Ở tháng thứ 5 của thai kỳ, thai nhi phát triển rất nhanh và rất cần một chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt hợp lý. Vậy cần phải lưu ý những vấn đề gì để có một thai kì khỏe mạnh cho mẹ và bé trong tháng thứ 5 này, các bà bầu có thể tham khảo bài viết rất hữu ích dưới đây:
Nội dung chính
1, Cơ thể người mẹ thay đổi như thế nào ở tháng thứ 5?
Ở giai đoạn mang thai tháng thứ 5, ngoại hình và nội tiết tố của bà bầu có nhiều thay đổi lớn. Cụ thể:
- Bụng và ngực to hơn. Da mặt, quầng vú, âm hộ vẫn sẫm màu hơn. Ngực bắt đầu tiết ra sữa non, da bụng, đùi bắt đầu xuất hiện các vết rạn nhỏ.
- Do khớp và dây chằng giãn ra nên bà bầu sẽ cảm thấy đau lưng, đau 2 bên sườn và nhức mỏi cơ bắp.
- Gặp phải một số vấn đề khó chịu về tiêu hóa: ợ chua, đầy bụng, táo bón,…
- Tăng dịch tiết âm đạo
- Bà bầu trở nên thèm ăn và ăn nhiều hơn trước.
- Giai đoạn này cơ thể bắt đầu tăng cân nhanh chóng dẫn đến việc di chuyển của mẹ bầu trở lên khó khăn hơn.
- Sự lớn lên của bé sẽ làm cho tử cung của mẹ gia tăng kích thước một cách nhanh chóng, tử cung to hơn sẽ chèn ép lên phổi, dạ dày, bàng quang và thậm chí là thận nên sẽ gây khó thở cho các mẹ bầu.
- Bà bầu bắt đầu cảm nhận được thai máy
2, Thai nhi phát triển như thế nào ở tháng thứ 5?
Giai đoạn này, cũng như mẹ, thai nhi phát triển rất mạnh về các bộ phận của cơ thể, nhất là sự phát triển các giác quan của bé:
- Não của bé đang phân định các vùng riêng biệt cho khứu giác, vị giác, thích giác, thị giác và xúc giác.
- Chiều dài vòng đầu tăng gấp 25 lần và thể tích tăng gấp 60 lần so với tuần thứ 14.
- Lông mày và mắt đã phát triển hoàn thiện.
- Cân nặng thai nhi lên đều và được bao phủ bởi lớp mỡ trắng mỏng giúp bảo vệ da bé trong môi trường nước ối và giúp bé xoay chuyển dễ dàng hơn.
- Phản xạ nuốt tốt hơn nhằm tập luyện cho hệ tiêu hóa phát triển.
- Cử động mạnh: bắt đầu từ tháng thứ 5 đến lúc sinh, thai nhi sẽ máy thường xuyên và thỉnh thoảng đạp mạnh.
Trong giai đoạn này, em bé đã có thể nghe được giọng nói của mẹ, vì vậy mẹ bầu nên tranh thủ trò chuyện, đọc sách hoặc hát những giai điệu hạnh phúc vào những lúc rảnh rỗi nhé.
3, Bà bầu cần lưu ý gì ở tháng thứ 5 của thai kỳ?
Cơ thể mẹ và em bé ngày càng phát triển mạnh đòi hỏi dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 5 cần có sự thay đổi hợp lý và khoa học. Dưới đây là một số lưu ý bà bầu nên tham khảo:
- Bà bầu nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như sắt, canxi, protein, vitamin và nhiều khoáng chất để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và em bé.
- Bà bầu nên uống nhiều nước để tăng lượng nước ối và giúp cơ thể chống phù nề, rạn da… Bà bầu có thể lựa chọn những loại thực phẩm giúp tăng lượng nước ối là: nước dừa, dưa hấu, dưa vàng, cam, bưởi…
- Thường xuyên đi bộ và có quá trình tập luyện với bác sĩ để sinh con như thế nào, bà bầu cần tập thở, xoa bóp, tập các động tác áp chế để việc sinh con diễn ra dễ dàng và thuận lợi.
