Dinh dưỡng bà bầu

Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú

Trang chủGiới thiệuLiên hệ
  • Chuẩn bị mang thai
    • Dinh dưỡng trước khi mang thai
    • Sức khỏe trước khi mang thai
    • Hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS
  • Cẩm nang mang thai
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Bệnh khi mang thai
  • Cho con bú
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Chăm sóc trẻ sơ sinh
    • Chăm sóc sau sinh
  • Góc của bố
    • Sức khỏe của bố
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Bố chăm sóc mẹ và con
  • Tư vấn hỏi đáp
  • Góc chia sẻ mẹ bầu
  • Video bác sĩ tư vấn
    • Video tư vấn trước khi mang thai
    • Cho mẹ mang thai
    • Cho mẹ sau sinh
Tin tiêu điểm
  • Sản phẩm PM Procare
  • Sản phẩm PM Procare diamond

Liên hệ: 0964.666.152

  • canxi-cho-me-2
  • banner-procare
  • banner-procare-diamond

Những thức uống tốt cho bà bầu và lưu ý cần nhớ

0 lượt xem

Viết bình luận

Thức uống đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho cơ thể bà bầu và bổ sung thêm nhiều vitamin và dưỡng chất giúp bà bầu khỏe mạnh, rạng rỡ hơn. Dưới đây là những thức uống cực tốt bà bầu nên tham khảo:

thuc uong tot cho ba bau - nuoc loc

Nội dung chính

  • 1 Những thức uống tốt cho bà bầu
    • 1.1 1, Nước lọc
    • 1.2 2, Nước mía
    • 1.3 3, Nước dừa
    • 1.4 4, Sinh tố hoa quả
    • 1.5 5, Nước ép trái cây, rau củ quả
    • 1.6 6, Sữa
  • 2 Một số lưu ý khi dùng thức uống cho bà bầu

Những thức uống tốt cho bà bầu

1, Nước lọc

Dù mang thai hay không thì nước vẫn luôn là một trong những chất lỏng quan trọng nhất của cơ thể cũng như duy trì chức năng của các cơ quan nội tạng. Đặc biệt, đối với cơ thể phụ nữ có thai, nước có vai trò quan trọng hơn nữa để đáp ứng nhu cầu đang thay đổi từng ngày của cơ thể. Nước duy trì thân nhiệt, làm mát cơ thể, đặc biệt là trong những tháng nóng nực, ẩm ướt; giúp giảm thiểu được tình trạng ốm nghén, ợ nóng và khó tiêu, táo bón, trĩ. Thiếu nước khi mang thai có thể dẫn tới những hậu quả như đau đầu, buồn nôn, chuột rút, phù nề và chóng mặt, kích thích dạ con dẫn tới sẩy thai trong 3 tháng đầu. Ngoài ra, nước còn giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm niệu đạo, một hiện tượng rất phổ biến khi có thai. Nếu bà bầu uống đủ nước, nước tiểu sẽ loãng hơn, giảm nguy cơ viêm nhiễm. Nước cũng là thành phần thiết yếu trong sữa mẹ cũng như hỗ trợ quá trình tiết sữa. Các nghiên cứu cho thấy mẹ uống nước đủ giúp tăng lượng nước ối quanh bào thai; giúp mẹ đi tiểu đều, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu; đảm bảo nhu cầu máu tăng cao trong cơ thể mẹ và tránh mất nước khi mẹ đổ mồ hôi. Một số nhà khoa học tin rằng, uống không đủ nước làm tăng nguy cơ ngôi ngược, dây rốn quấn cổ và tăng nồng độ của phân su trong chất lỏng. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO gợi ý phụ nữ mang thai uống khoảng 4l nước lọc mỗi ngày (tăng thêm 0,5l nếu đang cho con bú). Và không nên lạm dụng nước vì có thể nguy hiểm nếu uống nước quá nhiều.

