Ở tháng thứ 5 của thai kỳ, thai nhi phát triển rất nhanh và rất cần một chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt hợp lý. Vậy cần phải lưu ý những vấn đề gì để có một thai kì khỏe mạnh cho mẹ và bé trong tháng thứ 5 này, các bà bầu có thể tham khảo bài viết rất hữu ích dưới đây:
Nội dung chính
1, Cơ thể người mẹ thay đổi như thế nào ở tháng thứ 5?
Ở giai đoạn mang thai tháng thứ 5, ngoại hình và nội tiết tố của bà bầu có nhiều thay đổi lớn. Cụ thể:
- Bụng và ngực to hơn. Da mặt, quầng vú, âm hộ vẫn sẫm màu hơn. Ngực bắt đầu tiết ra sữa non, da bụng, đùi bắt đầu xuất hiện các vết rạn nhỏ.
- Do khớp và dây chằng giãn ra nên bà bầu sẽ cảm thấy đau lưng, đau 2 bên sườn và nhức mỏi cơ bắp.
- Gặp phải một số vấn đề khó chịu về tiêu hóa: ợ chua, đầy bụng, táo bón,…
- Tăng dịch tiết âm đạo
- Bà bầu trở nên thèm ăn và ăn nhiều hơn trước.
- Giai đoạn này cơ thể bắt đầu tăng cân nhanh chóng dẫn đến việc di chuyển của mẹ bầu trở lên khó khăn hơn.
- Sự lớn lên của bé sẽ làm cho tử cung của mẹ gia tăng kích thước một cách nhanh chóng, tử cung to hơn sẽ chèn ép lên phổi, dạ dày, bàng quang và thậm chí là thận nên sẽ gây khó thở cho các mẹ bầu.
- Bà bầu bắt đầu cảm nhận được thai máy
2, Thai nhi phát triển như thế nào ở tháng thứ 5?
Giai đoạn này, cũng như mẹ, thai nhi phát triển rất mạnh về các bộ phận của cơ thể, nhất là sự phát triển các giác quan của bé:
- Não của bé đang phân định các vùng riêng biệt cho khứu giác, vị giác, thích giác, thị giác và xúc giác.
- Chiều dài vòng đầu tăng gấp 25 lần và thể tích tăng gấp 60 lần so với tuần thứ 14.
- Lông mày và mắt đã phát triển hoàn thiện.
- Cân nặng thai nhi lên đều và được bao phủ bởi lớp mỡ trắng mỏng giúp bảo vệ da bé trong môi trường nước ối và giúp bé xoay chuyển dễ dàng hơn.
- Phản xạ nuốt tốt hơn nhằm tập luyện cho hệ tiêu hóa phát triển.
- Cử động mạnh: bắt đầu từ tháng thứ 5 đến lúc sinh, thai nhi sẽ máy thường xuyên và thỉnh thoảng đạp mạnh.
Trong giai đoạn này, em bé đã có thể nghe được giọng nói của mẹ, vì vậy mẹ bầu nên tranh thủ trò chuyện, đọc sách hoặc hát những giai điệu hạnh phúc vào những lúc rảnh rỗi nhé.
3, Bà bầu cần lưu ý gì ở tháng thứ 5 của thai kỳ?
Cơ thể mẹ và em bé ngày càng phát triển mạnh đòi hỏi dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 5 cần có sự thay đổi hợp lý và khoa học. Dưới đây là một số lưu ý bà bầu nên tham khảo:
- Bà bầu nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như sắt, canxi, protein, vitamin và nhiều khoáng chất để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và em bé.
- Bà bầu nên uống nhiều nước để tăng lượng nước ối và giúp cơ thể chống phù nề, rạn da… Bà bầu có thể lựa chọn những loại thực phẩm giúp tăng lượng nước ối là: nước dừa, dưa hấu, dưa vàng, cam, bưởi…
- Thường xuyên đi bộ và có quá trình tập luyện với bác sĩ để sinh con như thế nào, bà bầu cần tập thở, xoa bóp, tập các động tác áp chế để việc sinh con diễn ra dễ dàng và thuận lợi.
- Vào thời điểm này, bà bầu mang thai cần duy trì việc khám thai theo từng tuần, và vào thời kì này âm đạo thường ra nhiều dịch và khí hư, vì vậy mà các bà bầu cần vệ sinh sạch sẽ phía ngoài âm đạo, cần rửa và thay băng vệ sinh để cho phần vùng kín được sạch sẽ và an toàn.
- Một số bà bầu thường bị đau bụng và chảy máu ở giai đoạn tháng thứ 5 này, nếu bà bầu có bị trường hợp này thì cần phải đến gặp bác sĩ gấp để tránh trường hợp việc sinh non.