- Vào thời điểm này, bà bầu mang thai cần duy trì việc khám thai theo từng tuần, và vào thời kì này âm đạo thường ra nhiều dịch và khí hư, vì vậy mà các bà bầu cần vệ sinh sạch sẽ phía ngoài âm đạo, cần rửa và thay băng vệ sinh để cho phần vùng kín được sạch sẽ và an toàn.
- Một số bà bầu thường bị đau bụng và chảy máu ở giai đoạn tháng thứ 5 này, nếu bà bầu có bị trường hợp này thì cần phải đến gặp bác sĩ gấp để tránh trường hợp việc sinh non.
- Khi bà bầu mang thai tháng thứ 5 cũng không nên ăn quá mặn, các món ăn vừa ăn, không quá ngọt hoặc quá chua, nhằm tránh nguy cơ bị tiểu đường, tăng huyết áp, gây rối loạn đường tiêu hóa sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của thai nhi. Đồng thời, hạn chế việc ăn dầu mỡ, vệ sinh an toàn cho thực phẩm tránh trường hợp ngộ độc thức ăn.
- Điều quan trọng là bà bầu cần kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể khi mang thai. Không nên tăng cân quá nhanh và quá nhiều không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé để tránh các bệnh béo phì và đái tháo đường thai kỳ. Theo các bác sĩ, tốt nhất là chỉ nên tăng từ 10 – 12 kg trong suốt thai kỳ.
- Việc sinh hoạt vợ chồng vào tháng thứ 5 của thai kỳ sẽ không ảnh hưởng đến em bé lắm nếu sức khỏethai kỳ của mẹ bình thường. Em bé sẽ được bảo vệ trong nước ối và cổ tử cung mà tinh trùng khó có thể lọt vào được. Nếu quan hệ tình dục đúng cách còn mang lại cảm giác thoải mái, hạnh phúc cho mẹ, đồng thời làm giảm cảm giác mệt mỏi khó chịu như mất ngủ, stress, đau lưng… do việc mang thai gây ra.
- Giai đoạn này, nhiều bà bầu có thể đã bắt đầu xuất hiện các vết rạn da ở vùng bụng, màu hồng nhạt, vàng nhạt, trắng hoặc màu tím nhạt. Để điều trị rạn da, bà bầu có thể dùng dầu dừa, kem trị rạn… massage lên vùng da bị rạn. Và cách tốt nhất là bà bầu nên dùng các loại kem trị rạn bằng thảo dược tự nhiên dành riêng cho bà bầu. Như vậy bà bẫu sẽ yên tâm hơn về mức độ an toàn của sản phẩm với sức khỏe thai nhi. Bởi đây là sản phẩm được chiết xuất theo cách hoàn toàn tự nhiên, không hóa chất bảo quản hay chất phụ gia nào gây dị ứng cho da hay ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng.
Trên đây là những lưu ý cho bà bầu ở tháng thứ 5 của thai kỳ, hy vọng bài viết sẽ giúp các bà bầu có đầy đủ kiến thức để chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bản thân cũng như thai nhi trong suốt quá trình mang thai của mình nhé!
Đọc tiếp: Ăn gì tốt cho cả bà bầu và thai nhi?
Hồng Ngọc
Nguyễn Thu Phương says
Xin chào bs ạ, em mang thai tuần thứ 22 nhưng cân nặng không tăng được như vài tuần trước. Em ăn no sẽ tức bụng nên em cũng ăn ít hơn. Vậy chuyên gia cho em hỏi là điều này có ảnh hưởng đến em bé không ạ? Em xin cảm ơn ạ
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn Phương,
Giai đoạn mang thai 3 tháng giữa, mẹ bầu nên ăn nhiều hơn so với bình thường, năng lượng tăng khoảng 300 – 350 calories/ ngày và 60 g chất đạm.Trong 3 tháng giữa thai kỳ nếu bà bầu tăng khoảng 4-5 kg thì coi như là đã bổ sung đủ dinh dưỡng.Khi mang thai, đặc biệt là những tháng giữa và cuối em bé đã phát triển mạnh mẽ, việc ăn nhiều cùng 1 lúc sẽ khiến bạn căng tức bụng, do đó bạn nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, không nên ăn no quá để tránh áp lực lên bụng khiến bạn căng tức khó chịu. Nếu mẹ ăn ít có thể không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cả 2 mẹ con khiến mẹ bầu mệt mỏi, thai nhi chậm phát triển.
