 at 10:48

    E mang thai 5 tháng . Nhưng chĩ lên đc 1 2kg la bị ngưng lại co khi e bị tụt cân nữa ạ .. w bs cho e hõi nêu tình trạng như w khóe dài co ãnh hưỡng j tới e be hg ạ

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      21/08/2018 at 11:50

      Chào bạn,
      Mức tăng cân của mẹ phẩn nào phản ánh sự phát triển bình thường của thai nhi. Mẹ tăng cân quá ít nghĩa là chế độ ăn của mẹ chưa đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, thiếu dinh dưỡng thai sẽ còi cọc, chậm lớn, chậm phát triển cả về thể lực lẫn trí tuệ…
      Tùy thuộc vào chỉ số dinh dưỡng (BMI=cân nặng/chiều cao*chiều cao) của bạn trước khi mang thai mà có khuyến cáo mức tăng cân phù hợp khi mang thai. Nếu trước đây bạn có BMI<18,5 thì mức tăng cân nên đạt 25% cân nặng trước khi mang thai. Nếu BMI từ 18,5 – 22,9 mức tăng cân nên đạt 20%, nếu BMI>22,9 thì mức tăng cân nên đạt 15%cân nặng trước khi mang thai. Những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường không tăng cân nhiều mà sẽ tăng cân nhanh từ tháng thứ 5 trở đi. Chính vì vậy, để đảm bảo mức tăng cân phù hợp, bạn cần tăng cường dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của mình. Đồng thời lúc này bạn có thể bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp PM Procare diamond và viên bổ sung canxi Magcaldi mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh thai nhi phát triển tối ưu.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

  2. Phượng Nguyễn says

    18/08/2018 at 15:38

    Chao bác si. E dang mang bầu thang thu 5 tự nhiên cức bụng r bi ra máu. E có di thăm khám bác si kêu ko sao cho thuốc về uống. Nhưng hom nay la ngay thứ 2 e bị ra máu r nhu the có ảnh hưởng đến con k . Tuy k ra nhiều nhung bị liên tục. Bsi tư ván giúp e voi e hoang mang qua

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      21/08/2018 at 11:29

      Chào bạn Phượng,
      Thai kỳ khỏe mạnh sẽ không ra máu bất thường. Không rõ bạn được bác sĩ chẩn đoán cụ thể thể nào? thuốc bạn được chỉ định cho dùng là thuốc gì? Tuy nhiên, nếu tiếp tục thấy tức bụng và ra máu thì bạn nên tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám kiểm tra cụ thể. Từ đó bác sĩ sẽ có lời khuyên phù hợp nhất cho bạn.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

  3. Vutrang says

    08/05/2018 at 12:57

    Chào bác.e mang dc 18tuan .e hay ra chat bot màu trắng.có khi mau hoi vàng. E sieu am thì bs bao nuoc oi có nhiu phản am dày nhỏ..e dang dung thuoc trị viem am dao và duong thai.lieu thuoc anh huong con e khong ạ

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      08/05/2018 at 14:43

      Chào bạn Trang,
      Việc sử dụng thuốc khi mang thai cần hết sức thận trọng, bởi thuốc dùng không đúng có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai kỳ. Tuy nhiên, không phải vì thế mà khi bị bệnh mẹ cũng không dám dùng thuốc để điều trị. Vẫn có những thuốc vừa điều trị được bênh, vừa an toàn đối với thai nhi. Có điều khi bị bệnh bạn cần tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
      Nếu bạn đã được bác sĩ thăm khám cẩn trọng thì bạn có thể yên tâm sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ bạn nhé!
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

  4. LÊ THỊ HẠNH says

    08/05/2018 at 09:59

    đau bụng dưới bên phải từng cơn ở tháng thứ 5

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      08/05/2018 at 14:40

      Chào bạn Hạnh,
      Từ cuối thai kỳ thứ 2 trở đi mẹ bầu thường cảm thấy có những cơn gò cứng bụng. Các cơn gò Braxston Hicks (gò cứng và cuộn lại từ 30 giây đến 60 giây) là các cơn gò dạng tập tành cho việc sinh nở sau này. Cơn gò này thường bất ngờ diễn ra chứ không theo chu kỳ đồng thời không đi kèm với những triệu chứng nguy hiểm như chảy máu âm đạo, đau lưng, chuột rút…. Bạn nên uống nhiều nước để bé có ngôi nhà thoáng rộng cho sự phát triển, ăn nhiều chất xơ, hoa quả, giữ tinh thần luôn thoải mái, bổ sung dưỡng chất đầy đủ qua thức ăn và thuốc bổ sung như PM Procare hay PM Procare diamond sẽ giúp thai nhi phát triển tốt nhất.
      Tuy nhiên với tình trạng đau bụng từng cơn và không chắc đó có phải là cơn gò Braxston Hicks hay đó là biểu hiện bất thường của thai kỳ thì bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể. Tránh những lo lắng không nên có và để bác sĩ có thể kịp thời hỗ trợ khi cần thiết.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