Xem thêm: Ăn gì tốt cho cả bà bầu và thai nhi?

thuc uong tot cho ba bau - nuoc mia

2, Nước mía

Các nghiên cứu đã cho thấy, ngoài thành phần cơ bản là các loại đường chiếm khoảng 70%, nước mía còn chứa nhiều canxi, đồng, magie, kali, sắt…, các loại vitamin A, B, C và gần 30 axit hữu cơ khác, những loại chất cần thiết cho quá trình mang thai của mẹ. Vì vậy, mía không những có vị ngọt dễ chịu hợp với khẩu vị mọi người mà còn cung cấp cho cơ thể năng lượng và những chất dinh dưỡng cần thiết. Việc dùng nước mía có thể giúp tăng nước ối, cung cấp năng lượng và dinh dưỡng chống tình trạng chậm tăng cân ở thai nhi và sụt cân ở những bà bầu nghén nặng. Một số bà bầu dùng nước mía còn thấy giảm triệu chứng nghén và táo bón. Bởi kali có trong nước mía giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày. Tuy nhiên không phải vậy mà các bà bầu sử dụng nước mía thay thế hoàn toàn các loại nước uống khác như nước lọc, sữa… Vì việc nạp quá nhiều nước mía làm mẹ bầu dễ tăng cân quá mức, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm. Tính lạnh và hàm lượng đường cao cũng là nguyên nhân khuyến cáo người có hệ tiêu hóa yếu, hay đi lỏng không nên sử dụng thường xuyên. Đặc biệt an toàn vệ sinh thực phẩm cũng là vấn đề rất đáng lưu tâm bởi đây là thức uống thu hút nhiều loại côn trùng bay tới, là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Do vậy để đảm bảo vệ sinh, bà bầu nên tự mua mía về ép hoặc mua nước mía sạch ở những cửa hàng đảm bảo vệ sinh. Nước mía mới ép nên uống ngay, không để lâu nước mía lên men, chuyển màu biến chất.

thuc uong tot cho ba bau - nuoc dua

3, Nước dừa

Nước dừa chứa rất nhiều vitamin A, vitamin B, khoáng chất giúp tăng cường hoạt động cơ bắp và ngăn ngừa tình trạng táo bón, ợ hơi trong thai kỳ. Đặc biệt, nước dừa sẽ bổ sung lượng chất lỏng và muối bị hao hụt trong cơ thể bà bầu, có tác dụng tốt cho ối thai phụ. Ngoài ra, nước dừa chứa rất nhiều axit lauric có tác dụng chống vi khuẩn, virut, tăng cường sức đề kháng cho bà mẹ và thai nhi. Đây là điều vô cùng quan trọng bởi cơ thể bà bầu vốn nhạy cảm và hệ miễn dịch rất yếu. Một số lưu ý cho bà bầu khi uống nước dừa là:

  • Hạn chế uống nước dừa trong 3 tháng đầu tiên, nhất là những bà bầu ốm nghén nặng.
  • Không nên uống nước dừa vào buổi tối.
  • Không nên uống quá nhiều. Đặc biệt, không nên coi nước dừa là loại thức uống thay thế nước lọc.
  • Bà bầu có huyết áp thấp nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống nước dừa.
  • Đối với tháng cuối trong thai kỳ, nên uống nước dừa vào buổi sáng và uống 2 lần/ tuần để nhận đủ dinh dưỡng và đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

thuc uong tot cho ba bau - sinh to hoa qua

4, Sinh tố hoa quả

Sinh tố là một loại thức uống rất tốt cho bà bầu, vì sinh tố không chỉ dễ làm mà còn bổ sung lượng nước và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Sữa kết hợp với các loại trái cây như chuối, táo, lê, bơ… pha trộn vào nhau trở thành một loại đồ uống cực hấp dẫn với khẩu vị của các mẹ. Một ly sinh tố cung cấp đầy đủ canxi, protein và chất xơ… sẽ giúp cơ thể bà bầu xua tan đi những mệt mỏi, khó chịu, tạo sự hưng phấn và cung cấp thêm năng lượng cho một ngày mới.