Chính vì vậy, giai đoạn này bạn nên cố gắng tăng cường bổ sung dinh dưỡng qua chế độ ăn hàng ngày. Các nhóm thực phẩm mẹ bầu cần cung cấp đủ hàng ngày bao gồm tinh bột, Protein, chất béo, vitamin và khoáng chất,… Thực hiện ăn chín uống sôi, tăng cường rau xanh và hoa quả, hạn chế các thực phẩm nhiều muối, nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn. Tránh xa rượu, bia, thuốc lá…Ngoài chế độ ăn uống tăng cường, mẹ bầu nên bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu như: Sắt, canxi, acid Folic, DHA/EPA, Kẽm, Mg, Iod, Vitamin A,D….Do đó bạn có thể tham khảo sử dụng mỗi ngày 1 viên thuốc bổ PM procare/ PM Procare Diamond và 1-2 viên Canxi hữu cơ Magcaldi nhằm giúp cơ thể mạnh khỏe, thai nhi phát triển tối ưu về thể lực và trí tuệ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường…
Chúc bạn một thai kỳ khỏe mạnh!
Hiển thị trả lời
Lê Huyền Trang says
Chào bs ,e bầu con so tới nay được 5 tháng rồi ,trước giờ e ko bọ nghén ngẩm gì nhưng qua tháng t5 thì e thường gặp tình trạng buồn nôn ,chóng mặt ak
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn Trang,
Trường hợp của bạn mang thai tháng thứ 5 đang gặp phải tình trạng chóng mặt, buồn nôn nhưng trước đó bạn không có biểu hiện đó thì nguyên nhân có thể do thiếu dinh dưỡng gây ra chóng mặt buồn nôn khi mang thai : Khi ăn uống không đủ chất, mẹ bầu có thể bị hạ đường huyết – đây là một chứng bệnh khiến mẹ bị hoa mắt, thậm chí là choáng ngất.
Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng chóng mặt, buồn nôn thì nên đến gặp bác sỹ để thăm khám và làm xét nghiệm cụ thể nhằm có chẩn đoán chính xác cũng như có hướng khắc phục phù hợp.
Giai đoạn mang thai tháng thứ 5 ngoài chế độ ăn uống tăng cường, mẹ bầu nên bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu như: Sắt, canxi, acid Folic, DHA/EPA, Kẽm, Mg, Iod, Vitamin A,D….Do đó bạn có thể tham khảo sử dụng mỗi ngày 1 viên thuốc bổ PM procare/ PM Procare Diamond và 1-2 viên Canxi hữu cơ Magcaldi nhằm giúp cơ thể mạnh khỏe, thai nhi phát triển tối ưu về thể lực và trí tuệ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường…
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Thanh Phuong says
Em bé của nhà em đang tuần thứ 20 rồi ạ. Nhưng thỉnh thoảng lúc ngồi bụng em hơi bị tức tức nhưng đứng lên thì đỡ và một lúc sau thì không còn tức nữa. Vậy chuyên gia cho em hỏi coa bình thường không ạ?
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn Thanh Phương,
Khi thai nhi đã lớn thì việc bạn ngồi không đúng tư thế sẽ khiến bạn nhanh cảm thấy mỏi và khó chịu, gây áp lực lên bụng bầu nên bạn có cảm giác căng tức
Nhưng khi bạn nằm, hoặc đứng dậy thì khoang bụng giãn ra và bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Dấu hiệu này hoàn toàn bình thường không nên lo lắng. Tuy nhiên
để bớt cảm giác tức bụng khi ngồi , bạn không nên cúi về phía trước mà nên giữ thẳng người hoặc hơi ra sau 1 chút.