- Khi bà bầu mang thai tháng thứ 5 cũng không nên ăn quá mặn, các món ăn vừa ăn, không quá ngọt hoặc quá chua, nhằm tránh nguy cơ bị tiểu đường, tăng huyết áp, gây rối loạn đường tiêu hóa sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của thai nhi. Đồng thời, hạn chế việc ăn dầu mỡ, vệ sinh an toàn cho thực phẩm tránh trường hợp ngộ độc thức ăn.
- Điều quan trọng là bà bầu cần kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể khi mang thai. Không nên tăng cân quá nhanh và quá nhiều không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé để tránh các bệnh béo phì và đái tháo đường thai kỳ. Theo các bác sĩ, tốt nhất là chỉ nên tăng từ 10 – 12 kg trong suốt thai kỳ.
- Việc sinh hoạt vợ chồng vào tháng thứ 5 của thai kỳ sẽ không ảnh hưởng đến em bé lắm nếu sức khỏethai kỳ của mẹ bình thường. Em bé sẽ được bảo vệ trong nước ối và cổ tử cung mà tinh trùng khó có thể lọt vào được. Nếu quan hệ tình dục đúng cách còn mang lại cảm giác thoải mái, hạnh phúc cho mẹ, đồng thời làm giảm cảm giác mệt mỏi khó chịu như mất ngủ, stress, đau lưng… do việc mang thai gây ra.
- Giai đoạn này, nhiều bà bầu có thể đã bắt đầu xuất hiện các vết rạn da ở vùng bụng, màu hồng nhạt, vàng nhạt, trắng hoặc màu tím nhạt. Để điều trị rạn da, bà bầu có thể dùng dầu dừa, kem trị rạn… massage lên vùng da bị rạn. Và cách tốt nhất là bà bầu nên dùng các loại kem trị rạn bằng thảo dược tự nhiên dành riêng cho bà bầu. Như vậy bà bẫu sẽ yên tâm hơn về mức độ an toàn của sản phẩm với sức khỏe thai nhi. Bởi đây là sản phẩm được chiết xuất theo cách hoàn toàn tự nhiên, không hóa chất bảo quản hay chất phụ gia nào gây dị ứng cho da hay ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng.
Trên đây là những lưu ý cho bà bầu ở tháng thứ 5 của thai kỳ, hy vọng bài viết sẽ giúp các bà bầu có đầy đủ kiến thức để chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bản thân cũng như thai nhi trong suốt quá trình mang thai của mình nhé!
Đọc tiếp: Ăn gì tốt cho cả bà bầu và thai nhi?
Hồng Ngọc
Tran thi trang says
E mang thai dc 22 tuần.khi ngủ e hay nằm ngửa và gác một chân lên cao sẽ dễ ngủ được.Ma e biết nằm nghiêng trái hay phải thì sẽ tốt hơn nhưng không hiểu sao khi nằm nghiêng thì e bị nhức lưng không chịu nổi.nêu vậy e nằm ngửa thường như vậy có sao với thai nhi không.tư vấn dùm e.
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Trang,
Nằm ngửa hay nằm nghiêng đều không gây ảnh hưởng gì tới thai nhi. Quan trọng là bạn tìm được một tư thế thoải mái nhất cho mình. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn cũng nên thay đổi tư thế, giữ một tư thế gây chèn ép mạch máu quá lâu sẽ không tốt cho cả bạn và thai nhi.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
hoàng mai anh says
Thưa bsỹ cháu hiện mang thai tuần thứ 20.cháu hay bị chóng mặt.cứ đứng lâu là tối sầm mặt mũi lại có đi khám thì họ lại bảo bthường.bụng cháu nhỏ.nhưng thai nhi vẫn đạp bthường đi khám các chỉ số đều bthường.vậy cho cháu hỏi vì sao cháu hay bị chóng mặt và bụng cháu nhỏ có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ.
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Mai Anh,
Chóng mặt khi mang thai là hiện tượng các bà bầu hay gặp phải. Khi mang thai, thể tích máu tăng lên, máu loãng hơn, hệ tim mạch và thần kinh có lúc không tự thích ứng với sự thay đổi của huyết áp khiến bà bầu đôi khi bị hoa mắt chóng mặt, nhất là khi thay đổi tư thế đột ngột. Ngoài ra chế độ ăn không đảm bảo, thiếu dinh dưỡng, thiếu máu khiến bà bầu dễ bị hạ đường huyết cũng gây chóng mặt. Khi thiếu máu thiếu sắt, lượng Oxy cung cấp cho não không đủ là nguyên nhân gây tình trạng hoa mắt chóng mặt thường gặp ở bà bầu. Như vậy, mức độ ảnh hưởng tới thai nhi tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt.