thuc uong tot cho ba bau - nuoc ep rau cu qua

5, Nước ép trái cây, rau củ quả

Các loại nước ép trái cây là lựa chọn tuyệt vời cho bà bầu, vừa giúp bổ sung lượng nước cho cơ thể, vừa cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên nước ép trái cây chỉ cung cấp chất dinh dưỡng nhưng lại thiếu đi lượng chất xơ cần thiết. Vì vậy, bà bầu có thể kết hợp uống nước ép trái cây cùng rau củ quả vừa bổ sung chất xơ và vitamin cho cơ thể, vừa giúp đẩy lùi táo bón – một trong những nỗi lo lớn nhất của các bà bầu.

thuc uong tot cho ba bau - sua

6, Sữa

Không chỉ giải quyết cơn khác của mẹ bầu, sữa còn là nguồn cung cấp vitamin D và canxi cho thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh. Thậm chí, một số loại sữa bầu hiện nay còn được tăng cường thêm những dưỡng chất có lợi cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi như DHA, ARA, cholin… Vì thế bà bầu hãy cố gắng uống sữa để em bé được khỏe mạnh nhé. Nếu bà bầu đang thừa cân, béo phì hoặc lo lắng về chứng bệnh tiểu đường thai kỳ, có thể sử dụng sữa tươi không đường và ít chất béo vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên, tất cả những sản phẩm từ sữa cần phải được tiệt trùng và đảm bảo vệ sinh nhé!

Một số lưu ý khi dùng thức uống cho bà bầu

Việc bổ sung nước trong thai kỳ có vai trò rất quan trọng với sức khỏe bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, nếu uống nước không hợp lý, không đúng thời điểm có thể gây tác dụng phụ. Vì vậy, bà bầu cần lưu ý:

  • Bà bầu không nên uống quá nhiều nước, vượt quá mức quy định sẽ gây quá tải cho thận.
  • Không nên uống 1 loại nước ép trái cây liên tục, nhiều lần trong ngày. Nên thường xuyên thay đổi các loại nước ép để bổ sung đầy đủ chất trong thai kỳ.
  • Với các loại nước ép từ trái cây nên ngâm rửa sạch bằng nước muối trước khi sử dụng để đảm bảo loại bỏ các vi khuẩn, chất hóa học bám trên bề mặt trái cây.
  • Nên uống nước trái cây vào buổi sáng để cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.
  • Tìm hiểu kỹ nguồn gốc trái cây trước khi chế biến thành nước ép, không uống nước có nguồn gốc không rõ ràng vì có thể gây ngộ độc thai nhi.
  • Một số thức uống không tốt các bà bầu cần lưu ý tránh xa là: rượu bia, cà phê, đồ uống có ga, cồn, nước chè, nước lạnh… bởi chúng có thể làm thai nhi tổn thương, sảy thai tự nhiên hoặc thai nhi sinh ra sức đề kháng yếu, và chậm phát triển hơn những trẻ bình thường.

Đọc tiếp: Những thức ăn cần tránh khi mang thai

Tóm lại, cũng giống như thực phẩm, những thức uống bà bầu nạp vào cơ thể mỗi ngày cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe các mẹ theo chiều hướng tốt lên hoặc xấu đi. Do đó, các bà bầu cần có kiến thức về những thức uống tốt cho bản thân mình để đảm bảo sức khỏe cũng như bảo vệ bé yêu trong suốt thời kỳ mang thai nhé!