Trường hợp nếu đau bụng dữ dội, hay kèm theo các biểu hiện khác như ra huyết thì bạn nên đến bệnh viên để thăm khám, kiểm tra nhé.
Chúc bạn một thai kỳ khỏe mạnh!
Hiển thị trả lời
Nông thị hiền says
Bị sốt với lại lạnh và buồn nôn … Có ảnh hưởng thai nhi không?
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn,
Các biểu hiện sốt,ớn lạnh và buồn nôn… có thể cho thấy bạn đang bị nhiễm trùng đường hô hấp do nhiễm vi khuẩn, virus gây ra. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác bạn cần được thăm khám kiểm tra trực tiếp nhé.
Sốt khi mang thai có thể gây ra ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. Sự ảnh hưởng của sốt gây ra tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân gây ra sốt, nếu sốt nhẹ nhỉệt độ cao hơn bình thường 0,5 độ thì có thể không gây ảnh hưởng gì. Tuy nhiên nếu sốt cao và kéo dài có thể gây ra những nguy hiểm như có nguy cơ sảy thai, đẻ non, nhiễm khuẩn huyết thai kỳ, thai nhi nhẹ cân, chậm phát triển…
Mặc dù không phải tất cả các trường hợp mẹ bầu bị sốt đều ảnh hưởng đến thai nhi, tuy nhiên bạn không nên chủ quan mà cần thiết phải đi thăm khám nhằm chẩn đoán chính xác nguyên nhân để bác sỹ có chỉ định điều trị kịp thời
Chúc bạn một thai kỳ khỏe mạnh!
Hiển thị trả lời
Dương Trung kiên says
Chào Bác Sĩ! Vợ em đã mang thai đến tuần 19 chuẩn bị sang tuần 20, nhưng gần đây lâu lâu vợ em uống sữa bị ọc sữa và bị nôn, nhưng không nôn nhiều và thường xuyên!
Điều này làm em thấy lo lắng như vậy mẹ và con có bị ảnh hưởng gì không ạ? hiện tưởng ốm ngén này có sao không ạ?
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn,
Tình trạng nghén trong những tháng đầu thai kỳ gặp phải ở khoảng 80% phụ nữ mang thai với các biểu hiện thường gặp như: buồn nôn, nôn, mệt mỏi, nhạy cảm với một số mùi vị nhất định… Thông thường các biểu hiện này sẽ giảm và hết khi mẹ bầu bước sang tháng thứ 4 thai kỳ. Một số ít các mẹ bầu bị ốm nghén kéo dài qua tuần 20 thai kỳ, thậm chí nghén kéo dài trong suốt thai kỳ, đến lúc sinh. Nếu tình trạng ốm nghén không trầm trọng, mẹ bầu vẫn ăn uống được thì bạn không cần quá lo lắng. Mẹ bầu nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, chia thức ăn thành nhiều bữa trong ngày, uống nhiều nước, ăn rau xanh và hoa quả…
Với mẹ bầu bị ốm nghén, mùi vị thức ăn rất quan trọng quyết định khả năng tiêu thụ thực phẩm của mẹ. Hiện tại nếu vợ bạn buồn nôn, nôn khi uống sữa thì bạn có thể thay đổi sữa có hương vị phù hơp, bạn có thể uống sữa bầu, sữa tươi, sữa đậu nành… Hoặc nếu không uống được sữa thì bạn có thể thay thế bằng thức ăn, bằng thuốc bổ sung…
Tuy nhiên nếu trước đó vợ bạn đã hết nghén và nay đột ngột buồn nôn, nôn, khó chịu trở lại thì bạn cần lưu ý. Bởi đó có thể là biểu hiện của tình trạng hormon nội tiết tăng cao bất thường, làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn đến chứng ợ nóng, khó tiêu và trào ngược dạ dày thực quản. Hoặc cũng có thể do một số nguyên nhân khác như: cao huyết áp, đau nửa đầu… Nội tiết thay đổi bất thường hay các bệnh lý kèm theo đều là vấn đề cần lưu ý và bạn nên đưa vợ tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể càng sớm càng tốt.
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe,
Hiển thị trả lời