  5. Huỳnh thị quý says

    01/05/2018 at 03:05

    Em mang thai cũng đc 5 tháng rồi khoảng 3 ngày trở lại đây em hay bị đau tức bụng dưới, bụng thì căng cứng, khó thở còn hay ra máu nữa e ko biết có bị sao ko,em lo quá rất mong anh chị tư vấn giúp em

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      02/05/2018 at 13:57

      Chào bạn Quý,
      Với bất kỳ lý do gì thì đột nhiên ra máu trong thời gian mang thai là dấu hiệu thông báo thai kỳ của bạn có thể gặp nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám càng sớm càng tốt. Dựa vào kết quả thăm khám bác sĩ sẽ có hỗ trợ kịp thời nếu cần bạn nhé!
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

« Phản hồi cũ hơn
Phản hồi mới hơn »
« 1 … 10 11 12 13 14 … 19 »

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!

Hỏi đáp – Tư vấn trực tuyến
  • E be nhe can hon so voi tuoi thai
  • Bà bầu khó thở, làm gì để giảm bớt?
  • Bí quyết nhận biết Omega 3 loại nào tốt nhất?
  • Bà bầu nên uống loại sắt nào?
  • Thuốc procare cho bà bầu của nước nào?
  • thuốc procare có tác dụng gì cho phụ nữ có thai

Xem thêm

Bà bầu thông thái
LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE

LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE

Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?

Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Khi nào cần bổ sung Omega-3 cho bà bầu

Khi nào cần bổ sung Omega-3 cho bà bầu

Hướng dẫn bổ sung sắt theo từng giai đoạn thai kỳ

Hướng dẫn bổ sung sắt theo từng giai đoạn thai kỳ

Bài viết mới nhất
  • Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình Dương năm 2022
  • [BÁO SK&ĐS] OMEGA 3 CHO BÀ BẦU – HIỂU ĐỦ ĐỂ CHỌN ĐÚNG
  • Lời khuyên chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai trong mùa dịch
  • Truyền hình trực tuyến: CHĂM SÓC BẢO VỆ PHỤ NỮ MANG THAI TRONG MÙA DỊCH
  • LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Video Clips

Tự tin đảm bảo dinh dưỡng “ĐỦ-ĐÚNG” tốt nhất cho con khi mang thai

  • Video tư vấn: Bổ sung Omega3 cho bà bầu
  • Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh
Dinh dưỡng bà bầu
  • Bà bầu nên ăn gì
  • Cẩm nang mang thai
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Kinh nghiệm mang thai
  • Cần tránh khi mang thai
Bệnh bà bầu thường gặp
  • Bệnh tiền sản giật
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đau đầu khi mang thai
  • Viêm gan B ở bà bầu
  • Ốm nghén khi mang thai
Bà mẹ cho con bú
  • Ăn gì nhiều sữa cho con bú
  • Bí kíp cho con bú đúng cách
  • Kinh nghiệm nuôi con
  • Bệnh thường gặp ở bé sơ sinh
Góc cho con
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tăng sức đề kháng cho con
  • Chế độ ăn dặm
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Kinh nghiệm nuôi con
Cho mẹ trước bầu
  • Dấu hiệu có thai
  • Dấu hiệu mang thai sớm
  • Kiến thức trước khi mang thai
  • Khám trước khi mang thai
  • Thuốc bổ trước khi mang thai
Danh mục
  • Cho mẹ trước bầu
    • Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất
    • Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm
    • Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!
    • 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai
    • Uống thuốc bổ gì trước khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh?
  • Dinh dưỡng bà bầu
    • Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?
    • Cẩm nang mang thai – Kiến thức sơ đẳng bà bầu cần biết
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
    • Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu cần biết
    • 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai
  • Bệnh thường gặp của bà bầu
    • Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
    • Đái tháo đường thai kỳ: Cách phát hiện và điều trị
    • Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị
    • Viêm gan B ở bà bầu
    • Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai
  • Bà mẹ cho con bú
    • Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú
    • Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách
    • Chứng trầm cảm sau sinh
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
  • Góc cho con
    • Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
    • Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con?
    • Hướng dẫn chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ

© Copyright 2015
Trang chủ Procare Procare Diamond
Tư vấn sức khỏe trực tuyến
Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!