Hồng Ngọc

Theo Dinhduongbabau.net

BTV Lê Ngần - 28/11/2019
★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ của mẹ bầu
  • Dành cho những bà mẹ đang chuẩn bị mang thai và mang thai
  • Nhật ký viết cho bé Miu và bé Heo con của mẹ
  • Mẹ Việt kể lại hành trình mang thai ở tuổi 30
  • Trăm mối lo của người phụ nữ khi làm mẹ
  • Tâm sự của người mẹ đã từng “khó lòng mà có con”
procare procare

4 Bình luận

  1. Dung says

    08/04/2020 at 13:18

    em hay bị tình trạng ngứa và viêm nhiễm âm đạo,em có ma a thuốc bôi DIPOLAC G để bôi ở ngoài ,nhưng em bôi khoảng 15phut sau em rửa sạch,vậy em hỏi là có ảnh hương dì đến thai nhi không ạ,và làm cách nào để khắt phục tình trạng viêm ngứa âm đạo ạ,cảm ơn bác sĩ

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • Dinh Dưỡng Bà Bầu says

      09/04/2020 at 14:27

      Chào bạn,
      Thuốc Dipolacchứa 3 hoạt chất là betamethasone dipropionate, gentamicin và clotrimazole. Thuốc có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn da, nấm da, nấm kẽ tay chân, nấm móng, vẩy nến, viêm da do tiếp xúc, viêm da thần kinh, chàm, viêm da bã nhờn, viêm ngứa vùng hậu môn sinh dục.
      – Betamethason là một corticosteroid tác dụng chống viêm, chống dị ứng tại chỗ mạnh, đáp ứng nhanh trong các dạng viêm da, chàm, vảy nến. Tuy nhiên dùng thuốc có thể gây ức chế vỏ thượng thận, làm giảm năng tuyến thượng thận của trẻ.
      – Gentamicin là một kháng sinh thuộc họ aminoglycosid tác dụng diệt khuẩn phổ rộng, tác dụng trên phần lớn các vi khuẩn thường gặp trong nhiễm khuẩn da. Dùng thuốc trong thai kỳ có thể gây độc với thận, gây điếc cho thai nhi.
      – Clotrimazol là thuốc kháng nấm phổ rộng, dùng điều trị các bệnh: nấm da, nhiễm Candida, lang ben, hắc lào, nấm tóc. Clotrimazol liên kết với các phospholipid trong màng tế bào nấm, gây mất các chất thiết yếu nội bào dẫn đến tiêu hủy tế bào nấm. Hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ và hoàn chỉnh về tính an toàn của thuốc trên phụ nữ có thai.
      Chính vì vậy, thuốc được khuyến cáo không dùng cho phụ nữ mang thai nếu không thực sự cần thiết.
      Trường hợp bạn bj viêm âm đạo có ngứa gãi thì rất có thể làm tổn thương vùng niêm mạc âm đạo nên khi bôi thuốc sẽ hấp thu qua da nhanh nên 15 phút sau khi bôi bạn có rửa sạch thì việc sử dụng trong thời gian dài vẫn có nguy cơ có thể ảnh hưởng đến thai nhi.Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có kết luận chính xác về mức độ nguy hại của thuốc đối với thai kỳ ra sao. Do đó, bạn nên thực hiện thăm khám thai đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ, thực hiện chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ để mẹ và con khỏe mạnh
      Đối với tình trạng viêm ngứa âm đạo thì bạn nên đến chuyên khoa sản để bác sỹ thăm khám kiểm tra nhằm có chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh lý, đồng thời có chỉ định thuốc điều trị an toàn phù hợp cho bạn để không ảnh hưởng đến thai nhi.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

  2. Kieu says

    14/09/2017 at 21:06

    E mag thai 26tuan be nang 800g co nhe qua ko a

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      18/09/2017 at 17:55

      Chào bạn Kiều,
      Ở tuần 26 cân nặng trung bình của thai nhi khoảng 900gam. Như vậy, cân nặng em be của bạn hơi thấp hơn chuẩn một chút nhưng vẫn nằm trong giới hạn bình thường, bạn không cần quá lo lắng. Bởi cân năng thai nhi ước tính trên siêu âm thường có sai số. Hơn nữa thai nhi sẽ phát triển và tăng cân nhanh chóng ở những tháng tiếp theo. Do đó, việc ăn uống, bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho mẹ lúc này là vô cùng cần thiết. Ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, bạn có thể bổ sung mỗi ngày 01 viên PM Procare hay PM Procare diamond để đáp ứng đầy đủ nhu cầu dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, cho mẹ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,…
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!

Hỏi đáp – Tư vấn trực tuyến
  • E be nhe can hon so voi tuoi thai
  • Bà bầu khó thở, làm gì để giảm bớt?
  • Bí quyết nhận biết Omega 3 loại nào tốt nhất?
  • Bà bầu nên uống loại sắt nào?
  • Thuốc procare cho bà bầu của nước nào?
  • thuốc procare có tác dụng gì cho phụ nữ có thai

Xem thêm

Bà bầu thông thái
LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE

LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE

Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?

Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Khi nào cần bổ sung Omega-3 cho bà bầu

Khi nào cần bổ sung Omega-3 cho bà bầu

Bổ sung Acid folic đúng cách cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai Việt Nam

Bổ sung Acid folic đúng cách cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai Việt Nam

Bài viết mới nhất
  • Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình Dương năm 2022
  • [BÁO SK&ĐS] OMEGA 3 CHO BÀ BẦU – HIỂU ĐỦ ĐỂ CHỌN ĐÚNG
  • Lời khuyên chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai trong mùa dịch
  • Truyền hình trực tuyến: CHĂM SÓC BẢO VỆ PHỤ NỮ MANG THAI TRONG MÙA DỊCH
  • LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Video Clips

Tự tin đảm bảo dinh dưỡng “ĐỦ-ĐÚNG” tốt nhất cho con khi mang thai

  • Video tư vấn: Bổ sung Omega3 cho bà bầu
  • Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh
Dinh dưỡng bà bầu
  • Bà bầu nên ăn gì
  • Cẩm nang mang thai
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Kinh nghiệm mang thai
  • Cần tránh khi mang thai
Bệnh bà bầu thường gặp
  • Bệnh tiền sản giật
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đau đầu khi mang thai
  • Viêm gan B ở bà bầu
  • Ốm nghén khi mang thai
Bà mẹ cho con bú
  • Ăn gì nhiều sữa cho con bú
  • Bí kíp cho con bú đúng cách
  • Kinh nghiệm nuôi con
  • Bệnh thường gặp ở bé sơ sinh
Góc cho con
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tăng sức đề kháng cho con
  • Chế độ ăn dặm
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Kinh nghiệm nuôi con
Cho mẹ trước bầu
  • Dấu hiệu có thai
  • Dấu hiệu mang thai sớm
  • Kiến thức trước khi mang thai
  • Khám trước khi mang thai
  • Thuốc bổ trước khi mang thai
Danh mục
  • Cho mẹ trước bầu
    • Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất
    • Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm
    • Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!
    • 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai
    • Uống thuốc bổ gì trước khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh?
  • Dinh dưỡng bà bầu
    • Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?
    • Cẩm nang mang thai – Kiến thức sơ đẳng bà bầu cần biết
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
    • Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu cần biết
    • 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai
  • Bệnh thường gặp của bà bầu
    • Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
    • Đái tháo đường thai kỳ: Cách phát hiện và điều trị
    • Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị
    • Viêm gan B ở bà bầu
    • Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai
  • Bà mẹ cho con bú
    • Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú
    • Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách
    • Chứng trầm cảm sau sinh
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
  • Góc cho con
    • Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
    • Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con?
    • Hướng dẫn chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ

© Copyright 2015
Trang chủ Procare Procare Diamond
Tư vấn sức khỏe trực tuyến
Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!