Thông thường thai nhi sẽ lớn nên nhanh chóng bắt đầu từ tháng thứ 5 trở đi. Quan trọng là bạn đã đi thăm khám bác sĩ, làm xét nghiệm và cho kết quả bình thường thì bạn không cần lo lắng. Duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, bổ sung dưỡng chất đầy đủ, giữ tinh thần thoải mái vui vẻ sẽ giúp bạn có một thai kỳ phát triển tốt đẹp như ý.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Ho Cam Tu says
Chào bs. Em năm nay 24 tuổi. Em đang mang thai tuần thứ 16. 2 hôm nay em bị đau lưng giũ dội. Đêm em ko ngủ được. Không biết có ảnh hưởng đến thai nhi không. Em lo lắm. Em cảm ơn bs. Và đêm em ngủ được rất ít. Em lo ảnh hưởng đến thai nhi quá
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Cẩm Tú,
Đau lưng là hiện tượng thường gặp ở bà bầu, khi mà trọng lượng cơ thể và thai nhi tăng lên gây áp lực nhiều đến vùng lưng hông. Nhưng cơn đau đó không nhiều, chỉ thoáng qua. Trường hợp đau lưng dữ dội thì bạn cần tới bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Trương Thị Bích Phương says
Thưa bác sĩ, e đang ở tuần 22 của thai kì, e bắt đầu cảm nhận thai máy vào khoảng tuần 19, dù ko quá rõ rệt. E đã nghĩ đáng ra bây giờ thai máy phải rõ ràng mạnh mẽ hơn rồi. Nhưng đến tuần 22 này và e vẫn cảm thấy thái máy chỉ lúc e nằm yên thật yên, nhẹ lắm, mà cũng ko nhiều. Trước đó e thấy thái máy vào btoi, nhug bây giờ btoi cũng ít lắm ạ. Còn lúc e hoạt động thì hầu như ko cảm nhận đc gì. Tuy nhiên ngày nào e cũng để ý và thấy thái máy. Lúc 20 tuần e đi khám thì vẫn bt. Đã sàng lọc quý 2 rồi ạ. Cho e hỏi với tần suất thai máy như e thì có ít ko ạ? E có bầu con so, và cũng chỉ mới tăng 4kg. Mong bác sĩ tư vấn kĩ cho e với ạ. Em cảm ơn bác sĩ ạ.
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Bích Phương,
Nhiều trường hơp tới tuần 22 bà bầu mới bắt đầu cảm nhận thấy thai máy lần đầu tiên. Cảm giác thai máy lúc này rõ ràng hơn những tuần trước nhưng cơ bản vẫn còn mơ hồ và rất nhẹ nhàng. Hơn nữa thai máy nhiều hay ít, mạnh hay nhẹ phụ thuộc vào từng em bé và môi trường dinh dưỡng của mẹ. Nếu em bé hiếu động, thì ngay từ khi mang thai đã thể hiện tính hiếu động của mình bằng cách nhào lộn, cử động tay chân thường xuyên. Ngược lại, thì bạn sẽ thấy em bé hoạt động không nhiều. Hơn nữa, nếu bạn ăn uống đủ dưỡng chất, bé không bị đói thì nhu cầu đòi ăn cũng giảm và bé sẽ bớt bứt rứt hơn.
Quang trọng là bạn vẫn thấy bé máy đều đặn hàng ngày, khi thăm khám cho kết quả tốt thì bạn không cần lo lắng.
20 tuần tăng 4kg là bình thường, cân nặng của mẹ và con sẽ tăng nhanh ở những tháng cuối thai kỳ. Do đó bạn chú ý bổ sung dưỡng chất đủ, giữ tinh thần thoải mái để thai nhi phát triển tối ưu.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
vo thi xuan says
xin chào chuyên mục tư vấn sức khỏe.em có vấn đề cần thắc mắc.hiện tại em đang mang thai tuần 22-em có uxo kích thức 76mmx64mm khi siêu âm tuần thứ 19.nhưng 2 ngày gần đây em đau bụng dưới cứ 10phut đau 1 lần nhưng cơn đau chỉ thoáng qua chưa đầy 1 phút,em không ra máu em bé cử động bình thường,và kèm theo đau lưng.nhưng cơn đau chấm dứt ngay khi em thay đổi vị trí.hiện tại bụng của em rất to vòng bụng ngang rốn 97cm, em đã tăng được 5 kg, đây là lần mang thai thứ 2 của em. rất mong chuyên gia trả lời thắc mắc. em cảm ơn
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Xuân,
Khích thước u xơ của bạn khá to làm tăng nguy cơ sảy thai và đẻ non do khối u chèn ép. Do đó, khi có dấu hiệu bất thường như vậy thì bạn cần tới bác sĩ tham khám trực tiếp để cho thuốc điều trị, phòng ngừa sảy thai và đẻ non.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời